Chỉ thị 40 "thắp sáng" buôn làng Tây Nguyên - Kỳ 2: Chung sức vì người nghèo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Cách thực hiện Chỉ thị 40 về tín dụng chính sách xã hội tại Tây Nguyên, giúp người nghèo và các đối tượng chính sách phát triển kinh tế - xã hội.

Từ khi có Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội (Chỉ thị 40), cấp ủy, chính quyền ở một số địa phương đã bắt tay thực hiện bằng những cách làm đột phá, sáng tạo, phù hợp với thực tế. Nhờ đó, tín dụng chính sách xã hội (CSXH) ở Tây Nguyên có thêm sức sống, lan tỏa đến các buôn làng.

Trách nhiệm không của riêng ai

Trong công tác tín dụng CSXH, các tỉnh khu vực Tây Nguyên đã huy động được sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị. Đặc biệt, một số địa phương đã ban hành những nghị quyết, chỉ thị, chương trình riêng phù hợp với thực tế địa phương.

Đơn cử như tại Đắk Lắk, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã có chỉ thị riêng về tín dụng CSXH là Chỉ thị số 39-CT/TU, ngày 30/6/2023 về tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng CSXH trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

Từ chỉ thị này, chính quyền địa phương đã chỉ đạo làm tốt công tác rà soát, xác định, bình xét đối tượng vay vốn theo đúng quy định; phối hợp giữa các hoạt động tập huấn kỹ thuật, đào tạo nghề và chuyển giao công nghệ với hoạt động cho vay vốn của Ngân hàng CSXH, giúp người vay sử dụng vốn hiệu quả; xây dựng, lồng ghép các mô hình, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững của địa phương với việc sử dụng nguồn vốn tín dụng CSXH.

Thực hiện tín dụng CSXH bám sát định hướng phát triển kinh tế - xã hội theo vùng miền cũng như phát triển các sản phẩm chủ lực tại địa phương để phân bổ nguồn vốn cho vay theo định hướng tập trung xây dựng các mô hình phát triển kinh tế có hiệu quả để từ đó làm cơ sở nhân rộng.

Từ những hoạt động trên đã tạo sự lan tỏa, cuốn hút hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác tham gia thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, từng bước làm quen với sản xuất hàng hóa, sử dụng vốn đúng mục đích.

chi-thi-40-1-2831-6267.jpg
Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Gia Lai xét duyệt giải ngân cho người dân huyện Ia Grai. Ảnh: Sơn Ca

Theo Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk Nguyễn Đình Trung, từ khi có Chỉ thị 40 của Ban Bí thư, cùng với đó là Chỉ thị 39 của Tỉnh ủy đã làm thay đổi mạnh mẽ, căn bản nhận thức của cấp ủy, chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh về hoạt động tín dụng CSXH. Từ đó cấp ủy, chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh đã quan tâm đến công tác lãnh đạo, chỉ đạo, phát huy vai trò của MTTQ, các tổ chức chính trị xã hội, cùng với Ngân hàng CSXH triển khai sâu rộng, hiệu quả các chương trình tín dụng ưu đãi. Qua đó đã góp phần quan trọng cho công tác xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới của địa phương.

Đối với tỉnh Lâm Đồng, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã chỉ đạo cấp ủy, chính quyền các cấp tập trung quán triệt sâu rộng nội dung Chỉ thị 40 và xác định nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo đối với tín dụng chính sách là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong chương trình và kế hoạch hoạt động thường xuyên. Tỉnh ủy Lâm Đồng xác định tín dụng CSXH là nguồn lực để hỗ trợ cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác phát triển sản xuất, xóa nhà tạm, cải thiện môi trường sống; giúp con em hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn yên tâm học tập, qua đó nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại địa phương. Từ đó, các chương trình tín dụng CSXH được triển khai thực hiện, bổ sung, đa dạng đối tượng thụ hưởng qua từng năm, gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

chi-thu-40-2-4386-1111.jpg
Vốn ngân sách các tỉnh Tây Nguyên chuyển sang Ngân hàng Chính sách xã hội để bổ sung nguồn vốn cho vay người nghèo và các đối tượng chính sách sau 10 năm thực hiện Chỉ thị 40. Đồ họa: Đức Văn

Hay như ở Đắk Nông, trong giai đoạn 2014 – 2024, tỉnh đã có 30 văn bản liên quan đến việc triển khai thực hiện Chỉ thị 40. Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Đắk Nông Lưu Văn Trung khẳng định, nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng CSXH là nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị tại địa phương.

Qua đó đã làm thay đổi nhận thức các cấp ủy đảng đối với tín dụng CSXH, nhất là việc quan tâm ưu tiên nguồn vốn để ủy thác cho vay qua Ngân hàng CSXH với phương châm “Trung ương và địa phương cùng làm”, “Nhà nước, doanh nghiệp và nhân dân cùng làm”.

Đặc biệt, với phương thức “giao dịch tại nhà - giải ngân, thu nợ tại xã”, các tổ giao dịch tại xã trên địa bàn tỉnh Đắk Nông được trang bị đầy đủ điều kiện hoạt động của một ngân hàng bảo đảm an ninh, an toàn cho phiên giao dịch nên đã thực hiện hơn 99% khối lượng giá trị giao dịch ngay tại xã.

Nguồn vốn tín dụng chính sách đã được đầu tư đến 100% thôn, bon, bản, tạo điều kiện cho người nghèo và các đối tượng chính sách có nhu cầu, đủ điều kiện được tiếp cận với đồng vốn tín dụng nhanh chóng, kịp thời, thuận lợi.

