Đời chìm nước nổi…

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Thời điểm này, khu vực biên giới Tây Nam đang đỉnh lũ. Mùa nước nổi năm nay lượng nước sông Mê Kông đổ về Đồng bằng sông Cửu Long cao hơn trung bình nhiều năm trước. Mùa nước nổi là lúc người dân vùng biên thức thâu đêm giăng lưới, thả câu tận hưởng lộc trời.

Soi… cá

Hơn 2 giờ sáng một ngày nửa cuối tháng 10, ông Trần Văn Chát (62 tuổi, ở xã Phú Hiệp, Phú Tân, An Giang) cùng nhóm bạn giăng lưới, thả câu với 6 chiếc xuồng cặp nhau. Cả nhóm thức dậy đốt lửa pha ấm trà, ăn nhẹ bàn chuyện cá mắm. Sau khoảng một giờ ngồi hàn huyên, 6 chiếc xuồng tách nhau tỏa đi khắp cánh đồng giáp biên giới để giăng lưới, thả câu.

Người dân dở dớn trên đồng lũ. Ảnh: HÒA HỘI
Người dân dở dớn trên đồng lũ. Ảnh: HÒA HỘI

Ông Chát năm nay 62 tuổi, gắn bó hơn 40 năm trong nghề mưu sinh mùa nước nổi, cũng là người lớn tuổi nhất trong nhóm 6 “bạn” xuồng giăng câu, lưới chung. Ông đen nhẻm, mặt nhăn nheo do hằng ngày đối mặt sóng gió, nắng mưa, nhưng hiện rõ sự chất phác đậm chất Nam bộ.

Ông bảo, năm nào đến mùa lũ cũng đi đến cánh đồng nước giáp biên này giăng lưới tầm 2 tháng, khi nước cạn mới về, về nhà lại ra sông giăng lưới tiếp. Ở đây, ai có mệt thì về nhà nghỉ ngơi vài hôm rồi quay trở lại giăng tiếp. Hơn nữa, lớn tuổi không ai mướn nên sống nghề này làm được nhiêu ăn bấy nhiêu”, ông Chát nói.

Ông Chát đi cùng vợ là bà Lư Thị Phấn (61 tuổi), tuổi cao nhưng bà Phấn được cả nhóm thừa nhận tay bủa lưới chuyên nghiệp không thua người trẻ. Bà Phấn cho hay, khu vực này đầu nguồn nước về sông Cửu Long, giáp ranh Campuchia, là một trong những nơi cá “nhập cảnh” về Việt Nam đầu tiên, còn gọi “rốn cá”.

Những năm gần đây, mùa lũ ngày càng ít cá, do khắp các đồng nước dớn, lưới dày đặc, lớp này sang lớp khác, chưa kể ghe cào, đánh bắt xung điện nên nguồn lợi thủy sản ngày càng cạn kiệt, cũng giống như lũ về miền đồng bằng ngày càng ít do thủy điện thượng nguồn chặn dòng.

Ông Chát cùng nhóm ăn cơm sáng. ẢNH: HÒA HỘI
Ông Chát cùng nhóm ăn cơm sáng. ẢNH: HÒA HỘI

Gia đình bà Phấn có 3 người con, hai người con lớn có gia đình và lên Bình Dương làm thuê, con trai út năm nay 29 tuổi có vợ và 2 con nhỏ ở quê sống chung với ông bà. Trong mùa lũ, vợ chồng ông bà đi cùng 1 xuồng, con trai đi riêng 1 xuồng lên cánh đồng giáp biên giới găng lưới.

Mùa lũ năm nay, vợ chồng bà Phấn sắm hơn 5.000m lưới, lưới loại hai phân (mắt lưới rộng 2mm) chủ yếu bắt cá chạch; trung bình mỗi ngày thả lưới thu được 1-2kg chạch đồng, có hôm trúng được 3 - 4kg nhưng rất hiếm, bán giá 120.000 đồng/kg. “Làm nghề này khô nước là hết tiền, đến mùa cạn vợ chồng tôi đi làm thuê ở xóm, hoặc ra sông giăng lưới kiếm gạo ăn hàng ngày”, bà Phấn chia sẻ.

