Báo chí bắt nhịp với xu hướng chuyển đổi số

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Cuối tháng 4 vừa qua, hơn 50 nhà báo đến từ 47 quốc gia trên thế giới tham dự hội nghị nhà báo thế giới 2023 tại Seoul (Hàn Quốc) với chủ đề “Lãnh đạo trong kỷ nguyên chuyển đổi kỹ thuật số và vai trò của báo chí đối với sự phát triển khu vực”.

Chủ tịch Hiệp hội Nhà báo Hàn Quốc Kim Dong Hoon nhấn mạnh trong bài phát biểu khai mạc: “Chúng ta hiện đang sống trong thời đại có thể truy cập tin tức và các thông tin cần thiết mọi lúc, mọi nơi chỉ bằng một chiếc điện thoại thông minh. Những điều không thể tưởng tượng chỉ vài năm trước đây đã trở thành hiện thực. Khoa học và công nghệ kỹ thuật số đang phát triển nhanh hơn bao giờ hết. Nếu chúng ta không chuẩn bị cho tương lai của mình, báo chí có thể phải đối mặt với những cuộc khủng hoảng chưa từng có”.

Phóng viên Báo Gia Lai tác nghiệp đa phương tiện để bắt nhịp với xu hướng chuyển đổi số báo chí. Ảnh: Minh Châu

Phóng viên Báo Gia Lai tác nghiệp đa phương tiện để bắt nhịp với xu hướng chuyển đổi số báo chí. Ảnh: Minh Châu

Không đứng ngoài sự thay đổi của báo chí hiện đại, Báo Gia Lai cũng đã bắt nhịp với xu hướng chuyển đổi số để đưa thông tin đến bạn đọc kịp thời, thuận lợi hơn. Giờ đây, ngoài báo giấy truyền thống, độc giả có thể truy cập báo Gia Lai mọi lúc, mọi nơi trên nhiều nền tảng như: Báo Gia Lai điện tử, YouTube, Fanpage hoặc có thể “nghe báo” trên podcast để cập nhật tin tức hàng ngày. Với sự thay đổi nhạy bén này, Báo Gia Lai chú trọng phục vụ đa dạng đối tượng bạn đọc. Nếu báo giấy phục vụ bạn đọc lớn tuổi, trung niên thì nội dung phát triển trên các nền tảng kỹ thuật số lại thu hút được cả đối tượng bạn đọc trẻ.

Nắm bắt sự thay đổi trong việc tìm kiếm thông tin của bạn đọc, Báo Gia Lai còn tìm cách phát triển nội dung trên mạng xã hội. Trang Fanpage của Báo hiện đã thu hút 16 ngàn lượt theo dõi, trên 12 ngàn lượt thích. Nhiều tin, bài nhận được hàng ngàn lượt like, chia sẻ. Đây cũng là cơ sở để Báo hiểu “gu” bạn đọc và không ngừng đổi mới cách tiếp cận và truyền đạt thông tin đến bạn đọc nhanh chóng, chính xác, kịp thời và hấp dẫn.

Độc giả của Báo Gia Lai dễ nhận ra sự thay đổi trong cách thức trình bày các sản phẩm báo chí để theo kịp với xu hướng chuyển đổi số. Những bài viết có nội dung chuyên sâu, quy mô vốn khó thu hút bạn đọc nay được thiết kế sống động, hấp dẫn, tích hợp đa phương tiện (multimedia) bao gồm cả chữ, hình ảnh, file âm thanh, clip ngắn.

Tháng 11-2022, loạt phóng sự 3 kỳ “Chia lửa” với giáo dục vùng khó” được trình bày theo hình thức E-magazine của P.V Báo Gia Lai xuất sắc đạt giải B giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam” lần thứ V-2022. Đây cũng là lần đầu tiên Báo Gia Lai tham gia giải báo chí toàn quốc với thể loại báo chí được trình bày theo hình thức đa phương tiện. Tác phẩm tác động đến bạn đọc không chỉ bởi nội dung nhân văn và mà bởi hình thức trình bày giàu tính thẩm mỹ, mang đến sự trải nghiệm mới mẻ cho bạn đọc.

