Báo chí bắt nhịp với xu hướng chuyển đổi số

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Cuối tháng 4 vừa qua, hơn 50 nhà báo đến từ 47 quốc gia trên thế giới tham dự hội nghị nhà báo thế giới 2023 tại Seoul (Hàn Quốc) với chủ đề “Lãnh đạo trong kỷ nguyên chuyển đổi kỹ thuật số và vai trò của báo chí đối với sự phát triển khu vực”.

Chủ tịch Hiệp hội Nhà báo Hàn Quốc Kim Dong Hoon nhấn mạnh trong bài phát biểu khai mạc: “Chúng ta hiện đang sống trong thời đại có thể truy cập tin tức và các thông tin cần thiết mọi lúc, mọi nơi chỉ bằng một chiếc điện thoại thông minh. Những điều không thể tưởng tượng chỉ vài năm trước đây đã trở thành hiện thực. Khoa học và công nghệ kỹ thuật số đang phát triển nhanh hơn bao giờ hết. Nếu chúng ta không chuẩn bị cho tương lai của mình, báo chí có thể phải đối mặt với những cuộc khủng hoảng chưa từng có”.

Phóng viên Báo Gia Lai tác nghiệp đa phương tiện để bắt nhịp với xu hướng chuyển đổi số báo chí. Ảnh: Minh Châu

Phóng viên Báo Gia Lai tác nghiệp đa phương tiện để bắt nhịp với xu hướng chuyển đổi số báo chí. Ảnh: Minh Châu

Không đứng ngoài sự thay đổi của báo chí hiện đại, Báo Gia Lai cũng đã bắt nhịp với xu hướng chuyển đổi số để đưa thông tin đến bạn đọc kịp thời, thuận lợi hơn. Giờ đây, ngoài báo giấy truyền thống, độc giả có thể truy cập báo Gia Lai mọi lúc, mọi nơi trên nhiều nền tảng như: Báo Gia Lai điện tử, YouTube, Fanpage hoặc có thể “nghe báo” trên podcast để cập nhật tin tức hàng ngày. Với sự thay đổi nhạy bén này, Báo Gia Lai chú trọng phục vụ đa dạng đối tượng bạn đọc. Nếu báo giấy phục vụ bạn đọc lớn tuổi, trung niên thì nội dung phát triển trên các nền tảng kỹ thuật số lại thu hút được cả đối tượng bạn đọc trẻ.

Nắm bắt sự thay đổi trong việc tìm kiếm thông tin của bạn đọc, Báo Gia Lai còn tìm cách phát triển nội dung trên mạng xã hội. Trang Fanpage của Báo hiện đã thu hút 16 ngàn lượt theo dõi, trên 12 ngàn lượt thích. Nhiều tin, bài nhận được hàng ngàn lượt like, chia sẻ. Đây cũng là cơ sở để Báo hiểu “gu” bạn đọc và không ngừng đổi mới cách tiếp cận và truyền đạt thông tin đến bạn đọc nhanh chóng, chính xác, kịp thời và hấp dẫn.

Độc giả của Báo Gia Lai dễ nhận ra sự thay đổi trong cách thức trình bày các sản phẩm báo chí để theo kịp với xu hướng chuyển đổi số. Những bài viết có nội dung chuyên sâu, quy mô vốn khó thu hút bạn đọc nay được thiết kế sống động, hấp dẫn, tích hợp đa phương tiện (multimedia) bao gồm cả chữ, hình ảnh, file âm thanh, clip ngắn.

Tháng 11-2022, loạt phóng sự 3 kỳ “Chia lửa” với giáo dục vùng khó” được trình bày theo hình thức E-magazine của P.V Báo Gia Lai xuất sắc đạt giải B giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam” lần thứ V-2022. Đây cũng là lần đầu tiên Báo Gia Lai tham gia giải báo chí toàn quốc với thể loại báo chí được trình bày theo hình thức đa phương tiện. Tác phẩm tác động đến bạn đọc không chỉ bởi nội dung nhân văn và mà bởi hình thức trình bày giàu tính thẩm mỹ, mang đến sự trải nghiệm mới mẻ cho bạn đọc.

Nhiều sản phẩm được trình bày dưới hình thức emazine (đa phương tiện) của Báo Gia Lai mang đến trải nghiệm mới cho bạn đọc. Ảnh: Minh Châu

Nhiều sản phẩm được trình bày dưới hình thức emazine (đa phương tiện) của Báo Gia Lai mang đến trải nghiệm mới cho bạn đọc. Ảnh: Minh Châu

Đến nay, nhiều bài viết chuyên sâu như: “Chìa khóa vàng” để xuất khẩu nông sản, Khát nước bên công trình thủy nông, Lan tỏa phong trào học và làm theo lời Bác, Vun đắp tình hữu nghị Việt Nam-Lào-Campuchia, Cuộc gặp gỡ của sắc màu văn hóa, Hướng đến “ẩm thực xanh”… trình bày dưới dạng đa phương tiện xuất hiện đều đặn trên báo Gia Lai tạo sự mới mẻ, sinh động, phục vụ tích cực nhu cầu bạn đọc.

