Visa, nhà vệ sinh và chuyện thu hút du khách quốc tế

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Năm 2022, khách du lịch quốc tế vào Việt Nam bằng 1/5 so với năm 2019, trong lúc các nước trong khu vực đều vượt lên trong khai thác du khách đến từ các nước. Cụ thể, lượng khách quốc tế của Việt Nam chỉ bằng 1/2 Thái Lan.
Nhà vệ sinh công cộng ở TPHCM: Nơi sạch sẽ, nơi nhếch nhác. Ảnh: Chân Phúc

Nhà vệ sinh công cộng ở TPHCM: Nơi sạch sẽ, nơi nhếch nhác. Ảnh: Chân Phúc

Việt Nam có nhiều tài nguyên du lịch, phong cảnh thiên nhiên và nhiều di sản văn hóa, di tích lịch sử xứng đáng được thế giới biết đến, tìm đến tham quan, chiêm ngưỡng, nghiên cứu. Nhưng thực tế cho thấy chúng ta làm du lịch không bằng được các nước, thật bất xứng với tài sản, tài nguyên mà chúng ta đang sở hữu.

Vì sao khách quốc tế chưa mặn mà lựa chọn Việt Nam là điểm đến, đó là câu hỏi cần phải trả lời, nhằm tìm ra giải pháp để khởi thông du lịch.

Đã có nhiều ý kiến cho rằng, Việt Nam cần có chính sách visa phù hợp vì hiện nay quá thắt chặt. Đưa ra một so sánh với quốc gia lân cận đó là Thái Lan, họ miễn visa cho 68 quốc gia và thời hạn lên tới 45 ngày, trong lúc số lượng các quốc gia được miễn thị thực khi du lịch đến Việt Nam là 24, thời gian được miễn thị thực rất ngắn (15 - 30 ngày).

Không ai muốn du lịch đến một quốc gia mà quá khó khăn trong thủ tục. Chỉ cần thay đổi chính sách visa, nâng số quốc gia miễn thị thực và thời gian lưu trú lên bằng Thái Lan, du khách quốc tế sẽ tăng lên.

Nhưng thu hút khách quốc tế không chỉ là có chính sách visa phù hợp, mà còn có những chuyện rất “đời” khác, ví dụ như nhà vệ sinh công cộng.

Cứ thẳng thắn thừa nhận, nhà vệ sinh công cộng ở các đô thị Việt Nam vừa thiếu, vừa rất kém chất lượng.

TPHCM bị xếp thứ 67/69 TP du lịch trên thế giới có nhà vệ sinh công cộng kém, đó là một thất bại đối với Việt Nam trong chiến lược phát triển du lịch. Chỗ đi vệ sinh mà không xong thì đừng nói chuyện gì to tát.

TPHCM là siêu đô thị, với khoảng 10 triệu dân, chưa kể du khách, khách vãng lai, nhưng chỉ có 200 nhà vệ sinh công cộng. Riêng quận 1, là trung tâm của đô thị lớn nhất nước, hiện chỉ có 18 khu vệ sinh công cộng, trong đó có 3 khu đã ngưng hoạt động.

Vậy thì người dân, du khách đi vệ sinh ở đâu?

Và với số lượng nhà vệ sinh quá ít trên đầu người như vậy, thì đương nhiên chất lượng rất thấp, không ai dám thò chân vào những nơi “kinh khủng” như thế.

Hà Nội thì sao? Hiện có khoảng 400 nhà vệ sinh công cộng, gồm trên 250 nhà bằng gạch xây trước năm 1990 tại các khu dân cư, số còn lại bằng thép tại đường phố, vườn hoa công cộng, nhưng đang xuống cấp trầm trọng.

Lo visa cho du khách vào nhà thì cũng phải lo cái chỗ vệ sinh cho đàng hoàng.

Có thể bạn quan tâm

Chọn chất thay vì lượng

Chọn chất thay vì lượng

Cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học ra đời với xuất phát điểm là tạo một sân chơi dành cho những học sinh có đam mê và khả năng nghiên cứu từ sớm. Nhưng lâu nay, các cuộc thi này khiến dư luận muộn phiền vì không biết sản phẩm nghiên cứu có thực sự là của học trò.
'Lên dây cót' cho điện

'Lên dây cót' cho điện

"Không để thiếu điện cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng trong bất cứ hoàn cảnh, trường hợp nào, nhất là vì lý do chủ quan từ công tác điều hành", đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong cuộc họp cuối tuần qua.
Quán nướng vỉa hè: Nhỏ mà không nhỏ!

Quán nướng vỉa hè: Nhỏ mà không nhỏ!

Văn minh đô thị là gì, bắt đầu từ đâu? Không cần phải có cái nhìn quá vĩ mô, những lời hô hào, kêu gọi "đao to búa lớn". Hãy bắt đầu xử lý ngay từ những việc tưởng nhỏ bé nhưng diễn ra mỗi ngày, làm nhức mắt, khó chịu bao người.
Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).