Thế trận lòng dân, nhìn từ vụ truy bắt các đối tượng khủng bố ở Đắk Lắk

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Trong những ngày diễn ra việc truy bắt nhóm đối tượng gây ra vụ khủng bố hôm 11/6 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, ngoài sự nỗ lực rất lớn của lực lượng chức năng, chính quyền các cấp thì không thể không nhắc đến vai trò, sự giúp sức của quần chúng nhân dân. 

Đến nay, khi nhắc lại câu chuyện cùng mọi người vây bắt nhóm đối tượng gây án, anh Y Cư Byă (SN 1982, trú tại buôn Pu Huê, xã Ea Ktur, huyện Cư Kuin) kể, trưa 11/6, khi anh đang cuốc cỏ tại rẫy cà phê của gia đình thì nghe tiếng tri hô: “Mọi người ơi, bọn xấu đây rồi”.

Người dân cung cấp thông tin cho lực lượng Công an truy bắt nhóm đối tượng khủng bố ở Đắk Lắk.

Người dân cung cấp thông tin cho lực lượng Công an truy bắt nhóm đối tượng khủng bố ở Đắk Lắk.

Do đã nắm bắt được thông tin về vụ việc từ trước, không một chút do dự, Y Cư Byă nhanh chân đuổi theo, quật ngã đối tượng, cùng một số người khác khống chế, bắt giữ và liên hệ với chính quyền địa phương để bàn giao. “Nếu mình không làm thì người khác cũng sẽ hành động như vậy thôi, bởi đây là những đối tượng gây ra vụ việc hết sức dã man, tàn ác nên ai cũng căm ghét. Mình chỉ góp một chút sức nhỏ giúp các chiến sĩ Công an nhanh chóng bắt hết các đối tượng, xử lý theo quy định của pháp luật, giúp bà con an tâm sinh sống và lao động sản xuất”, anh Y Cư Byă nói.

Còn đối với anh Lê Văn An (SN 1993, trú tại thôn 23, xã Ea Ning, huyện Cư Kuin), là một trong số những thanh niên tích cực tham gia cùng lực lượng chức năng truy bắt các đối tượng nguy hiểm suốt nhiều ngày liền. Trao đổi với phóng viên, anh An chia sẻ, ngay sau khi xảy ra vụ tấn công, được chính quyền địa phương cảnh báo một số đối tượng gây ra vụ việc có thể bỏ trốn sang địa bàn địa phương, anh cùng với hàng chục thanh niên trong xóm tập trung lại, mỗi người tự chuẩn bị tư trang để tự vệ, nỗ lực truy lùng, phối hợp cùng lực lượng chức năng tiến hành truy quét, vây bắt các đối tượng.

Còn đối với ông Nguyễn Văn Tư (SN 1964, Trưởng thôn 6, xã Ea Bhốk, huyện Cư Kuin) cho biết, ngay sau khi nhận được thông tin từ lực lượng chức năng về nhóm đối tượng đang lẩn trốn tại các địa bàn giáp ranh khu vực chúng gây án, ông đã kịp thời thông báo qua hệ thống loa phát thanh tuyên truyền, nhắc nhở toàn bộ người dân trong thôn không ra khỏi nhà khi không cần thiết, khóa chặt cửa để đảm bảo an toàn. Bên cạnh đó, các hộ dân nhà ở có ao, gần ruộng, rẫy, sông, suối cần nâng cao cảnh giác, tránh trường hợp để các đối tượng sát hại hoặc bắt làm con tin.

Nhớ lại thời khắc cùng người dân vây bắt nhóm đối tượng, ông Tư cho biết, vào khoảng 15h chiều 11/6, phát hiện hai đối tượng có dấu hiệu bất thường đang tháo chạy từ địa phận xã Ea Ning qua bên kia suối thuộc địa bàn xã Ea Bhốk, bà con trong thôn đã nhanh chóng báo tin cho ban tự quản thôn. “Ngay lập tức, tôi đã dùng loa phát thanh thông báo đến toàn thể người dân trong thôn biết khu vực các đối tượng đang lẩn trốn để cảnh giác và cùng truy bắt. Khi loa phát thanh thông báo, nhân dân trong thôn cầm dao, rựa lập tức ra đường, vây bắt đối tượng. Một đối tượng nhảy xuống ao trốn, người dân khi phát hiện vị trí đã nhảy xuống ao bắt, trói và giao cho lực lượng chức năng. Một tên khác chạy thoát, nhân dân thôn 6 đã chạy xe máy đuổi theo và cùng nhân dân thôn 24, xã Ea Ning bắt được đối tượng ngay sau đó”, ông Tư kể.

Bên cạnh việc hỗ trợ vây bắt, bà con còn tích cực thông báo với chính quyền và lực lượng chức năng khi phát hiện trường hợp khả nghi. Chính sự nhiệt huyết, đồng lòng hỗ trợ của nhân dân đã làm nên sức mạnh tổng hợp, giúp lực lượng chức năng triển khai hiệu quả công tác truy quét các đối tượng, đảm bảo sự an toàn cho cộng đồng. Thực tế cho thấy, nhờ có sự đồng tình, hỗ trợ của nhân dân, chỉ trong thời gian ngắn, hầu hết các đối tượng tham gia vụ tấn công đã bị bắt.