Phát huy tối đa nguồn lực

Tính đến nay, tổng nguồn vốn phục vụ tín dụng CSXH trên địa bàn Tây Nguyên đã đạt hơn 30.000 tỷ đồng. Đặc biệt, mặc dù điều kiện, nguồn lực còn rất nhiều khó khăn, nhưng từ khi Chỉ thị 40 đi vào cuộc sống, cấp ủy các cấp ở khu vực Tây Nguyên đã quan tâm dành một phần nguồn vốn từ ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng CSXH để bổ sung nguồn vốn cho vay người nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn.

Là tỉnh “sinh sau đẻ muộn”, điều kiện nguồn lực còn có hạn nhưng hằng năm UBND tỉnh Đắk Nông đều dành từ 20 tỷ đồng trở lên chuyển sang Ngân hàng CSXH. Đồng thời, Chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh Đắk Nông đã tập trung khai thác nguồn vốn từ thị trường với những giải pháp sáng tạo, phù hợp, tạo nguồn lực để từng bước mở rộng đối tượng, nâng mức cho vay, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đắk Nông, Trưởng Ban đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH Chi nhánh tỉnh Đắk Nông Lê Văn Chiến cho rằng, Chỉ thị 40 ra đời là chủ trương đúng, trúng, kịp thời của Đảng, cùng với các chính sách khác đã tạo nên một tổng lực sức mạnh cho công cuộc xóa đói giảm nghèo.

chi-thi-40-3-9504-7975.jpg
Cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội cùng chính quyền địa phương kiểm tra hiệu quả vốn vay tại xã Đắk Nuê (huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk).

Ông Nguyễn Tuấn Hà, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đắk Lắk, Trưởng Ban đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH Chi nhánh tỉnh Đắk Lắk cho biết, trong bố trí, huy động nguồn vốn, thực hiện chủ trương đa dạng hóa nguồn lực, cùng với nguồn vốn cân đối từ Trung ương, tỉnh luôn quan tâm chỉ đạo việc huy động và tập trung các nguồn lực tài chính, đáp ứng nhu cầu vay vốn của người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

“Dù điều kiện của tỉnh còn khó khăn, ngân sách eo hẹp nhưng địa phương luôn đặc biệt quan tâm đến công tác an sinh xã hội, hộ nghèo, đối tượng chính sách, đồng bào dân tộc thiểu số và người yếu thế. Trong vòng 10 năm, nguồn vốn nhận ủy thác từ ngân sách địa phương đạt hơn 502,3 tỷ đồng, trong đó, ngân sách tỉnh ủy thác tăng 209 tỷ đồng, nguồn vốn ngân sách cấp huyện ủy thác tăng 173 tỷ đồng. Đây là sự cố gắng lớn của địa phương”, ông Hà nhấn mạnh.

(Còn nữa)

Theo Nguyễn Minh Vũ (baodaklak.vn)

----------------------

Kỳ cuối: Thêm sức mạnh cho khát vọng phát triển Tây Nguyên

Có thể bạn quan tâm

Đi biển mùa xuân

Đi biển mùa xuân

Làng biển rộn ràng trong ngày hội Nghinh Ông. Lễ hội đã trở thành Tết biển, một nét đẹp văn hóa của người dân nơi đầu sóng ngọn gió Cần Giờ. Sau 3 ngày chơi lễ, những con tàu đánh cá lại vươn mình ra khơi, bám biển ngày đêm, đi suốt mùa xuân... 

Tôi là du kích Ba Tơ...

Tôi là du kích Ba Tơ...

“Cả đời cống hiến cho cách mạng, trải qua nhiều chức vụ, nhưng điều tôi tự hào nhất là mình từng là đội viên Đội Du kích Ba Tơ”. Đó là tâm sự của Đại tá Thân Hoạt, năm nay 98 tuổi đời, 80 tuổi Đảng, người con của quê hương Quảng Ngãi.

Người của bách khoa

Người của bách khoa

Thật ra sáu mươi không chỉ là mốc quy ước để có tuổi hưu trí mà còn là tuổi của “nhi nhĩ thuận” (tai đã nghe đủ chuyện đời nên giờ là lúc biết lẽ thuận, nghịch), GS Trần Văn Nam là người nhi nhĩ thuận đã mấy năm rồi.

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

(GLO)- Hơn 30 năm cầm cương, ông Phan Xuân Định (SN 1966, thôn Đồng Bằng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) vẫn luôn nhớ về những ngày tháng rong ruổi cùng tiếng vó ngựa trên cao nguyên. Lão xà ích ấy vẫn âm thầm nuôi dưỡng đàn ngựa để thỏa chí tang bồng và giữ cho phố núi Pleiku nét riêng độc đáo.

Như núi, như rừng

Như núi, như rừng

Trong dòng chảy lịch sử của Kon Tum, qua biết bao thăng trầm, mỗi vùng đất nơi đây đều gắn với những chiến công oai hùng, với những con người mà cuộc đời của họ đã trở thành huyền thoại. Một trong số đó là ông Sô Lây Tăng- người vừa đi vào cõi vĩnh hằng.

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Đối với người Mông xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, lễ cúng rừng (Tết rừng) có từ khi tổ tiên ngàn đời di cư đến đây lập làng, lập bản và trở thành sắc thái văn hóa, tín ngưỡng dân gian độc đáo riêng của người Mông nơi đây.