Gia Lai tham gia Hội thi tuyên truyền lưu động “Biển và hải đảo Việt Nam”

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- Từ ngày 18 đến 21-5, UBND TP Hải Phòng và Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch) phối hợp tổ chức Hội thi tuyên truyền lưu động “Biển và Hải đảo Việt Nam” thu hút sự tham gia của gần 50 đội tuyên truyền lưu động các tỉnh thành trong cả nước.

Lễ khai mạc Hội thi sẽ diễn ra vào tối 18-5 tại Quảng trường Nhà hát TP. Hải Phòng.

Đội Tuyên truyền lưu động Nhà hát Ca múa nhạc tổng hợp Đam San sẽ tham gia đầy đủ 3 nội dung của Hội thi gồm: Diễu hành xe tuyên truyền, triển lãm và văn nghệ cổ động.

Chủ đề biển đảo thường xuyên được khai thác, thể hiện trong các hoạt động văn hóa văn nghệ tại Gia Lai. Ảnh: Lam Nguyên

Chủ đề biển đảo thường xuyên được khai thác, thể hiện trong các hoạt động văn hóa văn nghệ tại Gia Lai. Ảnh: Lam Nguyên

Ở phần thi diễu hành xe tuyên truyền, đơn vị sẽ trang trí xe tuyên truyền với cờ, hoa, áp phích, khẩu hiệu…Phần thi triển lãm trưng bày 30 ảnh chủ đề “Gia Lai hướng về biển đảo”, kết hợp giữa hình thức cổ động trực quan với tuyên truyền miệng. Ở phần thi văn nghệ cổ động, đơn vị góp mặt 5 tiết mục hát múa, độc tấu nhạc cụ dân tộc gồm: Cô gái Tây Nguyên ra thăm Trường Sa; Biển, anh và nỗi nhớ; Lính Trường Sa; Biển gọi nối vòng xoang; Tây Nguyên thắng trận.

Hội thi được tổ chức nhằm tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về tầm quan trọng của biển, đảo trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội; khẳng định chủ quyền thiêng liêng quốc gia về biên giới và biển đảo Việt Nam. Đây cũng là dịp tăng cường sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc; giáo dục truyền thống lịch sử, truyền thống văn hóa dân tộc…

Có thể bạn quan tâm

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Tọa đàm “Sách-niềm đam mê của tôi”

Tọa đàm “Sách-niềm đam mê của tôi”

(GLO)- Tối 16-4, hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam (21-4), Hội Văn học Nghệ thuật Gia Lai phối hợp với Trường THPT chuyên Hùng Vương tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Sách-niềm đam mê của tôi”.

Dấu ấn văn hóa qua trang phục các dân tộc tỉnh Gia Lai

Dấu ấn văn hóa qua trang phục các dân tộc tỉnh Gia Lai

(GLO)- Trang phục mỗi dân tộc đều mang một câu chuyện văn hóa, lịch sử riêng. Tôn vinh văn hóa qua thời trang cũng là tinh thần của hoạt động trình diễn trang phục dân tộc, để lại dấu ấn khó quên trong khuôn khổ Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ III vừa qua.
Người Jrai ở Krông Pa lưu giữ nếp nhà dài

Người Jrai ở Krông Pa lưu giữ nếp nhà dài

(GLO)- 

Kiến trúc nhà ở phần nào thể hiện nét văn hóa trong đời sống của một cộng đồng. Với người Jrai ở huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai), văn hóa ấy thể hiện rõ nét qua từng nếp nhà dài, chở che qua bao thế hệ.

Thương nhớ cá đồng

Thương nhớ cá đồng

(GLO)- Khác với miền Nam quanh năm ấm áp, sản vật dồi dào, miền Bắc 4 mùa xuân, hạ, thu, đông rõ rệt nên thường là mùa nào thức ấy. Trong đó, loài cá, đặc biệt là cá đồng thì phải đúng mùa ăn mới thơm ngon.
Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

(GLO)- Hoàng Vũ Thuật thuộc thế hệ nhà thơ đàn anh của tôi, cùng lứa với các tài hoa như Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Khắc Thạch, Thạch Quỳ... ở miền Trung. Dẫu lớn tuổi nhưng ông luôn có ý thức tìm tòi, cách tân thơ cả hình thức và nội dung.