Visa, nhà vệ sinh và chuyện thu hút du khách quốc tế

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Năm 2022, khách du lịch quốc tế vào Việt Nam bằng 1/5 so với năm 2019, trong lúc các nước trong khu vực đều vượt lên trong khai thác du khách đến từ các nước. Cụ thể, lượng khách quốc tế của Việt Nam chỉ bằng 1/2 Thái Lan.
Visa, nhà vệ sinh và chuyện thu hút du khách quốc tế ảnh 1

Nhà vệ sinh công cộng ở TPHCM: Nơi sạch sẽ, nơi nhếch nhác. Ảnh: Chân Phúc

Việt Nam có nhiều tài nguyên du lịch, phong cảnh thiên nhiên và nhiều di sản văn hóa, di tích lịch sử xứng đáng được thế giới biết đến, tìm đến tham quan, chiêm ngưỡng, nghiên cứu. Nhưng thực tế cho thấy chúng ta làm du lịch không bằng được các nước, thật bất xứng với tài sản, tài nguyên mà chúng ta đang sở hữu.

Vì sao khách quốc tế chưa mặn mà lựa chọn Việt Nam là điểm đến, đó là câu hỏi cần phải trả lời, nhằm tìm ra giải pháp để khởi thông du lịch.

Đã có nhiều ý kiến cho rằng, Việt Nam cần có chính sách visa phù hợp vì hiện nay quá thắt chặt. Đưa ra một so sánh với quốc gia lân cận đó là Thái Lan, họ miễn visa cho 68 quốc gia và thời hạn lên tới 45 ngày, trong lúc số lượng các quốc gia được miễn thị thực khi du lịch đến Việt Nam là 24, thời gian được miễn thị thực rất ngắn (15 - 30 ngày).

Không ai muốn du lịch đến một quốc gia mà quá khó khăn trong thủ tục. Chỉ cần thay đổi chính sách visa, nâng số quốc gia miễn thị thực và thời gian lưu trú lên bằng Thái Lan, du khách quốc tế sẽ tăng lên.

Nhưng thu hút khách quốc tế không chỉ là có chính sách visa phù hợp, mà còn có những chuyện rất “đời” khác, ví dụ như nhà vệ sinh công cộng.

Cứ thẳng thắn thừa nhận, nhà vệ sinh công cộng ở các đô thị Việt Nam vừa thiếu, vừa rất kém chất lượng.

TPHCM bị xếp thứ 67/69 TP du lịch trên thế giới có nhà vệ sinh công cộng kém, đó là một thất bại đối với Việt Nam trong chiến lược phát triển du lịch. Chỗ đi vệ sinh mà không xong thì đừng nói chuyện gì to tát.

TPHCM là siêu đô thị, với khoảng 10 triệu dân, chưa kể du khách, khách vãng lai, nhưng chỉ có 200 nhà vệ sinh công cộng. Riêng quận 1, là trung tâm của đô thị lớn nhất nước, hiện chỉ có 18 khu vệ sinh công cộng, trong đó có 3 khu đã ngưng hoạt động.

Vậy thì người dân, du khách đi vệ sinh ở đâu?

Và với số lượng nhà vệ sinh quá ít trên đầu người như vậy, thì đương nhiên chất lượng rất thấp, không ai dám thò chân vào những nơi “kinh khủng” như thế.

Hà Nội thì sao? Hiện có khoảng 400 nhà vệ sinh công cộng, gồm trên 250 nhà bằng gạch xây trước năm 1990 tại các khu dân cư, số còn lại bằng thép tại đường phố, vườn hoa công cộng, nhưng đang xuống cấp trầm trọng.

Lo visa cho du khách vào nhà thì cũng phải lo cái chỗ vệ sinh cho đàng hoàng.

