Thế trận lòng dân, nhìn từ vụ truy bắt các đối tượng khủng bố ở Đắk Lắk

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trong những ngày diễn ra việc truy bắt nhóm đối tượng gây ra vụ khủng bố hôm 11/6 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, ngoài sự nỗ lực rất lớn của lực lượng chức năng, chính quyền các cấp thì không thể không nhắc đến vai trò, sự giúp sức của quần chúng nhân dân. 

Đến nay, khi nhắc lại câu chuyện cùng mọi người vây bắt nhóm đối tượng gây án, anh Y Cư Byă (SN 1982, trú tại buôn Pu Huê, xã Ea Ktur, huyện Cư Kuin) kể, trưa 11/6, khi anh đang cuốc cỏ tại rẫy cà phê của gia đình thì nghe tiếng tri hô: “Mọi người ơi, bọn xấu đây rồi”.

Người dân cung cấp thông tin cho lực lượng Công an truy bắt nhóm đối tượng khủng bố ở Đắk Lắk.

Người dân cung cấp thông tin cho lực lượng Công an truy bắt nhóm đối tượng khủng bố ở Đắk Lắk.

Do đã nắm bắt được thông tin về vụ việc từ trước, không một chút do dự, Y Cư Byă nhanh chân đuổi theo, quật ngã đối tượng, cùng một số người khác khống chế, bắt giữ và liên hệ với chính quyền địa phương để bàn giao. “Nếu mình không làm thì người khác cũng sẽ hành động như vậy thôi, bởi đây là những đối tượng gây ra vụ việc hết sức dã man, tàn ác nên ai cũng căm ghét. Mình chỉ góp một chút sức nhỏ giúp các chiến sĩ Công an nhanh chóng bắt hết các đối tượng, xử lý theo quy định của pháp luật, giúp bà con an tâm sinh sống và lao động sản xuất”, anh Y Cư Byă nói.

Còn đối với anh Lê Văn An (SN 1993, trú tại thôn 23, xã Ea Ning, huyện Cư Kuin), là một trong số những thanh niên tích cực tham gia cùng lực lượng chức năng truy bắt các đối tượng nguy hiểm suốt nhiều ngày liền. Trao đổi với phóng viên, anh An chia sẻ, ngay sau khi xảy ra vụ tấn công, được chính quyền địa phương cảnh báo một số đối tượng gây ra vụ việc có thể bỏ trốn sang địa bàn địa phương, anh cùng với hàng chục thanh niên trong xóm tập trung lại, mỗi người tự chuẩn bị tư trang để tự vệ, nỗ lực truy lùng, phối hợp cùng lực lượng chức năng tiến hành truy quét, vây bắt các đối tượng.

Còn đối với ông Nguyễn Văn Tư (SN 1964, Trưởng thôn 6, xã Ea Bhốk, huyện Cư Kuin) cho biết, ngay sau khi nhận được thông tin từ lực lượng chức năng về nhóm đối tượng đang lẩn trốn tại các địa bàn giáp ranh khu vực chúng gây án, ông đã kịp thời thông báo qua hệ thống loa phát thanh tuyên truyền, nhắc nhở toàn bộ người dân trong thôn không ra khỏi nhà khi không cần thiết, khóa chặt cửa để đảm bảo an toàn. Bên cạnh đó, các hộ dân nhà ở có ao, gần ruộng, rẫy, sông, suối cần nâng cao cảnh giác, tránh trường hợp để các đối tượng sát hại hoặc bắt làm con tin.

Nhớ lại thời khắc cùng người dân vây bắt nhóm đối tượng, ông Tư cho biết, vào khoảng 15h chiều 11/6, phát hiện hai đối tượng có dấu hiệu bất thường đang tháo chạy từ địa phận xã Ea Ning qua bên kia suối thuộc địa bàn xã Ea Bhốk, bà con trong thôn đã nhanh chóng báo tin cho ban tự quản thôn. “Ngay lập tức, tôi đã dùng loa phát thanh thông báo đến toàn thể người dân trong thôn biết khu vực các đối tượng đang lẩn trốn để cảnh giác và cùng truy bắt. Khi loa phát thanh thông báo, nhân dân trong thôn cầm dao, rựa lập tức ra đường, vây bắt đối tượng. Một đối tượng nhảy xuống ao trốn, người dân khi phát hiện vị trí đã nhảy xuống ao bắt, trói và giao cho lực lượng chức năng. Một tên khác chạy thoát, nhân dân thôn 6 đã chạy xe máy đuổi theo và cùng nhân dân thôn 24, xã Ea Ning bắt được đối tượng ngay sau đó”, ông Tư kể.

Bên cạnh việc hỗ trợ vây bắt, bà con còn tích cực thông báo với chính quyền và lực lượng chức năng khi phát hiện trường hợp khả nghi. Chính sự nhiệt huyết, đồng lòng hỗ trợ của nhân dân đã làm nên sức mạnh tổng hợp, giúp lực lượng chức năng triển khai hiệu quả công tác truy quét các đối tượng, đảm bảo sự an toàn cho cộng đồng. Thực tế cho thấy, nhờ có sự đồng tình, hỗ trợ của nhân dân, chỉ trong thời gian ngắn, hầu hết các đối tượng tham gia vụ tấn công đã bị bắt.

