Kích thích sáng tạo văn học - nghệ thuật

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Đội ngũ văn nghệ sĩ TP HCM đã cho ra đời nhiều tác phẩm văn học - nghệ thuật chất lượng cao, góp phần làm phong phú đời sống tinh thần của người dân

UBND TP HCM vừa ban hành kế hoạch tổ chức lễ công bố và trao tặng Giải thưởng Văn học - Nghệ thuật (VHNT) thành phố lần thứ 3. Dự kiến chương trình sẽ diễn ra ngày 23-10, tại Nhà hát Thành phố (quận 1).

Cơ hội tiếp cận những tác phẩm mang tính thẩm mỹ cao

Kiến trúc sư Nguyễn Trường Lưu, Chủ tịch Liên hiệp Các hội VHNT TP HCM, cho biết: "Đây là giải thưởng nằm trong Chương trình hành động số 45-CTrHĐ/TU năm 2008 của Ban Thường vụ Thành ủy TP HCM, thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TW năm 2008 của Bộ Chính trị (khóa X) về tiếp tục xây dựng và phát triển VHNT trong thời kỳ mới. Các tác giả đã sáng tác nhiều tác phẩm VHNT có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao, vừa có tác dụng định hướng vừa đáp ứng nhu cầu văn hóa - tinh thần ngày càng cao của người dân".

Tác phẩm được xét trao Giải thưởng VHNT TP HCM là những tác phẩm có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật, phản ánh lịch sử dân tộc, truyền thống đấu tranh cách mạng và công cuộc đổi mới hiện nay. Giải thưởng giúp kích thích sự sáng tạo không ngừng của các lĩnh vực: văn học, sân khấu, âm nhạc, múa, kiến trúc, điêu khắc, mỹ thuật…, nhất là lĩnh vực lý luận, phê bình. "Không có lĩnh vực lý luận, phê bình sẽ khó tìm được giá trị chuẩn mực để định hướng sáng tác VHNT" - NSND Trần Minh Ngọc nhấn mạnh.

Theo các nhà chuyên môn, Giải thưởng VHNT TP HCM sẽ giúp người dân có cơ hội tiếp cận những tác phẩm mang tính thẩm mỹ cao. PGS-TS Trần Yến Chi, Trường ĐH Sân khấu - Điện ảnh TP HCM, nhìn nhận: "Giải thưởng VHNT TP HCM như là một sân chơi giúp nghệ sĩ trẻ có thêm năng lượng tích cực để sáng tác; qua đó, cung cấp cho thành phố và cả nước những tác phẩm hay, giá trị, như nhiều vở diễn sân khấu đã đi vào lòng công chúng thời gian qua: "Cách mạng", "Đường bay", "Chiến binh", "Rồng phượng", "Bí mật vườn Lệ Chi", "Ngàn năm tình sử", "Dạ cổ hoài lang", "Thái hậu Dương Vân Nga"…".

Một cảnh trong vở kịch “Đồng chí” (tác giả: Lê Thu Hạnh, đạo diễn: NSND Trần Ngọc Giàu) - tác phẩm do Hội Sân khấu TP HCM đầu tư tham dự Liên hoan Sân khấu thành phố
Một cảnh trong vở kịch “Đồng chí” (tác giả: Lê Thu Hạnh, đạo diễn: NSND Trần Ngọc Giàu) - tác phẩm do Hội Sân khấu TP HCM đầu tư tham dự Liên hoan Sân khấu thành phố

Chú trọng lĩnh vực lý luận, phê bình

TP HCM hiện có khoảng 97.000 người hoạt động trong lĩnh vực VHNT với khoảng 17.670 doanh nghiệp (chiếm 7,74% tổng số doanh nghiệp của thành phố). Doanh nghiệp văn hóa tăng trưởng bình quân khoảng 14%/ năm, đóng góp khoảng 5,7% GRDP hằng năm của thành phố.

Như vậy, văn hóa - nghệ thuật ở TP HCM không chỉ đóng góp vào đời sống tinh thần mà còn có ảnh hưởng đến nền kinh tế của thành phố nói riêng và cả nước nói chung.

Theo kiến trúc sư Nguyễn Trường Lưu, TP HCM đang nỗ lực xây dựng nền công nghiệp văn hóa. 2024 được xem là năm có tính chất bản lề để đến năm 2025, các hoạt động văn hóa - nghệ thuật sẽ bùng nổ nhằm chào mừng nhiều ngày kỷ niệm lớn của đất nước, trong đó có kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Để có được những tác phẩm hay, đặc sắc, TP HCM đã xúc tiến và tổ chức nhiều cuộc vận động sáng tác và dàn dựng, quảng bá tác phẩm VHNT, như: Bình chọn những tác phẩm tiêu biểu của VHNT TP HCM giai đoạn 1975 - 2023; Giải thưởng VHNT TP HCM lần 3 (2018 - 2022)… Nhiều cuộc vận động sáng tác tác phẩm VHNT theo chuyên đề cụ thể trong từng lĩnh vực cũng đã được tổ chức.

