Đời du cư - Bài 3: Lán trại là nhà

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tại TP.HCM, những tòa nhà cao ốc mọc lên ngày càng nhiều. Phía sau một số công trình này là những lán trại nhếch nhác, tạm bợ và cuộc sống mưu sinh vất vả của những công nhân xây dựng công trình.

Chúng tôi tìm đến các lán trại san sát nhau cạnh một công trường xây dựng ở P.Thạnh Mỹ Lợi (TP.Thủ Đức).

Đường dẫn vào các lán trại là một lối mòn với nhiều cỏ dại và ổ gà. Trước khu lán trại, vỏ chai và vật liệu xây dựng vứt bừa bãi; bên cạnh là một ao nước đen ngòm đầy rác thải, bốc lên mùi ngai ngái khó chịu.

Các cánh thợ hồ không thuê nhà trọ mà đi theo công trình, họ nhận việc và được chủ đầu tư cho mượn vật liệu để dựng những ngôi nhà tạm bợ như thế này để ở. Có lẽ họ cũng bất ngờ khi được gọi với cái tên mỹ miều: "người du cư... trong thành phố".

Sống tạm

Chúng tôi đếm vội cũng được gần chục ngôi nhà, nhưng tìm mãi mới thấy một khu vệ sinh. Nhà vệ sinh gồm 4 ngăn nhỏ, chỉ độ vài mét vuông. Bệ xây có vẻ được làm khá cẩn thận, nhưng "tường" được che chắn bởi những tấm bạt, mảnh vải; còn mái được lợp bằng tôn.

Lán trại của công nhân nằm cạnh các tòa nhà cao tầng. ẢNH: UYỂN NHI
Lán trại của công nhân nằm cạnh các tòa nhà cao tầng. ẢNH: UYỂN NHI

Lọt thỏm giữa khu lán trại, chị Kim Thị Oanh Thi (43 tuổi, quê H.Trà Cú, Trà Vinh) với dáng người đậm, khuôn mặt đỏ bừng vì rám nắng, đang giặt áo quần và lụi cụi nấu cơm tối. Thấy chúng tôi, chị đon đả chạy ra, nhiệt tình dẫn chúng tôi vào.

Mới nhận lương nên chị Thi làm món canh khổ qua nhồi thịt đãi gia đình. Còn những ngày thường, không có con cái ở nhà, vợ chồng chị dè sẻn chi tiêu, ăn cá hoặc trứng gà qua bữa.

Chị Thi làm món canh khổ qua nhồi thịt đãi gia đình. ẢNH: UYỂN NHI
Chị Thi làm món canh khổ qua nhồi thịt đãi gia đình. ẢNH: UYỂN NHI

Hồi trước, vợ chồng chị Thi làm thợ hồ ở quê, nhưng tiền công không được bao nhiêu, cộng thêm không có ruộng vườn để làm ăn. Nghe hàng xóm mách nước lên TP.HCM làm thợ hồ được nhiều tiền, vợ chồng chị Thi đi luôn; tính đến nay cũng đã hơn 13 năm.

Chị không nhớ mình đã xây được bao nhiêu ngôi nhà và chuyển lán trại bao nhiêu lần, chỉ nhớ là rất nhiều. Gia đình chị Thi cũng chứng kiến bao đổi thay của TP.HCM, từ những mảnh đất trống cho tới khi những nhà cao tầng mọc lên như nấm.

Những cánh thợ ở đây mỗi người một quê nhưng đi theo nhóm với nhau đã gần chục năm. Phần lớn là đàn ông, ai làm "cứng" thì là thợ chính, những công việc còn lại chia nhau ra làm. Còn phụ nữ chỉ được vài người, thường làm phụ hồ, những việc lặt vặt và nấu nướng.

Thợ hồ lãnh lương theo công, như chị Thi làm thợ phụ, tháng nào nhiều việc chị nhận gần 9 triệu đồng. Còn chồng chị làm thợ chính, nếu có tăng ca trung bình kiếm được hơn 15 triệu đồng/tháng. Số tiền này mỗi tháng hầu như không còn dư sau khi chi tiêu các khoản ăn uống, sinh hoạt và gửi tiền về quê gần 4 triệu đồng cho mẹ già bị bệnh tai biến.

"Mẹ tôi ở nhà bệnh nặng nên đi bệnh viện suốt. Tôi không muốn lên đây chút nào nhưng phải kiếm tiền để lo cho mẹ nên phải chịu", chị Thi nghẹn ngào.

Chị Thi nói chị có muôn vàn nỗi lo nhưng sợ nhất là đổ bệnh, bởi bình thường đã phải tốn kém đủ thứ tiền, huống gì lúc bệnh lấy tiền đâu ra để điều trị. Chị kể có lần chị bị sốt cao 39 độ C, do sợ tốn tiền nên không đi thăm khám.

