Chủ động kiểm soát xu thế mới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Mới đây, Ủy ban Châu Âu (EC) thông tin cơ quan này đang ở giai đoạn cuối cùng trước khi ban hành bộ luật toàn diện đầu tiên trên thế giới nhằm quản lý việc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh, bao gồm ChatGPT.

AI tạo sinh (Generative AI) là một loại trí tuệ nhân tạo tập trung vào việc tạo ra nội dung, dữ liệu mới dựa trên dữ liệu hiện có.

Dự thảo Đạo luật AI của EC hướng đến kiểm soát các yếu tố gây quan ngại từ bản quyền, đến sinh trắc học, thông tin sai lệch và ngôn ngữ phân biệt đối xử…

Để đến được giai đoạn cuối cùng trên, Liên minh Châu Âu (EU) từ 2 năm trước đã bắt tay vào việc xây dựng khung pháp lý kiểm soát các rủi ro tiềm ẩn từ sự phát triển của AI. Tương tự, Mỹ và Trung Quốc cùng nhiều nước khác cũng đã thúc đẩy quá trình xây dựng các nền tảng pháp lý để sớm áp dụng nhằm kiểm soát quá trình phát triển của AI.

Đến nay, xu thế phát triển bùng nổ của AI gần như không thể đảo ngược, nhưng song hành sự phát triển này cũng tiềm ẩn những rủi ro đã được cảnh báo. Chính vì thế, để khai thác tối đa hiệu quả những xu thế như vậy, thì việc xây dựng, hoàn thiện khung pháp lý liên quan là rất cần thiết được thúc đẩy và tất nhiên ở Việt Nam cũng cần sớm được quan tâm, thực thi.

Thực tế nhiều năm qua, giữa kỷ nguyên công nghệ phát triển vũ bão, thế giới dần trở thành thế giới phẳng, biên giới bị xóa mờ trên thế giới ảo - vốn có tác động trực tiếp đến đời sống hiện thực của mọi người. Tốc độ lan rộng của các xu thế công nghệ ngày càng nhanh. Điển hình vừa qua, ChatGPT đã "tràn" vào Việt Nam gần như cùng lúc với nhiều nước. Do đó, chúng ta cần nhanh chóng bắt nhịp, xây dựng các khung pháp lý, biện pháp quản lý để đảm bảo phòng ngừa rủi ro từ những xu thế như vậy. Bởi đã là xu thế không thể đảo ngược thì chúng ta không thể cản trở, không thể từ chối. Hơn thế nữa, Việt Nam đã khẳng định sẽ thúc đẩy chuyển đổi số, kinh tế số nên việc đón đầu, khai thác những xu thế trên cũng càng quan trọng.

Thực tế, thời gian qua quá trình thích ứng và kiểm soát của Việt Nam đối với các nền tảng internet xuyên biên giới như mạng xã hội, dịch vụ phim ảnh… hay tiền mã hóa (tiền "ảo") có phần chậm hơn nhiều nước. Sự chậm trễ đó đã gây ra không ít hệ lụy như thiếu kiểm soát nội dung, bị hụt thu các khoản thuế… Đến giờ, Việt Nam vẫn chưa có một hệ thống pháp lý hoàn thiện về quản lý tiền "ảo", trong khi loại hình này đã gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc tại Việt Nam.

Chính vì thế, giữa bối cảnh AI đang bùng nổ như hiện nay, Việt Nam cần nhanh chóng bắt tay xây dựng các biện pháp kiểm soát, đồng thời liên tục cập nhật từ sớm các xu thế mới để kịp thời điều chỉnh biện pháp phù hợp. Nếu chậm tiến hành, trong quá trình chuyển đổi số, thúc đẩy kinh tế số như hiện nay, chúng ta có thể phải đối mặt nhiều rủi ro hơn là hiệu quả khai thác.

Có thể bạn quan tâm

Cần lắm mảng xanh đô thị

Cần lắm mảng xanh đô thị

Cách đây chưa lâu, một chủ thầu xây dựng ở Singapore bị tòa án nước này phạt 25.000 USD vì đã chặt hạ một cây xanh cao 20 m. Một công dân khác chặt 1 cây xoài và 2 cây chôm chôm trong vườn nhà mình cũng bị phạt tổng cộng 6.000 USD.
Dạy bơi trên… giấy

Dạy bơi trên… giấy

Chống đuối nước hiệu quả không chỉ là mệnh lệnh, nhưng phải bằng hành động, trong đó dạy bơi và trang bị các kỹ năng chống đuối nước cho trẻ là điều rất cần phải làm.