Việt Nam chính thức có Tuần lễ Biển và Hải đảo

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Theo thông báo của Chính phủ ngày 12-6, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đồng ý tổ chức Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam từ ngày 1 đến 8-6 hàng năm. Đây cũng là tuần lễ nhằm hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới (5-6) và ngày Đại dương thế giới (8-6).

Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên & Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan và các địa phương ven biển để tổ chức Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam, bảo đảm nội dung thiết thức và hiệu quả.

Lễ hội đua thuyền của ngư dân tại Côn Đảo dịp 30-4.
Lễ hội đua thuyền của ngư dân tại Côn Đảo dịp 30-4.
Từ 1-6 đến 8-6 vừa qua, Việt Nam đã tổ chức tuần lễ Biển và Hải đảo lần đầu tiên với nhiều hoạt động như triển lãm ảnh, chiến dịch làm sạch bờ biển...

Phát biểu tại lễ phát động ngày 1-6, ông Nguyễn Văn Cư, Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo VN cho hay: Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam sẽ góp phần khơi dậy ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, lòng tự hào, ý thức dân tộc của mọi người dân đối với chủ quyền vùng biển của Tổ quốc, đối với chính cuộc sống của cộng đồng và đối với sự nghiệp phát triển kinh tế biển lâu dài của đất nước, góp phần “đưa nước ta trở thành một quốc gia mạnh về biển và làm giàu từ biển".

Việt Nam có hơn 3.200 km bờ biển chạy qua 28 tỉnh, thành phố, diện tích mặt biển khoảng trên 1 triệu km2, với chừng 3.000 đảo lớn nhỏ. Kinh tế biển, đảo hiện chiếm gần 1/4 GDP cả nước.
Theo Vietnamnet

Có thể bạn quan tâm

“Mùa xuân của mẹ”

“Mùa xuân của mẹ”

(GLO)- Đầu năm nay, tác giả Lê Thị Kim Sơn-Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Gia Lai ra mắt tập truyện dành cho thiếu nhi “Cổ tích trưa” (Nhà xuất bản Kim Đồng) và mới đây là tập truyện ngắn “Mùa xuân của mẹ” (Nhà xuất bản Hồng Đức). 

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

(GLO)- Cứ mỗi buổi sinh hoạt, khuôn viên Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Lơ Pang (xã Lơ Pang, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) lại rộn ràng tiếng cồng chiêng. Âm thanh quen thuộc ấy đến từ đôi tay nhỏ bé của các em học sinh thuộc Câu lạc bộ (CLB) Cồng chiêng của trường.

Ký ức rạ rơm

Ký ức rạ rơm

Tôi đã sống trọn một ngày ở ngôi làng xa lạ ấy. Đó là quãng thời gian tuy ngắn ngủi nhưng hết sức vui vẻ với một người đã mệt nhoài, rã rượi với công việc, đã ho khan với khói bụi thành phố.

“Gió mùa đông bắc se lòng”

“Gió mùa đông bắc se lòng”

(GLO)- Những ngày này, trời trở lạnh. Những cơn gió đượm sắc đông thấm sâu vào từng góc phố, hàng cây, ngôi nhà... Người ta thường nói rằng, khi đông về, trong lòng mỗi người dường như thường dâng lên một nỗi buồn man mác.

Thơ Đại Dương: Em đi trên đồi hoa

Thơ Đại Dương: Em đi trên đồi hoa

(GLO)- "Em đi trên đồi hoa" của tác giả Đại Dương là sự hòa quyện giữa con người và cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp. Những câu thơ mang sắc thái vừa lãng mạn vừa thoáng gợi lên cảm giác tiếc nuối về thời gian trôi qua, để rồi "mắt hoa tròn ngấn lệ/rưng rưng vắt qua mùa"...

Vị quê giữa phố

Vị quê giữa phố

(GLO)- Đó là những thức món rất dân dã, thậm chí trước kia còn được gọi là món “con nhà nghèo”. Vậy mà giờ đây vị quê lại thành “đặc sản” giữa phố.

Thạch sương sâm - Món quà ký ức

Thạch sương sâm - Món quà ký ức

(GLO)- Khu chợ Bà Định (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) đông đúc kẻ bán người mua với đủ thực phẩm tươi rói vào sáng sớm. Vậy nhưng, hàng thạch sương sâm của bà Nguyễn Thị Hoa (trú tại 34/25 Hoàng Sa, TP. Pleiku) luôn có sức hút đặc biệt. Dù nắng hay mưa, hàng của bà luôn bán hết trước 8-9 giờ sáng.

Gửi lại trên đồi

Gửi lại trên đồi

(GLO)- Đôi khi, một chuyến đi xa chỉ chừng mấy mươi cây số cũng đủ khiến chúng ta bước ra khỏi cái vòng quẩn quanh thường nhật, thu lấy một ít năng lượng mới trước khi mình bị “mòn” đi bởi những trật tự cũ càng.