Phải lòng với Tô Na

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Ai xuôi về phía Nam tỉnh Gia Lai chắc sẽ ấn tượng với đèo Tô Na uốn lượn mềm mại cheo leo nơi vách núi quanh năm soi bóng nước sông Ba. Không kể hết những lần lại qua điểm nối giữa hai vùng đất Ayun Pa và Krông Pa này, tự nhiên tôi đã phải lòng Tô Na lúc nào không hay.

Không quá kỳ vĩ, thâm u với núi cao vực sâu như đèo Lò Xo ở Kon Tum, bên này Tô Na nằm tựa vào bạt ngàn màu xanh của núi, còn bên kia vẫn lắng tai hòa nhịp thở cùng dòng sông Ba hiền hòa. Đứng giữa đèo nhìn ra là một không gian thoáng đãng, trong lành như thu hết cả vào tầm mắt.

Từ tháng 5 đến tháng 11, con đèo thắp một màu xanh tươi của cây lá quyện với sắc trời. Các tháng còn lại, mùa khô, lá rụng xác xơ, đèo Tô Na đượm mùi nắng nóng. Mùa mưa triền miên, con đèo ướt bóng loáng nhiều khi phải chịu thêm khối đất từ trên cao ập xuống. Và dù nắng mưa có thay đổi thế nào thì Tô Na vẫn đứng đó, thủy chung bên dòng sông Ba, tình nghĩa với con người.

Minh họa: Huyền Trang

Minh họa: Huyền Trang

Chênh vênh bên sườn đèo là những rẫy bắp, mì, chuối… Thấp thoáng bóng ai lom khom chăm chỉ với từng nhát cuốc, gốc cây. Hết mùa, đèo lại được bồng bềnh trong làn khói đốt rẫy hư ảo, mà đây đó giữa núi đồi được điểm tô sắc vàng của hoàng yến, sắc đỏ của hoa ban hay vài nhành lan thanh cao đung đưa trên cành cổ thụ nào đó.

Tô Na vẫn luôn tự hào là huyết mạch nối thị xã Ayun Pa và huyện Krông Pa hay của người Gia Lai đi Nha Trang, Tuy Hòa. Không gì vui hơn khi được làm nhịp cầu của sự gặp gỡ, của sự đoàn tụ. Không gì hạnh phúc hơn khi được nâng bước cho người trong chuyến đi xa với hành trình mưu sinh của cuộc đời.

Hai bên chân đèo cũng lắm những điều thú vị. Bên này Ayun Pa, chân đèo quyến luyến dòng sông Ba lặng lờ in hình những chiếc thuyền mà nếu từ đỉnh đèo nhìn xuống thì chúng be bé, xinh xinh. Những con cá chốt là đặc sản nơi đây khiến cho bao người về đây tụ tập bên mấy cái chòi tranh nhỏ thưởng thức. Còn khách xa, hiếm ai kìm lòng mà không dừng xe mua cá chốt về ăn hay làm quà biếu. Chạy qua chân đèo phía bên kia lại là mảnh đất được hưởng phù sa của dòng sông Ba, là trù phú, là mênh mông những ruộng thuốc lá, rẫy mì hứa hẹn mùa bội thu.

Tôi đến đây định cư khi đèo Tô Na đã được sửa sang, rải nhựa phẳng lì. Tôi vẫn thường nghe người dân gắn bó lâu năm nơi đây kể lại: Trước kia, đèo cao, dốc và leo lên gần đỉnh núi làm bạn với mây trời. Người người qua lại đối mặt với bao nhiêu hiểm nguy với gió mưa, bụi bặm. Vẫn còn nhớ một đồng nghiệp của tôi chia sẻ, năm ấy, chị từ Ayun Pa đi dạy biệt phái ở Krông Pa. Đi từ khi còn tối đất, tay cầm lái mà tim thì run còn nước mắt cứ chảy. Nhưng sau này, đèo được bạt thoải hơn, ngắn hơn và mát hơn.

Và hôm nay, chính Tô Na cũng khó mà tin rằng bản thân mình đã đẹp lên khiến cho những người đi qua đã dừng xe để chụp hình lưu niệm. Những buổi sáng trong veo, có những đoàn xe đạp đi tập thể dục bon bon thoải mái. Đêm xuống, đèo không cô đơn, không lặng lẽ. Bởi một quán cà phê ngay lưng đèo với mấy chiếc dù trắng xinh, vài dây bóng đèn vàng rực và những khúc nhạc êm ái hòa cùng gió mây. Và, Tô Na nghiêng mình cùng dòng sông huyền thoại lắng nghe những nụ cười.