Link bài gốc: https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/visa-nha-ve-sinh-va-chuyen-thu-hut-du-khach-quoc-te-1157078.ldo

Có thể bạn quan tâm

Lộ trình ra sao khi EVN lại vừa đề nghị tăng giá điện

Lộ trình ra sao khi EVN lại vừa đề nghị tăng giá điện

Giá điện vừa tăng 3% từ ngày 4.5, chưa hết một chu kỳ thanh toán hàng tháng, EVN lại tiếp tục đề xuất cho phép được điều chỉnh giá bán lẻ điện từ ngày 01.9.2023 theo Quyết định sửa đổi Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg để bù đắp phần chi phí tăng thêm do các chi phí đầu vào tăng cao theo qui định, đảm bảo cân bằng tài chính cho EVN.
Giá trị của ngôi sao

Giá trị của ngôi sao

Sau thành công tại SEA Games 32, ngành thể dục thể thao Việt Nam đang ngồi lại để 'tính chuyện tương lai' sau khi chúng ta đã hoàn thành xong giai đoạn thứ 2 của chiến lược phát triển kể từ sau ngày thống nhất đất nước.
Nâng chất lượng rừng trồng

Nâng chất lượng rừng trồng

Mới đầu mùa hè nhưng các hồ chứa nước thủy lợi, thủy điện khắp cả nước đã về dưới mực nước chết. Lưu lượng nước trên các sông suối cũng thiếu hụt nghiêm trọng. Dự báo một mùa hè thiếu nước khốc liệt, kéo theo hàng loạt hệ lụy về môi sinh và dân sinh.
Nơi chốn con người

Nơi chốn con người

Sáng 20/5, tại quận Cầu Giấy Hà Nội, hàng nghìn người chen chúc giữa vòng vây bảo vệ thắt chặt, để bốc suất mua nhà ở xã hội tại một dự án trên địa bàn. Chỉ có 150 căn, tính ra hơn 10 người tranh một suất nhà ở. Người chen lấn hòng mua đi bán lại kiếm lời hẳn không ít, nhưng nhiều hơn chính là người nghèo, thu nhập thấp khát khao có được chỗ che mưa nắng…
Vốn, vốn và vốn

Vốn, vốn và vốn

Không tiếp cận được vốn, chi phí vốn quá đắt đỏ, thủ tục kéo dài làm đội vốn dự án... Có thể nói, vốn chính là nút thắt lớn nhất của các doanh nghiệp hiện nay mà nếu không giải được thì sẽ không thể ngăn chặn tình trạng "bán mình" cho khối ngoại đang ngày một lan rộng.
Nhà ở xã hội, bao giờ hết khó?

Nhà ở xã hội, bao giờ hết khó?

Chứng kiến cả ngàn người chen nhau xếp hàng nộp hồ sơ đăng ký mua nhà ở xã hội bất kể ngày đêm, hay cảnh 'biển người' nhẫn nại chờ bốc thăm trúng suất mua căn hộ nhà ở xã hội dưới trời oi bức tại Hà Nội hôm qua (20.5), mới thấy ước mơ có nhà của người dân cháy bỏng và trách nhiệm phát triển nhà ở xã hội lớn ra sao.
Không vượt “ao làng” sao ra “biển lớn”?

Không vượt “ao làng” sao ra “biển lớn”?

(GLO)- Sau hơn 10 ngày tranh tài sôi nổi và hấp dẫn, SEA Games 32 đã khép lại với thành tích đặc biệt ấn tượng của thể thao Việt Nam. Với 136 huy chương vàng, 105 huy chương bạc và 114 huy chương đồng, đoàn thể thao Việt Nam đã giành ngôi nhất toàn đoàn, nhiều hơn đoàn nhì bảng Thái Lan đến 28 huy chương vàng.
Bảo đảm tương lai

Bảo đảm tương lai

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP HCM chiều 18-5 cho biết do gặp khó khăn về đơn hàng, buộc phải thu hẹp sản xuất nên Công ty TNHH PouYuen Việt Nam chấm dứt hợp đồng với 5.744 lao động.