Phụ hồ... không đợi tuổi

Chúng tôi bước vào lán trại của gia đình chị Thi. Phòng rộng chừng 7 m2 được làm bằng các tấm cốp pha kê tạm, cánh cửa bằng tôn khi đẩy vào thì cứ chực bật ra. Ngổn ngang áo quần vắt trên ống thép căng một góc nhà, còn lại là nồi niêu xoong chảo vứt mỗi nơi một chiếc. Mùi ẩm mốc bốc lên khó chịu.

Con gái lớn của chị Thi làm phụ hồ cũng được 4 năm nay. ẢNH: UYỂN NHI
Con gái lớn của chị Thi làm phụ hồ cũng được 4 năm nay. ẢNH: UYỂN NHI

Để ý mới thấy, gia đình chị không có tủ lạnh mà sử dụng thùng xốp để bảo quản thức ăn. Tài sản quý giá nhất có lẽ là một chiếc bếp gas và 3 chiếc quạt "thương binh" bé tẹo. Mặc dù trời nóng nhưng chị Thi không dám bật quạt mà ngồi ngoài cửa để hóng gió vì sợ tốn điện. "Mình xài điện, nước của chủ thầu nên phải tiết kiệm cho người ta", chị Thi nói.

Chị kể những ngày nắng thì hầm hập không thở nổi, còn những ngày mưa thì phải "chạy mưa". Có lần gia đình đang ngủ thì mưa dột lênh láng vào lán trại. Những lúc như vậy, chị phải lấy chậu hứng nước, cả nhà ngồi nép vào một góc tường cho đỡ ướt rồi đợi đến khi tạnh mưa mới dám ngủ tiếp.

Gia đình chị Thi có 4 người, chồng chị và đứa con lớn 17 tuổi đang đi làm tăng ca ở công trường đối diện. Còn đứa con út Kim Thị Lin (15 tuổi) với nước da đen cháy, mặt non choẹt đang chuẩn bị đi làm ca đêm ở quán ốc. Được biết 2 đứa con của chị đều bỏ học từ năm lớp 7 và theo ba mẹ lên TP.HCM rồi "dính" luôn nghiệp phụ hồ.

Nói về ước mơ của mình, người phụ nữ làm thợ hồ buồn thiu: "Bây giờ tôi mong có sức khỏe để tiếp tục đi làm, được ngày nào hay ngày đó. Ước sao góp được chút đỉnh để có tiền về quê, thôi luôn kiếp làm thợ hồ".

Nhà không có tủ lạnh, Lin bảo quản thức ăn bằng thùng xốp. ẢNH: UYỂN NHI
Nhà không có tủ lạnh, Lin bảo quản thức ăn bằng thùng xốp. ẢNH: UYỂN NHI

Trời đổ bóng tối đậm đặc dần, con gái lớn của chị Thi là Kim Thị Xin về nhà sau buổi tăng ca. Xin luôn miệng cười nói sau buổi lao động nặng nhọc. Mới 17 tuổi nhưng Xin có thời gian 4 năm làm nghề phụ hồ. Ở độ tuổi xuân xanh nhưng nắng gió công trường đã khiến Xin trở nên đen nhẻm. Bàn tay chai sần, mái tóc đỏ quạch phai màu làm Xin già đi nhiều so với tuổi của mình.

Khi chúng tôi hỏi tại sao không chọn nghề khác để làm, Xin cười rồi nói: "Em không ăn học đàng hoàng nên giờ kiếm việc khó lắm. Nghề này tuy vất vả nhưng được đi làm và sống gần ba mẹ nên em cũng thích. Nếu em làm nghề khác rồi ở riêng thì không có dư, không đủ tiền trang trải cuộc sống. Nhiều lúc em cũng muốn thuê trọ để cả gia đình ở, nhưng mẹ em không chịu vì sợ tốn tiền thêm".

Tình làng nghĩa xóm

7 giờ tối, những người thợ hồ về lán trại sau giờ tăng ca. Với gương mặt mệt mỏi, phờ phạc, anh Thạch Cường (47 tuổi, quê Trà Vinh) kể cho chúng tôi nghe về chuyện nghĩa tình ở đây. Mặc dù những người thợ mỗi người một cảnh nhưng sống hòa thuận và đoàn kết như một đại gia đình.

Nhà vệ sinh của gia đình chị Thi được quây tạm bợ. ẢNH: UYỂN NHI
Nhà vệ sinh của gia đình chị Thi được quây tạm bợ. ẢNH: UYỂN NHI

Anh Cường chỉ về phía lán trại đối diện, cười hiền: "Như cái thằng kế bên lán trại nhà tôi, nó người Huế, lên đây làm rồi ở một mình thấy thương lắm. Nhà tôi có gì ngon cũng múc qua cho nó, rồi ai đau ốm chúng tôi cũng thay phiên nhau qua phụ chăm".

