Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 2: “Nữ hoàng” sắc hương giữa môi trường sinh thái

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nông gia Nguyễn Đáp sinh ra, lớn lên và tạo lập cơ nghiệp trên những thửa rau, hoa bậc thang của thành phố cao nguyên Đà Lạt, hiện đang chạm ngưỡng tuổi lục thập vẫn dốc tâm sức và tiền vốn để bổ sung “công năng” trên từng diện tích đất nông nghiệp của mình.

Bằng chứng mới nhất gần hai năm vừa qua, tại khu vực Suối Hến của làng nghề trồng hoa truyền thống Vạn Thành, cách trung tâm TP Đà Lạt chỉ vài cây số, nông gia Nguyễn Đáp đã chuyển đổi hoàn thành từng phân khu cây trồng kết hợp tôn tạo cảnh quan môi trường sinh thái hài hòa không gian núi rừng kỳ vĩ với rừng cây lá kim, lá rộng, thác nước, suối, hồ, cánh đồng hoa hồng châu Âu - nữ hoàng của muôn loài hoa rực rỡ muôn sắc, tỏa hương thơm trên tổng diện tích 4 ha trở thành điểm tham quan, trải nghiệm mang tên Thung Lũng Hồng phục vụ du khách mỗi ngày.

khoi-sang-nhung-mien-que-dang-songdddd-3023-3490.jpg
Kết hợp giữa canh tác nông nghiệp truyền thống và du lịch, làng hoa Vạn Thành đã trở thành một mô hình phát triển kinh tế sáng tạo, bền vững trong cả nước

• CHUYỂN ĐỔI TỪ CÀ PHÊ, RAU TRUYỀN THỐNG SANG HOA “NỮ HOÀNG” CHÂU ÂU

Phóng viên đã có nhiều ngày trải nghiệm với cảnh quan sinh thái Thung Lũng Hồng kết nối trong tuyến du lịch làng hoa Vạn Thành Đà Lạt ghi nhận cả một quá trình thay đổi tư duy của chủ nhân Nguyễn Đáp từ đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp sang đầu tư phát triển kinh tế nông nghiệp đa ngành, đa lợi ích. Theo chủ nhân Nguyễn Đáp, toàn bộ diện tích Thung Lũng Hồng hiện nay đang khai thác ổn định khoảng 4 ha, trong đó chiếm tỷ lệ 25% diện tích hoa hồng châu Âu ngoài trời và diên tích dâu tây cao cấp giống Nhật trong nhà kính; 55% diện tích suối, hồ thác, tiểu cảnh các loài hoa thân thảo; 10% hệ thống nhà gỗ lưu trú, ăn uống, giải khát; 10% đường tham quan, bãi đậu xe ô tô 40 chỗ, đường máng trượt, nấc thang thiên đường... Sản phẩm du lịch chủ lực ở đây với phong phú giống hoa hồng châu Âu ghép với gốc hoa tường vi Đà Lạt bung nở quanh năm các sắc màu hồng nhung, trắng sữa, vàng ánh trăng, nâu đỏ, hồng cánh sen, kem, tím... tỏa hương thơm nồng đượm hòa quyện trong không gian thiên nhiên đâm đà hương của đất và các loài hoa cỏ khác.

Thưởng ngoạn trong rừng hoa của Thung Lũng Hồng, du khách được dạo gót cùng những con đà điểu với chiếc cổ uốn lượn cao lêu nghêu, dừng lại chụp ảnh thân mật với con lạc đà châu Phi cao lớn, trêu đùa các chủ thỏ linh hoạt, ngô nghĩnh, theo chân đàn cừu đua chen gặm cỏ, ngước nhìn đàn bồ câu tung cánh bay khắp thung lũng hoa. Hay ngồi bên thác nước cao đến 10 m được nâng cấp từ một dòng suối đá nhỏ, lưng tựa vào một ngọn núi cao ngày đêm dạt dào tuôn chảy theo hệ thống đường dẫn nước bơm tuần hoàn bằng nguồn năng lượng điện… “Để tạo thành quần thể Thung Lũng Hồng được Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Lâm Đồng công nhận cơ sở kinh doanh dịch vụ vui chơi giải trí đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch, hộ gia đình chúng tôi đã trải qua gần một phần tư thế kỷ chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp đơn thuần đến sản xuất nông nghiệp tiếp cận đa ngành kết hợp kinh doanh và đầu tư dịch vụ du lịch”, ông Nguyễn Đáp nói.

Theo đó, thời điểm bước sang năm 2000, bên cạnh những diện tích đất sản xuất rau, hoa hiện có, nông gia Nguyễn Đáp vào khu vực Suối Hến, Vạn Thành, Phường 5, Đà Lạt mua đất lập vườn tiếp tục chuyển đổi sản xuất trên diện tích 4 ha. Giai đoạn đầu tiên tập trung cải tạo, thâm canh cây cà phê. Giai đoạn tiếp theo chuyển đổi cây cà phê sang trồng khoai tây, cà rốt, bắp sú ngoài trời. Giai đoạn sau này chuyển sang trồng rau, hoa chất lượng cao trong nhà kính. Và giai đoạn vài năm gần đây chuyển đổi trồng hoa hồng châu Âu ghép với tường vi Đà Lạt ngoài trời cùng các loại cây, hoa cảnh quan phục vụ khách du lịch trong một quần thể kinh doanh, dịch vụ du lịch đa giá trị vừa nêu…

• MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP DU LỊCH SÁNG TẠO, BỀN VỮNG

Môt lần trải nghiệm và trò chuyện cùng một đoàn khách theo chuyến lữ hành du lịch gia đình đến từ một tỉnh phương Nam, phóng viên ghi chép tại “hiện trường” Thung Lũng Hồng với những cảm nhận thú vị, bất ngờ và trải nghiêm khó quên trước môi trường sinh thái được tôn tạo thành một bức tranh thiên nhiên, trong đó điểm nhấn một cánh đồng hoa hồng châu Âu thơm hương ngọt ngào, du khách vừa thưởng ngoạn tại chỗ vừa chọn mua từng cành hoa làm quà đặc sản về xứ nóng cho một chuyến đi.