Có thể bạn quan tâm

 Âm thanh mùa hạ

Âm thanh mùa hạ

(GLO)- Quê tôi có cụm từ “nắng de (ve) kêu” để chỉ cái nắng gay gắt khi vào hè. Do vậy, buổi trưa khi mặt trời đứng bóng cũng là lúc dàn đồng ca của lũ ve sầu đinh tai nhức óc ở hàng cây mù u hai bên đường làng cất lên.
Quanh co ghềnh thác

Quanh co ghềnh thác

(GLO)- Câu thành ngữ “lên thác xuống ghềnh” của người Việt chúng ta thật có sức gợi. Không chỉ gợi hình ảnh, nó còn gợi cảm giác và gợi cả những thanh âm. Mỗi khi đứng trước một con thác, nhìn dòng nước lao từ trên cao xuống, rồi uốn mình đổ xuôi đi, tôi luôn nghĩ đến câu thành ngữ ấy.
Neo giữa sông trăng

Neo giữa sông trăng

Đến bây giờ Nhiên vẫn không tài nào hiểu nổi chuyện gì đã xảy ra trong đêm hoa đăng ấy, mơ hồ trong lòng cô là chiếc ghe nhỏ chòng chành, hình ảnh An ngụp lặn giữa mớ lau sậy.
Những cánh hoa bay

Những cánh hoa bay

(GLO)- Có những cung đường đã theo ta suốt từ những năm tháng tuổi thơ cho đến ngày mái tóc đã bắt đầu lấm chấm sợi trắng. Những cung đường ấy mỗi lần ngang qua là một trời ký ức ùa về. Nơi đó có những cây chò nâu cao vút, những đứa trẻ nhặt đầy tay những cánh hoa xoay xoay cuốn theo chiều gió.

Cà phê một mình

Cà phê một mình

(GLO)- Trong cuộc sống, chúng ta luôn cần có người thân, gia đình, bạn bè. Tuy nhiên, đôi khi mỗi người cũng cần một chút riêng tư để có thời gian mà ngẫm ngợi, mà rà soát, kiểm tra xem cái cỗ máy đời ta có… xộc xệch hay sai hỏng chỗ nào không?
Nồng nàn phố

Nồng nàn phố

(GLO)- Tiết trời đã bắt đầu chuyển sâu vào hạ. Những đợt nắng nóng nối nhau làm cho cả con người lẫn cỏ cây “khó ở”.
Phố khuya

Phố khuya

(GLO)- Thỉnh thoảng có việc ra ngoài, trở về nhà khi trời đã ngả dần về khuya, tôi thường chạy xe thật chậm. Dường như những lúc đó, luôn có một lý do níu tôi chậm lại để quan sát một đời sống khác, khi phố đã vào đêm.
Phố hoa

Phố hoa

(GLO)- Pleiku những ngày chớm hạ đủ sắc hoa rực rỡ, từ hoa dầu, hoa giấy đến bằng lăng, muồng hoàng yến, điệp vàng, phượng tím...
Mùa gặt

Mùa gặt

(GLO)- Nhắc đến Gia Lai, nhiều người sẽ nghĩ đến những dãy núi cao trùng điệp, những cánh rừng bạt ngàn xanh ngát, những rẫy cà phê, cao su ngút ngàn trên đất đỏ bazan trù phú.
Ly cà phê tím

Ly cà phê tím

Sông Túy Loan tím ngát. Những vệt ráng mây in bóng tím. Dãy núi xa xa in bóng tím. Đó là khi hoàng hôn, khi trời nước hoàng hôn, khi lòng người hoàng hôn! Nước nhuốm màu tâm trạng gã “trai Quảng” đã cũ, đã đi qua quãng đời gập ghềnh, sóng gió, nay về soi mặt vào sông quê.
Khoảng lặng bình yên

Khoảng lặng bình yên

(GLO)- Hàng ngày, cửa sổ phòng tôi vẫn mở về phía núi. Lâu nay, tôi vẫn nghĩ, chỉ cần phóng tầm mắt ra xa, nhấp một ngụm trà là đã có thể tự hào với bạn bè rằng mình thuộc về núi rừng và phố núi luôn là “background” phía sau cuộc đời mình.
Mùa trâm chín

Mùa trâm chín

(GLO)- Thấy cô bạn chia sẻ hình ảnh những quả trâm chín đựng trong chiếc nón lá với dòng status “Tuổi thơ dữ dội”, lòng tôi trào dâng bao hoài niệm. Những quả trâm chín tím mọng kia chính là một phần của tuổi thơ tôi.