Nhọc nhằn và cơ cực

Gần 3 giờ sáng, trời còn tối mịt, mọi người bắt đầu tỏa đi nhiều hướng trên đồng mênh mông chỉ có nước để bủa lưới. Chúng tôi theo chân xuồng của vợ chồng ông Lê Văn Thuận và bà Trương Ngọc Hiền.

Giữa đồng mênh mông, gió từng cơn thổi nhẹ, tiếng nước vỗ, tiếng muỗi vo ve, chiếc xuồng khẽ lướt nhẹ trên mặt nước để đi tìm từng con cá. Ông Thuận đầu đội đèn pin đứng phía sau chèo xuồng, vợ ngồi bủa lưới phía đầu xuồng. Bà Hiền thoăn thoắt bủa từ tay lưới này đến tay lưới khác một cách chuyên nghiệp.

Vừa bủa lưới, bà Hiền kể, xưa bà cùng chồng ở cùng xóm, cách nhau khoảng 500m, hai người quen rồi cưới. Cưới xong, bà về bên chồng sống cho đến giờ. Cách nay 2 năm cha chồng mất, giờ còn mẹ chồng nhưng sức yếu, vợ chồng bà làm lo cho mẹ và 3 con. Hễ đến mùa nước, vợ chồng bà cùng làm, còn mùa cạn lại đi làm thuê. Cứ thế, từ năm này sang tháng khác.

Bà Hiền đang bủa lưới trong đêm. ẢNH: HÒA HỘI
Bà Hiền đang bủa lưới trong đêm. ẢNH: HÒA HỘI

Bà Hiền bảo, vợ chồng tích góp được 7 triệu đồng rồi tự đóng dàn lưới này, mất cả tháng mới xong để đón mùa lũ, còn lại vay 15 triệu đồng để mua vỏ lãi có gắn máy. Năm nay nước cao nhưng cá lại ít, làm ngày kiếm được 200.000 - 300.000 đồng, nên đến giờ chỉ mới lấy vốn từ dàn lưới, còn vỏ lãi và máy vẫn ghi nợ chờ hết mùa mong đủ tiền trả. Sau 2 tiếng đồng hồ, bà Hiền bủa xong 60 tay lưới với chiều dài gần 4.000m. Bà chỉ tay về phía đối diện, bảo ở đây còn hơn 100m tới cột mốc biên giới, bên kia là đất Campuchia, nhưng chưa bao giờ dám sang đó…

“Đầu nguồn nhưng cá mắm không còn bao nhiêu. Ngày nào cũng vậy, vợ chồng người chống người chèo, đội nắng dầm mưa từ 2 -3 giờ sáng đến 16 giờ chiều trong suốt mùa nước nổi để kiếm miếng cơm”. ông Nguyễn Văn Thảo tâm sự

Khoảng 5 giờ sáng, mặt trời dần ló phía chân trời, mặt nước óng ánh vàng, cũng là lúc 6 xuồng trong nhóm ông Chát đã bủa xong lưới trên ghe của mình và tụ về điểm hẹn đậu nghỉ ngơi, chuẩn bị bữa sáng. Trên mỗi xuồng đều có đủ đồ bếp, như nồi cơm, gạo, cà ràng, bếp gas, mì gói, các lọi củ... Còn đồ mặn đã có tôm, cá bắt từ đồng, rau từ bông súng, điên điển, rau nhút... cũng sẵn trên đồng, nên bữa ăn lúc nào cũng xôm.

Sau 30 phút nấu nướng, bữa cơm sáng trên xuồng của vợ chồng bà Hiền với cá kho quẹt, nồi canh; bên cạnh là xuồng bà Phấn với khô chiên, cá kho chấm rau; còn xuồng ông Tạ Văn Út ăn với khô chiên, cá kho, rau… Họ cặp ghe lại ăn cơm, trò chuyện vui vẻ, rồi tranh thủ nghỉ ngơi để chờ tới giờ đi thăm lưới, thu hoạch cá.

