Chủ động kiểm soát xu thế mới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Mới đây, Ủy ban Châu Âu (EC) thông tin cơ quan này đang ở giai đoạn cuối cùng trước khi ban hành bộ luật toàn diện đầu tiên trên thế giới nhằm quản lý việc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh, bao gồm ChatGPT.

AI tạo sinh (Generative AI) là một loại trí tuệ nhân tạo tập trung vào việc tạo ra nội dung, dữ liệu mới dựa trên dữ liệu hiện có.

Dự thảo Đạo luật AI của EC hướng đến kiểm soát các yếu tố gây quan ngại từ bản quyền, đến sinh trắc học, thông tin sai lệch và ngôn ngữ phân biệt đối xử…

Để đến được giai đoạn cuối cùng trên, Liên minh Châu Âu (EU) từ 2 năm trước đã bắt tay vào việc xây dựng khung pháp lý kiểm soát các rủi ro tiềm ẩn từ sự phát triển của AI. Tương tự, Mỹ và Trung Quốc cùng nhiều nước khác cũng đã thúc đẩy quá trình xây dựng các nền tảng pháp lý để sớm áp dụng nhằm kiểm soát quá trình phát triển của AI.

Đến nay, xu thế phát triển bùng nổ của AI gần như không thể đảo ngược, nhưng song hành sự phát triển này cũng tiềm ẩn những rủi ro đã được cảnh báo. Chính vì thế, để khai thác tối đa hiệu quả những xu thế như vậy, thì việc xây dựng, hoàn thiện khung pháp lý liên quan là rất cần thiết được thúc đẩy và tất nhiên ở Việt Nam cũng cần sớm được quan tâm, thực thi.

Thực tế nhiều năm qua, giữa kỷ nguyên công nghệ phát triển vũ bão, thế giới dần trở thành thế giới phẳng, biên giới bị xóa mờ trên thế giới ảo - vốn có tác động trực tiếp đến đời sống hiện thực của mọi người. Tốc độ lan rộng của các xu thế công nghệ ngày càng nhanh. Điển hình vừa qua, ChatGPT đã "tràn" vào Việt Nam gần như cùng lúc với nhiều nước. Do đó, chúng ta cần nhanh chóng bắt nhịp, xây dựng các khung pháp lý, biện pháp quản lý để đảm bảo phòng ngừa rủi ro từ những xu thế như vậy. Bởi đã là xu thế không thể đảo ngược thì chúng ta không thể cản trở, không thể từ chối. Hơn thế nữa, Việt Nam đã khẳng định sẽ thúc đẩy chuyển đổi số, kinh tế số nên việc đón đầu, khai thác những xu thế trên cũng càng quan trọng.

Thực tế, thời gian qua quá trình thích ứng và kiểm soát của Việt Nam đối với các nền tảng internet xuyên biên giới như mạng xã hội, dịch vụ phim ảnh… hay tiền mã hóa (tiền "ảo") có phần chậm hơn nhiều nước. Sự chậm trễ đó đã gây ra không ít hệ lụy như thiếu kiểm soát nội dung, bị hụt thu các khoản thuế… Đến giờ, Việt Nam vẫn chưa có một hệ thống pháp lý hoàn thiện về quản lý tiền "ảo", trong khi loại hình này đã gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc tại Việt Nam.

Chính vì thế, giữa bối cảnh AI đang bùng nổ như hiện nay, Việt Nam cần nhanh chóng bắt tay xây dựng các biện pháp kiểm soát, đồng thời liên tục cập nhật từ sớm các xu thế mới để kịp thời điều chỉnh biện pháp phù hợp. Nếu chậm tiến hành, trong quá trình chuyển đổi số, thúc đẩy kinh tế số như hiện nay, chúng ta có thể phải đối mặt nhiều rủi ro hơn là hiệu quả khai thác.

Link bài gốc: https://thanhnien.vn/chu-dong-kiem-soat-xu-the-moi-185230502015835696.htm

Có thể bạn quan tâm

Nỗi lo bạo lực trong giới trẻ

Nỗi lo bạo lực trong giới trẻ

(GLO)- Một lần lướt Facebook, trên trang cá nhân của tôi bỗng xuất hiện clip quay lại cảnh nhóm nữ sinh đang đánh nhau. Các em học khoảng lớp 8, lớp 9. Có 4-5 em đang tấn công một nữ sinh khác. Cả nhóm đấm đá túi bụi vào đầu, bụng, lưng, túm tóc nạn nhân lôi đi xềnh xệch trên nền đất, thậm chí, có em còn cầm mũ bảo hiểm đánh liên tục vào đầu, vào lưng dù em học sinh kia đã mệt lả, khóc không ra tiếng.