Một số đồng nghiệp ở VnExpress hay các báo địa phương đánh giá cao những sản phẩm đa phương tiện của Báo Gia Lai là có “gu” và bắt nhịp với xu thế chuyển đổi số báo chí hiện nay. Sự ghi nhận của đồng nghiệp là nguồn động viên khích lệ để Báo Gia Lai tiếp tục đổi mới, bứt phá hơn nữa trong cách làm báo đa phương tiện, đa nền tảng.

Để theo kịp với chuyển đổi số báo chí, người làm báo đòi hỏi phải được nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trang bị nhiều kỹ năng hơn nữa. Thời gian qua, không chỉ đội ngũ P.V, biên tập viên, kỹ thuật viên mà cả lãnh đạo các phòng chuyên môn liên tục tham gia lớp tập huấn, đào tạo kỹ năng, trang bị kiến thức mới về công nghệ, chuyển đổi số báo chí. Đội ngũ P.V tập trung thực hiện tác phẩm báo chí đa phương tiện, cách làm báo hiện đại. Đó là đòi hỏi chính đáng của bạn đọc đối với những người làm Báo Gia Lai, không chỉ trau dồi đáp ứng yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp mà còn phải thành thạo công nghệ. Bởi lẽ, “nếu chúng ta không chuẩn bị cho tương lai của mình, báo chí có thể phải đối mặt với những cuộc khủng hoảng chưa từng có” như Chủ tịch Hiệp hội Nhà báo Hàn Quốc nhận định.

Có thể bạn quan tâm

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

(GLO)- Bài thơ "Gửi lại" của Nguyễn Đình Phê là một tác phẩm đầy hoài niệm, suy tư về thời gian, tình yêu và sự chia ly. Xoay quanh cảm giác tiếc nuối, luyến lưu một mối tình đã qua, những kỷ niệm khó quên, tác giả muốn gửi lại cho người yêu hay cho chính mình?

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

Thơ Từ Dạ Linh: Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

(GLO)- "Tặng em nỗi nhớ ngược chiều" của Từ Dạ Linh mang vẻ đẹp mộc mạc, đầy hoài niệm về tuổi thơ, về những khoảnh khắc hồn nhiên mà người ta thường dễ dàng quên đi. Ẩn chứa trong đó cũng là nỗi nhớ, sự lưu luyến về tình yêu đầu đời với những xúc cảm tinh khôi, thuần khiết...

Ảnh minh họa. Nguồn : Internet

Niềm vui đọc sách

(GLO)- Từ lâu, đọc sách đã là một hoạt động được ưa thích của nhiều người, được khích lệ ở nhiều nơi vì những lợi ích mà nó mang lại. Tôi vẫn giữ thói quen đọc đều đặn mỗi ngày. Điều đó vừa cần thiết cho công việc, vừa là cách để tôi giải trí và tìm hiểu về thế giới xung quanh.

“Mùa xuân của mẹ”

“Mùa xuân của mẹ”

(GLO)- Đầu năm nay, tác giả Lê Thị Kim Sơn-Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Gia Lai ra mắt tập truyện dành cho thiếu nhi “Cổ tích trưa” (Nhà xuất bản Kim Đồng) và mới đây là tập truyện ngắn “Mùa xuân của mẹ” (Nhà xuất bản Hồng Đức). 

Thơ Đại Dương: Em đi trên đồi hoa

Thơ Đại Dương: Em đi trên đồi hoa

(GLO)- "Em đi trên đồi hoa" của tác giả Đại Dương là sự hòa quyện giữa con người và cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp. Những câu thơ mang sắc thái vừa lãng mạn vừa thoáng gợi lên cảm giác tiếc nuối về thời gian trôi qua, để rồi "mắt hoa tròn ngấn lệ/rưng rưng vắt qua mùa"...

Thơ Nguyễn Đình Phê: Với Krông Pa

Thơ Nguyễn Đình Phê: Với Krông Pa

(GLO)- Bài thơ "Với Krông Pa" của Nguyễn Đình Phê mang đến một cái nhìn sâu sắc về mảnh đất và con người nơi đây. Không chỉ đưa người đọc đi qua những khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, tác giả còn gợi lên những câu chuyện lịch sử và cả hành trình đổi thay sau chiến tranh của vùng đất này.

Kết nối, tôn vinh bạn đọc yêu sách

E-magazineKết nối, tôn vinh bạn đọc yêu sách

(GLO)- Sáng 17-10, Thư viện tỉnh Gia Lai tổ chức chương trình “Kết nối bạn đọc yêu sách” với sự tham gia của hàng trăm học sinh thuộc các đơn vị trường học trên địa bàn TP. Pleiku, những người làm công tác thư viện ở cơ sở và bạn đọc tích cực của thư viện năm 2024.

Thơ Lê Vi Thủy: Ngày nắng

Thơ Lê Vi Thủy: Ngày nắng

(GLO)- Bài thơ "Ngày nắng" của Lê Vi Thủy là những hình ảnh đầy sức sống và hy vọng. Tác giả khéo léo khắc họa cuộc sống khó khăn nhưng đầy nghị lực của con người, với những mầm xanh vươn lên trong khô cằn, thể hiện niềm tin vào ngày mai tốt đẹp hơn.