Trong những ngày diễn ra vụ việc, không chỉ tích cực hướng dẫn lực lượng chức năng thực thi nhiệm vụ, người dân sinh sống trên địa bàn huyện Cư Kuin còn túc trực ngày đêm để nấu những phần cơm tiếp sức cho các tổ chốt chặn và lực lượng chức năng. Người dân đã trở thành “hậu phương vững chắc” khi cùng nhau góp sức, góp gạo, tiền mặt, nước, thức ăn… để nấu cơm, hỗ trợ lực lượng chức năng đang làm nhiệm vụ; kêu gọi, hỗ trợ gia đình cán bộ, chiến sỹ đã hy sinh có hoàn cảnh khó khăn. Sự đồng lòng của nhân dân đã góp phần trở thành sức mạnh tổng hợp, đưa cuộc sống trở lại bình thường.

Ông Nguyễn Kim May, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Ea Ktur cho biết, khi vụ việc mới xảy ra, nhân dân các dân tộc trên địa bàn xã rất hoang mang, lo sợ. Với sự vào cuộc khẩn trương của chính quyền và lực lượng chức năng cùng công tác tuyên truyền, vận động kịp thời, bà con đã yên tâm, đánh giá cao hiệu quả công tác truy quét, chốt chặn. Đồng bào thường xuyên cung cấp thông tin, trong đó có những thông tin quý giá giúp lực lượng chức năng xác định được vị trí, tình hình và truy bắt thành công các đối tượng. Đến nay, cuộc sống ở xã đã trở lại trạng thái bình thường, xã đang khẩn trương khắc phục hậu quả, giải quyết các thủ tục hành chính cho nhân dân.

Chủ tịch UBND huyện Cư Kuin Võ Tấn Huy cho biết, nhóm đối tượng tấn công trụ sở UBND xã Ea Tiêu và Ea Ktur vào rạng sáng 11/6 đã bị bắt chỉ trong thời gian ngắn là nhờ sự vào cuộc đồng bộ của hệ thống chính trị. Chiến công đó có sự góp sức không nhỏ của quần chúng nhân dân trên địa bàn huyện đã chung sức, đồng lòng, không ngại nguy hiểm, sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ các lực lượng chức năng trong mọi tình huống.

Có thể bạn quan tâm

Hào hùng một thời hoa lửa

Hào hùng một thời hoa lửa

“Trưa 2/4/1975, thanh niên sinh viên học sinh (TNSVHS) nội thành chiếm rạp hát Hòa Bình (Đà Lạt), treo lá cờ Mặt trận Giải phóng và băng rôn “Hoan hô Quân Giải phóng miền Nam” lên nóc rạp hát.

Mùa vàng dưới những rặng cây

Mùa vàng dưới những rặng cây

Những quả cây vàng ươm rụng xuống nằm lổn nhổn dưới rừng cây đã đến mùa thu hoạch. Từng đoàn người lụm cụm nhặt lấy phần hạt tinh túy nhất mang về cho chủ vườn, đưa vào các nhà máy, chế biến thành loại hạt giá trị cao cung ứng cho thị trường khắp thế giới.

Xanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối: Vươn mình trong kỷ nguyên mới

(GLO)- 50 năm sau ngày giải phóng, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước cùng nỗ lực vươn lên của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, vùng đất “nóc nhà” của Đông Dương chuyển mình mạnh mẽ. Bước vào giai đoạn mới, vùng Tây Nguyên đang đứng trước vận hội mới, phát huy lợi thế vươn lên cùng đất nước.

Các dự án triển khai dang dở, kéo dài (trong ảnh là đoạn đường cụt giữa TP. Gia Nghĩa do vướng mặt bằng) làm lãng phí nguồn lực đầu tư công

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 4: Gia Lai ngày ấy, bây giờ...

(GLO)- Sau ngày giải phóng năm 1975, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Gia Lai đã cùng chung sức, kiến thiết lại quê hương từ đống hoang tàn của chiến tranh. Đến nay Gia Lai đã vươn mình phát triển mạnh mẽ, từ đô thị đến nông thôn khoác lên mình màu áo khang trang. 

Chuyện đời mẹ liệt sĩ 115 tuổi

Chuyện đời mẹ liệt sĩ 115 tuổi

Năm nay, cụ Nguyễn Thị Tý ở xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn, Hà Nội đã sống hơn trăm năm có lẻ, mà phần “lẻ” ấy lại không hề nhỏ tẹo nào. Ở tuổi 115, cụ hiện vẫn khỏe mạnh bên các con và 23 cháu, 43 chắt và 14 chút nội, ngoại…

Xanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2

E-magazineXanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2: Buôn Ma Thuột từ hoang phế vươn lên thủ phủ Tây Nguyên

(GLO)- Nếu chiến thắng Đak Tô-Tân Cảnh ( năm 1972) xoay chuyển cục diện chiến trường Tây Nguyên thì chiến thắng Buôn Ma Thuột đánh sập “tử huyệt” của địch, mở ra Chiến dịch Hồ Chí Minh để Bắc-Nam sum họp một nhà. Từ một thị xã hoang phế, Buôn Ma Thuột ngày nay xứng đáng là thủ phủ Tây Nguyên

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Từ bao đời nay, với người dân trên đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), mỗi khi có người thân gặp nạn ngoài biển mà không tìm thấy xác, gia đình họ sẽ tìm đến “pháp sư” nhờ nặn một “hình nhân thế mạng” bằng đất sét, thực hiện nghi lễ chiêu hồn, nhập cốt rồi mang đi chôn như người quá cố.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 5: Chuyện về người chiến sĩ nhiều lần cảm tử, góp công giải phóng miền Nam

Phải hẹn rất nhiều lần, tôi mới gặp được người cựu chiến binh, Đại uý Nguyễn Đức Trọng (SN 1956, quê quán xã Long Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An, người góp công cùng đồng đội tham gia giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.