Khoảng 9 giờ, cả nhóm tỏa đi thăm lưới đến tầm 15 giờ mới xong, sau đó đem cá về các chợ nổi mới lập từ đầu mùa nước để nhập cho thương lái, đến tầm 16 giờ mới xong việc. “Chiều anh em đi cùng cặp ghe lại cơm nước, lai rai vài ly rượu đế cho dễ ngủ, để khoảng 2 giờ sáng hôm sau lại dậy tiếp tục công việc của mỗi ngày”, ông Thảo là con bộc bạch.

Ông Thảo thứ 3 trong gia đình 7 anh em, ông gắn bó với nghề câu lưới hơn 20 năm. Ông là đời thứ 3 gắn với nghề này. Ông Thảo kể, xưa nhà nghèo, gia đình không có tiền cho ăn học nên mấy anh em học dang dở, người cao nhất học lớp 5 rồi nghỉ, người đi làm thuê, người đi giăng câu lưới sống qua ngày.

Theo HÒA HỘI (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Người mở cánh cửa hy vọng cho bệnh nhi ung thư

Người mở cánh cửa hy vọng cho bệnh nhi ung thư

Trong suốt câu chuyện, bác sĩ Bùi Ngọc Lan luôn nhắc, để có được những thành tựu trong việc chữa trị cho bệnh nhi ung thư là nhờ có teamwork (nhóm làm việc) mạnh, với nhiều bác sĩ giỏi từ các chuyên khoa chẩn đoán hình ảnh, ung thư, ngoại khoa, di truyền, giải phẫu bệnh... 

Người dân làng Kon Ktonh chuẩn bị vật lễ trước khi thực hiện các phần nghi lễ Tết ăn con dúi của cộng đồng làng. Ảnh: M.N

Tết ăn con dúi ở Kon Pne

(GLO)- Khi những ruộng lúa bắt đầu trổ đòng, rẫy mì lên xanh mởn thì cũng là lúc đồng bào Bahnar ở xã Kon Pne (huyện Kbang) tất bật chuẩn bị Tết ăn con dúi để cầu Yàng phù hộ cây lúa tốt tươi, mùa màng bội thu, nhà nhà no ấm.

Giải mã đầu lân: Lương y làm... đầu lân

Giải mã đầu lân: Lương y làm... đầu lân

Xét trong làng múa lân thế giới, lân đến từ VN luôn trong nhóm đầu (top 3). Nghề lân vào nước ta từ cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, nay phát triển rực rỡ, nhưng cũng có nhiều thay đổi khi du nhập thêm kỹ pháp mới để hòa hợp thị hiếu hiện đại. Các đoàn lân nở rộ, nhưng nghề chế tác đầu lân thì hãn hữu, nhất là những dòng lân truyền thống.

Tăng 'sức trẻ' cho Đảng từ trường học - Kỳ cuối: "Chìa khóa" trong phát triển đảng viên là học sinh

Tăng 'sức trẻ' cho Đảng từ trường học - Kỳ cuối: "Chìa khóa" trong phát triển đảng viên là học sinh

Hiện nay, công tác phát triển đảng viên là học sinh ở một số cấp ủy trên địa bàn tỉnh vẫn còn bộc lộ những khó khăn, bất cập. Chính vì vậy, việc tìm lời giải cho bài toán phát triển thế hệ kế cận của Đảng rất cần được cấp ủy các cấp lưu tâm.

Tăng 'sức trẻ' cho Đảng từ trường học - Kỳ 2: Vững vàng hành trang lý tưởng

Tăng 'sức trẻ' cho Đảng từ trường học - Kỳ 2: Vững vàng hành trang lý tưởng

Từ công tác ươm tạo, chăm lo bồi dưỡng, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã "gặt hái" được thành quả khi có nhiều đảng viên là học sinh tiêu biểu. Sau khi được kết nạp Đảng, những “mầm xanh” này đã thể hiện được vai trò, trách nhiệm và bản lĩnh tiên phong của mình.

Người mê mắm

Người mê mắm

Đường xa vạn dặm bắt đầu từ bước chân đầu tiên. Một mình anh nghĩ, anh nhớ và đi tìm từ cái dầm gỗ chèo thúng, đến loại cây đập ra lấy nhựa trét đèn, từ đôi bầu gánh mắm đến cái ghim tre vá lưới... anh đi tìm, sưu tầm và tẩn mẩn bày ra. Một bảo tàng nghề cá bắt đầu manh nha.