Phóng viên kết bạn trên mạng xã hội với vài người trong đoàn khách du lịch gia đình, vài ngày sau hiện lên trang cá nhân những dòng bình luận chân thực rằng: “Có những ngày như thế... những ngày Đà Lạt của gia đình, của trẻ thơ trước khung cảnh nhẹ nhàng, hiền hòa của Thung Lũng Hồng. Nơi đây, cả gia đình có thể tận hưởng những giây phút bình yên, thư giãn trong không khí trong lành và mát mẻ. Trẻ em thì thỏa sức chạy nhảy, vui chơi trên những thảm cỏ xanh mướt, khám phá và tận hưởng thiên nhiên. Những vườn thú ăn cỏ hiền hòa và cảnh sắc núi đồi thơ mộng tạo nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, mang đến sự an yên, thanh bình. Thung Lũng Hồng là điểm đến lý tưởng để gia đình thoát khỏi nhịp sống hối hả, tìm về với thiên nhiên và tận hưởng những khoảnh khắc bình dị, tràn đầy niềm vui, đầy ắp tiếng cười và những kỷ niệm thật đáng nhớ!”.

Nhìn toàn cảnh, quần thể du lịch Thung Lũng Hồng nằm trong khu vực làng hoa Vạn Thành gần 285 nông hộ sản xuất khoảng 200 ha hoa các loại, đạt tổng sản lượng mỗi năm gần 73 triệu cành hoa thương phẩm. Theo đánh giá của Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: “Làng hoa Vạn Thành là một trong những làng nghề trồng hoa nổi tiếng nhất của TP Đà Lạt, cách trung tâm thành phố khoảng 3 km về phía Tây. Vạn Thành không chỉ được biết đến nơi cung cấp hoa tươi chất lượng cao cho cả nước và xuất khẩu, mà còn là điểm du lịch hấp dẫn thu hút đông đảo khách du lịch mỗi năm. Nghề trồng hoa tại Vạn Thành đã phát triển hơn 60 năm với các loại hoa đa dạng, góp phần phát triển kinh tế bền vững, tạo việc làm và thu nhập ổn định ở địa phương. Nhờ kết hợp giữa nông nghiệp truyền thống và du lịch, làng hoa Vạn Thành đã trở thành một mô hình phát triển kinh tế sáng tạo, bền vững trong cả nước...”.

(CÒN NỮA)

Theo VĂN VIỆT (LĐ online)

Có thể bạn quan tâm

Đi biển mùa xuân

Đi biển mùa xuân

Làng biển rộn ràng trong ngày hội Nghinh Ông. Lễ hội đã trở thành Tết biển, một nét đẹp văn hóa của người dân nơi đầu sóng ngọn gió Cần Giờ. Sau 3 ngày chơi lễ, những con tàu đánh cá lại vươn mình ra khơi, bám biển ngày đêm, đi suốt mùa xuân... 

Tôi là du kích Ba Tơ...

Tôi là du kích Ba Tơ...

“Cả đời cống hiến cho cách mạng, trải qua nhiều chức vụ, nhưng điều tôi tự hào nhất là mình từng là đội viên Đội Du kích Ba Tơ”. Đó là tâm sự của Đại tá Thân Hoạt, năm nay 98 tuổi đời, 80 tuổi Đảng, người con của quê hương Quảng Ngãi.

Người của bách khoa

Người của bách khoa

Thật ra sáu mươi không chỉ là mốc quy ước để có tuổi hưu trí mà còn là tuổi của “nhi nhĩ thuận” (tai đã nghe đủ chuyện đời nên giờ là lúc biết lẽ thuận, nghịch), GS Trần Văn Nam là người nhi nhĩ thuận đã mấy năm rồi.

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

(GLO)- Hơn 30 năm cầm cương, ông Phan Xuân Định (SN 1966, thôn Đồng Bằng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) vẫn luôn nhớ về những ngày tháng rong ruổi cùng tiếng vó ngựa trên cao nguyên. Lão xà ích ấy vẫn âm thầm nuôi dưỡng đàn ngựa để thỏa chí tang bồng và giữ cho phố núi Pleiku nét riêng độc đáo.

Như núi, như rừng

Như núi, như rừng

Trong dòng chảy lịch sử của Kon Tum, qua biết bao thăng trầm, mỗi vùng đất nơi đây đều gắn với những chiến công oai hùng, với những con người mà cuộc đời của họ đã trở thành huyền thoại. Một trong số đó là ông Sô Lây Tăng- người vừa đi vào cõi vĩnh hằng.

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Đối với người Mông xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, lễ cúng rừng (Tết rừng) có từ khi tổ tiên ngàn đời di cư đến đây lập làng, lập bản và trở thành sắc thái văn hóa, tín ngưỡng dân gian độc đáo riêng của người Mông nơi đây.