Trong những ngày diễn ra vụ việc, không chỉ tích cực hướng dẫn lực lượng chức năng thực thi nhiệm vụ, người dân sinh sống trên địa bàn huyện Cư Kuin còn túc trực ngày đêm để nấu những phần cơm tiếp sức cho các tổ chốt chặn và lực lượng chức năng. Người dân đã trở thành “hậu phương vững chắc” khi cùng nhau góp sức, góp gạo, tiền mặt, nước, thức ăn… để nấu cơm, hỗ trợ lực lượng chức năng đang làm nhiệm vụ; kêu gọi, hỗ trợ gia đình cán bộ, chiến sỹ đã hy sinh có hoàn cảnh khó khăn. Sự đồng lòng của nhân dân đã góp phần trở thành sức mạnh tổng hợp, đưa cuộc sống trở lại bình thường.

Ông Nguyễn Kim May, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Ea Ktur cho biết, khi vụ việc mới xảy ra, nhân dân các dân tộc trên địa bàn xã rất hoang mang, lo sợ. Với sự vào cuộc khẩn trương của chính quyền và lực lượng chức năng cùng công tác tuyên truyền, vận động kịp thời, bà con đã yên tâm, đánh giá cao hiệu quả công tác truy quét, chốt chặn. Đồng bào thường xuyên cung cấp thông tin, trong đó có những thông tin quý giá giúp lực lượng chức năng xác định được vị trí, tình hình và truy bắt thành công các đối tượng. Đến nay, cuộc sống ở xã đã trở lại trạng thái bình thường, xã đang khẩn trương khắc phục hậu quả, giải quyết các thủ tục hành chính cho nhân dân.

Chủ tịch UBND huyện Cư Kuin Võ Tấn Huy cho biết, nhóm đối tượng tấn công trụ sở UBND xã Ea Tiêu và Ea Ktur vào rạng sáng 11/6 đã bị bắt chỉ trong thời gian ngắn là nhờ sự vào cuộc đồng bộ của hệ thống chính trị. Chiến công đó có sự góp sức không nhỏ của quần chúng nhân dân trên địa bàn huyện đã chung sức, đồng lòng, không ngại nguy hiểm, sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ các lực lượng chức năng trong mọi tình huống.

Có thể bạn quan tâm

Mưu sinh truyền đời ở Chợ Lớn - Kỳ 5: Những thợ bạc danh tiếng

Mưu sinh truyền đời ở Chợ Lớn - Kỳ 5: Những thợ bạc danh tiếng

Nhà văn Sơn Nam từng hóm hỉnh: "Là nhà văn thì phải chấp nhận nghèo, nếu viết văn để làm giàu thì ở Sài Gòn, dân Chợ Lớn làm hết rồi, không tới mình đâu". Tất nhiên, "ông già Nam bộ" chỉ nói đùa nhưng chuyện dân Chợ Lớn làm đủ mọi ngành nghề và đều ăn nên làm ra là có thật. Trong đó có nghề thợ bạc.

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 1: Hoa trời Âu “phát sáng” góc trời Ðà Lạt

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 1: Hoa trời Âu “phát sáng” góc trời Ðà Lạt

Trên nền tảng dẫn đầu cả nước về phát triển nông nghiệp công nghệ cao, vùng đất Nam Tây Nguyên Lâm Đồng đã và đang mở rộng những miền quê tập trung tạo ra những mặt hàng có giá trị khác biệt, trong đó nổi trội với sản phẩm du lịch cộng đồng gắn xây dựng NTM, phát triển làng nghề ở địa phương.

Người Thái Bình bên dòng sông Ba

Người Thái Bình bên dòng sông Ba

(GLO)- Mỗi chiều, nhìn đàn cò trắng bay về ngang dòng sông Ba mênh mang sóng nước, ông Nguyễn Văn Để (86 tuổi) lại bâng khuâng nhớ về quê nhà. Tròn 40 năm rời quê hương Thái Bình vào vùng đất Krông Pa định cư, nỗi nhớ nguồn cội vẫn dâng đầy trong ông khi bắt gặp hình ảnh thân thuộc như vậy.

Đời chìm nước nổi…

Đời chìm nước nổi…

Thời điểm này, khu vực biên giới Tây Nam đang đỉnh lũ. Mùa nước nổi năm nay lượng nước sông Mê Kông đổ về Đồng bằng sông Cửu Long cao hơn trung bình nhiều năm trước. Mùa nước nổi là lúc người dân vùng biên thức thâu đêm giăng lưới, thả câu tận hưởng lộc trời.

“Thời hoa lửa” của đôi vợ chồng chiến sĩ Trường Sơn

“Thời hoa lửa” của đôi vợ chồng chiến sĩ Trường Sơn

(GLO)- Trong ngôi nhà nhỏ ở làng Ia Tum (xã Ia Nan, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) có 1 cặp vợ chồng đều trải qua “thời hoa lửa” Trường Sơn huyền thoại. Đó là ông Lê Đức Chinh (SN 1952) và bà Lê Thị Chỉnh (SN 1951). Ông Chinh hiện là Trưởng ban liên lạc Hội Truyền thống Trường Sơn huyện Đức Cơ.

Người mở cánh cửa hy vọng cho bệnh nhi ung thư

Người mở cánh cửa hy vọng cho bệnh nhi ung thư

Trong suốt câu chuyện, bác sĩ Bùi Ngọc Lan luôn nhắc, để có được những thành tựu trong việc chữa trị cho bệnh nhi ung thư là nhờ có teamwork (nhóm làm việc) mạnh, với nhiều bác sĩ giỏi từ các chuyên khoa chẩn đoán hình ảnh, ung thư, ngoại khoa, di truyền, giải phẫu bệnh...