Triển khai các hoạt động tổng kết 50 năm nền văn học, nghệ thuật Gia Lai

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Ngày 30-10, UBND tỉnh Gia Lai đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Kế hoạch số 254-KH/TU ngày 18-7-2024 của Tỉnh ủy về tổ chức các hoạt động tổng kết 50 năm nền văn học, nghệ thuật Gia Lai sau ngày đất nước thống nhất (30/4/1975-30/4/2025).

Cụ thể, Tọa đàm “50 năm nền văn học, nghệ thuật tỉnh Gia Lai sau ngày đất nước thống nhất” do UBND tỉnh chủ trì sẽ được tổ chức vào ngày 14-3-2025 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku) với sự tham gia của khoảng 190 đại biểu.

Cùng với đó là Triển lãm các tác phẩm văn học, nghệ thuật về chủ đề “50 năm nền văn học, nghệ thuật tỉnh Gia Lai sau ngày đất nước thống nhất” (30/4/1975-30/4/2025) lồng ghép chung trong Chương trình Triển lãm những thành tựu phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Gia Lai sau 50 năm giải phóng (17/3/1975-17/3/2025) dự kiến diễn ra từ ngày 14-3 đến 1-5-2025 tại Bảo tàng tỉnh.

trienlamanh.jpg
Triển lãm các tác phẩm văn học, nghệ thuật về chủ đề “50 năm nền văn học, nghệ thuật tỉnh Gia Lai sau ngày đất nước thống nhất” sẽ được lồng ghép chung trong Chương trình Triển lãm những thành tựu phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Gia Lai sau 50 năm giải phóng. Ảnh minh họa: Mộc Trà

Triển lãm sẽ giới thiệu một số hình ảnh về lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng bộ, quân và dân các dân tộc Gia Lai trong các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ; các tranh, ảnh tiêu biểu về con người và vùng đất Gia Lai sau 50 năm giải phóng; những thành tựu nổi bật về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng của tỉnh trong thời gian qua và Triển lãm các tác phẩm văn học, nghệ thuật về chủ đề “50 năm nền văn học, nghệ thuật tỉnh Gia Lai sau ngày đất nước thống nhất”.

Tỉnh cũng sẽ tổ chức Chương trình nghệ thuật về chủ đề “Đất nước trọn niềm vui” lồng ghép chung trong Chương trình nghệ thuật chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh Gia Lai (17/3/1975-17/3/2025) vào tối 17-3-2025 tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku).

Chương trình gồm những tiết mục ca, múa, nhạc, thơ đặc sắc ca ngợi Đảng, Bác Hồ, quê hương, đất nước, ca ngợi vùng đất, con người Gia Lai; nhất là các tác phẩm ca, múa, nhạc, thơ đã đạt giải cao của Trung ương và địa phương.

Giao cho Đài Phát thanh-Truyền hình Gia Lai xây dựng phóng sự về chủ đề “Văn học, nghệ thuật tỉnh Gia Lai-50 năm một chặng đường”; hoàn thành và phát sóng trước, trong và sau Hội nghị tổng kết “50 năm nền văn học, nghệ thuật tỉnh Gia Lai sau ngày đất nước thống nhất”.

Phóng sự tập trung làm nổi bật vị trí, vai trò, tầm quan trọng và những đóng góp của văn học, nghệ thuật tỉnh Gia Lai đối với công cuộc đổi mới, phát triển chung của tỉnh trong nửa thế kỷ qua; biểu dương, lan tỏa các tấm gương văn nghệ sĩ tiêu biểu của tỉnh đã có nhiều đóng góp tích cực cho nền văn học, nghệ thuật tỉnh Gia Lai sau ngày đất nước thống nhất.

ve-tranh.jpg
Hưởng ứng sáng tạo tác phẩm nghệ thuật góp phần quảng bá, giới thiệu về mảnh đất, văn hóa, con người Gia Lai đến với bạn bè trong nước và quốc tế. Ảnh minh họa: Mộc Trà

Hội Văn học-Nghệ thuật tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, hội đoàn thể, địa phương phát động hưởng ứng sáng tác, quảng bá các tác phẩm văn học, nghệ thuật về chủ đề “Chung một cơ đồ Việt Nam” theo kế hoạch, hướng dẫn của Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam.

Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Hội Văn học-Nghệ thuật tỉnh động viên, cổ vũ hội viên hưởng ứng tham gia sáng tác, quảng bá các tác phẩm văn học, nghệ thuật về chủ đề trên. Đồng thời, quan tâm tổ chức trại sáng tác với quy mô, hình thức, thời gian phù hợp; tạo điều kiện cho đội ngũ văn-nghệ sĩ phát huy tài năng sáng tạo tác phẩm có giá trị cao về mặt tư tưởng và nghệ thuật, góp phần đẩy mạnh quảng bá, giới thiệu mảnh đất, văn hóa, con người Gia Lai đến với công chúng trong nước và bạn bè quốc tế.

Ủy ban nhân dân tỉnh giao nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ban, ngành và đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện, yêu cầu các hoạt động kỷ niệm diễn ra trang trọng, ý nghĩa, thiết thực, phù hợp với điều kiện và tình hình thực tiễn của địa phương.

Có thể bạn quan tâm

Thơ Nguyễn Đình Phê: Với Krông Pa

Thơ Nguyễn Đình Phê: Với Krông Pa

(GLO)- Bài thơ "Với Krông Pa" của Nguyễn Đình Phê mang đến một cái nhìn sâu sắc về mảnh đất và con người nơi đây. Không chỉ đưa người đọc đi qua những khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, tác giả còn gợi lên những câu chuyện lịch sử và cả hành trình đổi thay sau chiến tranh của vùng đất này.

Kết nối, tôn vinh bạn đọc yêu sách

E-magazineKết nối, tôn vinh bạn đọc yêu sách

(GLO)- Sáng 17-10, Thư viện tỉnh Gia Lai tổ chức chương trình “Kết nối bạn đọc yêu sách” với sự tham gia của hàng trăm học sinh thuộc các đơn vị trường học trên địa bàn TP. Pleiku, những người làm công tác thư viện ở cơ sở và bạn đọc tích cực của thư viện năm 2024.

Thơ Lê Vi Thủy: Ngày nắng

Thơ Lê Vi Thủy: Ngày nắng

(GLO)- Bài thơ "Ngày nắng" của Lê Vi Thủy là những hình ảnh đầy sức sống và hy vọng. Tác giả khéo léo khắc họa cuộc sống khó khăn nhưng đầy nghị lực của con người, với những mầm xanh vươn lên trong khô cằn, thể hiện niềm tin vào ngày mai tốt đẹp hơn.

Thơ Nguyễn Đình Phê: Trước hồ sen

Thơ Nguyễn Đình Phê: Trước hồ sen

(GLO)- Bài thơ "Trước hồ sen" của tác giả Nguyễn Đình Phê không chỉ khắc họa vẻ đẹp thanh tao của hoa sen mà còn gợi mở một không gian tĩnh lặng, trầm tư. Nơi đấy con người tạm xa bộn bề ưu phiền, tìm đến sự thành thản tâm hồn...

Những cuốn “sách sống”

Những cuốn “sách sống”

(GLO)- Qua thời gian và với sự phát triển của khoa học công nghệ, cách thức tiếp thu kiến thức từ sách dần thay đổi và đa dạng hơn, từ sách in truyền thống đến sách điện tử, sách nói. Sẽ như thế nào nếu ta được “đọc” một cuốn sách đặc biệt hơn, đó là trò chuyện với người có những trải nghiệm thú vị?