Nơi chốn con người

Nơi chốn con người

Sáng 20/5, tại quận Cầu Giấy Hà Nội, hàng nghìn người chen chúc giữa vòng vây bảo vệ thắt chặt, để bốc suất mua nhà ở xã hội tại một dự án trên địa bàn. Chỉ có 150 căn, tính ra hơn 10 người tranh một suất nhà ở. Người chen lấn hòng mua đi bán lại kiếm lời hẳn không ít, nhưng nhiều hơn chính là người nghèo, thu nhập thấp khát khao có được chỗ che mưa nắng…
Vốn, vốn và vốn

Vốn, vốn và vốn

Không tiếp cận được vốn, chi phí vốn quá đắt đỏ, thủ tục kéo dài làm đội vốn dự án... Có thể nói, vốn chính là nút thắt lớn nhất của các doanh nghiệp hiện nay mà nếu không giải được thì sẽ không thể ngăn chặn tình trạng "bán mình" cho khối ngoại đang ngày một lan rộng.
Nhà ở xã hội, bao giờ hết khó?

Nhà ở xã hội, bao giờ hết khó?

Chứng kiến cả ngàn người chen nhau xếp hàng nộp hồ sơ đăng ký mua nhà ở xã hội bất kể ngày đêm, hay cảnh 'biển người' nhẫn nại chờ bốc thăm trúng suất mua căn hộ nhà ở xã hội dưới trời oi bức tại Hà Nội hôm qua (20.5), mới thấy ước mơ có nhà của người dân cháy bỏng và trách nhiệm phát triển nhà ở xã hội lớn ra sao.
Không vượt “ao làng” sao ra “biển lớn”?

Không vượt “ao làng” sao ra “biển lớn”?

(GLO)- Sau hơn 10 ngày tranh tài sôi nổi và hấp dẫn, SEA Games 32 đã khép lại với thành tích đặc biệt ấn tượng của thể thao Việt Nam. Với 136 huy chương vàng, 105 huy chương bạc và 114 huy chương đồng, đoàn thể thao Việt Nam đã giành ngôi nhất toàn đoàn, nhiều hơn đoàn nhì bảng Thái Lan đến 28 huy chương vàng.
Quan điểm và định kiến

Quan điểm và định kiến

(GLO)- Có lẽ ai trong chúng ta cũng đã từng đôi lần tham gia những cuộc tranh luận gay gắt với người khác. Trong cuộc tranh luận ấy, mỗi người đều ra sức bảo vệ ý kiến của mình, không ai chịu ai.
Giải quyết “gốc rễ” bạo lực học đường

Giải quyết “gốc rễ” bạo lực học đường

Sự việc nam sinh đang học lớp 10, Trường THPT Nam Kỳ Khởi Nghĩa (quận 11, TPHCM) bị một học sinh cùng trường đánh đến mức nhập viện với chẩn đoán nứt xương trán, nhiều chỗ trên người bầm dập, phù nề, hai mắt thâm đen một lần nữa gióng lên hồi chuông báo động về tình trạng bạo lực học đường đang gia tăng.
Kỳ vọng những lá phiếu trách nhiệm

Kỳ vọng những lá phiếu trách nhiệm

(GLO)- Tại phiên khai mạc hội nghị giữa nhiệm kỳ vào sáng 15-5, đề cập đến việc Ban Chấp hành Trung ương Đảng sẽ tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với các Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XIII, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định đây là một trong những nội dung đổi mới rất quan trọng trong công tác cán bộ của Đảng, được thực hiện từ nhiệm kỳ khóa XI đến nay.

Không khoan nhượng

Không khoan nhượng

Trong công tác giám sát của Quốc hội về "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành, tiết kiệm chống lãng phí giai đoạn 2016-2021", cơ quan này nêu rõ tình trạng lãng phí còn xảy ra trong quản lý ngân sách, đầu tư công, mua sắm, quản lý đất đai, tài sản công…
Ngộ nhận về đầu tư cho giáo dục ĐH

Ngộ nhận về đầu tư cho giáo dục ĐH

Thực trạng đầu tư từ ngân sách nhà nước cho giáo dục đại học thấp không phải đến bây giờ mới được nói đến. Trong báo cáo của Bộ GD-ĐT tại hội thảo "Giáo dục đại học - Chuẩn hóa và Hội nhập quốc tế" do Ủy ban Văn hóa Giáo dục của Quốc hội tổ chức tại Hà Nội ngày 17.8.2018 đã đề cập vấn đề này.
Giảm thuế GTGT: Muộn còn hơn không!

Giảm thuế GTGT: Muộn còn hơn không!

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thống nhất bổ sung dự án nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế GTGT vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, trình Quốc hội xem xét tại kỳ họp thứ 5, dự kiến khai mạc ngày 22-5.