Cách lán trại của anh Cường không xa là lán trại của chị Nguyễn Kim Hoàng (41 tuổi, quê H.Gò Quao, Kiên Giang). Chị Hoàng kể những người ở đây sống tình cảm, không xích mích gì với nhau. Họ biết hoàn cảnh của từng người, hay tâm sự, hỏi thăm con cái ở quê thế nào. Có đồ ăn ngon họ cũng chia sẻ với nhau. Nhà nào có củ khoai, củ sắn cũng mời mọi người đến ăn, chuyện trò tếu táo rồi về phòng ngủ.

Bữa nào sang hơn, các công nhân góp tiền mua vài lon bia, nước ngọt, vài quả cóc, quả ổi rồi mở karaoke lên hát hò, tâm sự. Trong nhiều câu chuyện được bàn luận mỗi tối, chuyện thời sự, hoàn cảnh éo le... được quan tâm hơn cả.

(còn tiếp)

Theo Uyển Nhi (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Nhân chứng đường số 7

Nhân chứng đường số 7

Đã 50 năm sau cuộc truy kích trên đường số 7 (nay là quốc lộ 25), nhưng những cựu binh vẫn hào hùng kể về câu chuyện một thời kiên cường, sẵn sàng đem cả tính mạng dâng cho Tổ quốc.

Xanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối: Vươn mình trong kỷ nguyên mới

(GLO)- 50 năm sau ngày giải phóng, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước cùng nỗ lực vươn lên của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, vùng đất “nóc nhà” của Đông Dương chuyển mình mạnh mẽ. Bước vào giai đoạn mới, vùng Tây Nguyên đang đứng trước vận hội mới, phát huy lợi thế vươn lên cùng đất nước.

Xanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 3

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 3: Đường 7 hồi sinh…

(GLO)- Đường 7 (nay là quốc lộ 25) từng chứng kiến cuộc rút chạy hỗn loạn của quân ngụy vào tháng 3-1975. Nửa thế kỷ trôi qua, vùng đất ấy không còn dáng dấp hoang tàn của chiến tranh mà đã khoác lên mình diện mạo mới, trù phú, màu mỡ và yên bình.

Lối về nẻo thiện

Lối về nẻo thiện

Nơi ấy, những con người lầm lỗi bắt đầu với từng con chữ dưới sự dìu dắt của những người thầy mang sắc phục công an. Lớp học đặc biệt còn nhen nhóm ý chí hoàn lương, mở thêm một cánh cửa ra thế giới bên ngoài.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 7: Ngày giải phóng qua lời kể của những người tham gia chiến đấu

Vào những ngày tháng Tư lịch sử, không khí tại TP Hồ Chí Minh náo nhiệt hơn, nhất là khi những tiêm kích Su và trực thăng của Quân chủng Phòng không - Không quân Việt Nam bay tập luyện trên bầu trời thành phố, chuẩn bị cho chương trình kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam (30/4/1975 - 30/4/2025).

Xanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2

E-magazineXanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2: Buôn Ma Thuột từ hoang phế vươn lên thủ phủ Tây Nguyên

(GLO)- Nếu chiến thắng Đak Tô-Tân Cảnh ( năm 1972) xoay chuyển cục diện chiến trường Tây Nguyên thì chiến thắng Buôn Ma Thuột đánh sập “tử huyệt” của địch, mở ra Chiến dịch Hồ Chí Minh để Bắc-Nam sum họp một nhà. Từ một thị xã hoang phế, Buôn Ma Thuột ngày nay xứng đáng là thủ phủ Tây Nguyên

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Từ bao đời nay, với người dân trên đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), mỗi khi có người thân gặp nạn ngoài biển mà không tìm thấy xác, gia đình họ sẽ tìm đến “pháp sư” nhờ nặn một “hình nhân thế mạng” bằng đất sét, thực hiện nghi lễ chiêu hồn, nhập cốt rồi mang đi chôn như người quá cố.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 5: Chuyện về người chiến sĩ nhiều lần cảm tử, góp công giải phóng miền Nam

Phải hẹn rất nhiều lần, tôi mới gặp được người cựu chiến binh, Đại uý Nguyễn Đức Trọng (SN 1956, quê quán xã Long Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An, người góp công cùng đồng đội tham gia giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 1: Chiến thắng Đức Lập trong ký ức của một cựu binh

30/4 năm nay đánh dấu mốc chặng đường 50 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, Bắc Nam sum họp một nhà. Để có được niềm hạnh phúc cho ngày thống nhất ấy, không biết bao nhiêu công sức, máu xương của các thế hệ cha anh đã hy sinh vì Tổ quốc.