Nhiều sản phẩm được trình bày dưới hình thức emazine (đa phương tiện) của Báo Gia Lai mang đến trải nghiệm mới cho bạn đọc. Ảnh: Minh Châu

Nhiều sản phẩm được trình bày dưới hình thức emazine (đa phương tiện) của Báo Gia Lai mang đến trải nghiệm mới cho bạn đọc. Ảnh: Minh Châu

Đến nay, nhiều bài viết chuyên sâu như: “Chìa khóa vàng” để xuất khẩu nông sản, Khát nước bên công trình thủy nông, Lan tỏa phong trào học và làm theo lời Bác, Vun đắp tình hữu nghị Việt Nam-Lào-Campuchia, Cuộc gặp gỡ của sắc màu văn hóa, Hướng đến “ẩm thực xanh”… trình bày dưới dạng đa phương tiện xuất hiện đều đặn trên báo Gia Lai tạo sự mới mẻ, sinh động, phục vụ tích cực nhu cầu bạn đọc.

Một số đồng nghiệp ở VnExpress hay các báo địa phương đánh giá cao những sản phẩm đa phương tiện của Báo Gia Lai là có “gu” và bắt nhịp với xu thế chuyển đổi số báo chí hiện nay. Sự ghi nhận của đồng nghiệp là nguồn động viên khích lệ để Báo Gia Lai tiếp tục đổi mới, bứt phá hơn nữa trong cách làm báo đa phương tiện, đa nền tảng.

Để theo kịp với chuyển đổi số báo chí, người làm báo đòi hỏi phải được nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trang bị nhiều kỹ năng hơn nữa. Thời gian qua, không chỉ đội ngũ P.V, biên tập viên, kỹ thuật viên mà cả lãnh đạo các phòng chuyên môn liên tục tham gia lớp tập huấn, đào tạo kỹ năng, trang bị kiến thức mới về công nghệ, chuyển đổi số báo chí. Đội ngũ P.V tập trung thực hiện tác phẩm báo chí đa phương tiện, cách làm báo hiện đại. Đó là đòi hỏi chính đáng của bạn đọc đối với những người làm Báo Gia Lai, không chỉ trau dồi đáp ứng yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp mà còn phải thành thạo công nghệ. Bởi lẽ, “nếu chúng ta không chuẩn bị cho tương lai của mình, báo chí có thể phải đối mặt với những cuộc khủng hoảng chưa từng có” như Chủ tịch Hiệp hội Nhà báo Hàn Quốc nhận định.

Có thể bạn quan tâm

Xếp sách nghệ thuật

Xếp sách nghệ thuật

(GLO)- Như một kiến trúc sư với nguyên vật liệu là sách, các nhân viên Thư viện tỉnh Gia Lai đã dày công sáng tạo và mô phỏng thành công nhiều công trình văn hóa-lịch sử đẹp mắt nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền về văn hóa đọc.
Thơ Ngô Thanh Vân: Vào hội

Thơ Ngô Thanh Vân: Vào hội

(GLO)- Đất trời Tây Nguyên trong bung biêng thanh âm cồng chiêng, men cay rượu cần nồng nàn, vấn vít, nhịp xoang quyến luyến, tay nắm tay chẳng rời... được nhà thơ Ngô Thanh Vân một lần nữa nhắc đến trong bài thơ "Vào hội".

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

(GLO)- Đằng sau những người chiến sĩ cống hiến máu xương cho Tổ quốc là sự hy sinh lặng lẽ của những người mẹ. Họ lặng thầm tiễn lần lượt chồng, con lên đường để rồi mòn mỏi chờ đợi, nỗi đau dằng dặc đổi lấy niềm vui chung của quê hương, đất nước...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...