Theo đạo diễn Thanh Hạp, cựu thành viên Đoàn Văn công Nam Bộ, Nghị quyết 23 năm 2008 của Bộ Chính trị đã chỉ rõ tình trạng yếu kém của lĩnh vực lý luận, phê bình. Đây là một trong các nguyên nhân dẫn đến những mặt còn hạn chế của lĩnh vực VHNT hiện nay.

"Xây dựng, phát triển lĩnh vực lý luận, phê bình là một trong những mục tiêu quan trọng trong chiến lược tiếp tục xây dựng và phát triển VHNT trong thời kỳ đổi mới. Do đó, Giải thưởng VHNT TP HCM lần 3 cần lưu tâm giới thiệu, xét tặng những công trình nghiên cứu về lý luận, phê bình xứng tầm" - đạo diễn Thanh Hạp mong mỏi.

Theo Bài và ảnh: THANH HIỆP (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

'Miền sông nước' của Bùi Quang Lâm

'Miền sông nước' của Bùi Quang Lâm

Họa sĩ Bùi Quang Lâm (1960) trình làng 70 tác phẩm bằng chất liệu Acrylic với chủ đề "Miền sông nước" tại số 81 Trần Quốc Thảo, quận 3, TP HCM (trụ sở Liên hiệp Các Hội Văn học Nghệ thuật TP HCM). Triển lãm khai mạc vào lúc 9 giờ ngày 28-9-2024.
Tự khúc

Thơ Vân Phi: Tự khúc

(GLO)- Bài thơ "Tự khúc" của tác giả Vân Phi chất chứa bao cảm xúc sâu sắc với nỗi nhớ và sự hoài niệm về một mối tình đã qua. Những hình ảnh như "bến cũ", "sóng trôi" và "trăng vỡ" tạo nên không gian vừa lãng mạn vừa buồn bã, ẩn hiện nỗi cô đơn của người gửi gắm tâm tư...
Nhà điêu khắc Triệu Tiến Dũng: Vượt khó để theo đuổi đam mê sáng tạo

Nhà điêu khắc Triệu Tiến Dũng vượt khó theo đuổi đam mê sáng tạo

(GLO)- Khó có thể hình dung cách thức một nhà điêu khắc hoàn thiện tác phẩm chỉ với 1 tay. Vậy mà, bằng đam mê với những mảng khối, nhà điêu khắc Triệu Tiến Dũng-Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Gia Lai đã vượt qua khó khăn để đạt được những thành công bước đầu trong hành trình sáng tạo.
Diễn đàn Tổng Biên tập “Báo chí giải pháp - Hướng đi cho báo chí truyền thống?”

Diễn đàn Tổng Biên tập “Báo chí giải pháp - Hướng đi cho báo chí truyền thống?”

Tiếp nối thành công từ chương trình Diễn đàn Tổng Biên tập năm 2023, Báo Nhà báo và Công luận tiếp tục tổ chức chương trình Diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp - hướng đi cho báo chí truyền thống” vào ngày 21/9/2024, tại TP. Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.
Hội thảo vai trò của báo chí trong xây dựng đội ngũ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung

Hội thảo vai trò của báo chí trong xây dựng đội ngũ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung

Ngày 20-9, Hội Nhà báo tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội thảo báo chí tỉnh lần thứ XI - năm 2024 với chủ đề “Vai trò của báo chí trong xây dựng đội ngũ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của tỉnh Khánh Hòa trong giai đoạn mới”.
Thơ Nguyễn Trọng Đồng: Bé và con hạc giấy

Thơ Nguyễn Trọng Đồng: Bé và con hạc giấy

(GLO)- Bài thơ "Bé và con hạc giấy" của tác giả Nguyễn Trọng Đồng thể hiện thông điệp về tình bạn đẹp và sự trong sáng trong mối quan hệ giữa trẻ em và thế giới tưởng tượng của mình. Hạc giấy không chỉ là một món đồ chơi mà còn là biểu tượng của ước mơ và sự tự do trong tâm hồn của bé.
Thơ Bút Biển: Tình đầu

Thơ Bút Biển: Tình đầu

(GLO)- Mối tình đầu bao giờ cũng lãng mạn và khó quên. Qua lời thơ của mình, tác giả Bút Biển đã khắc họa hình ảnh người phụ nữ với nỗi buồn và sự cô đơn trong không gian quen thuộc, nơi ký ức về tình yêu đầu vẫn còn vương vấn và quá đỗi mênh mông...
Đoàn thiện nguyện cùng đoàn viên, thanh niên hướng dẫn các em đọc sách được trao tặng từ chương trình Sách về làng tại thư viện nhà trường. Ảnh: Vũ Chi

Sách về làng: Lan tỏa văn hóa đọc tới thiếu nhi vùng khó

(GLO)- Chương trình “Sách về làng” do Huyện Đoàn Krông Pa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Công ty TNHH Joy Foudation và Trường Đại học Văn Lang tổ chức chiều 14-9 tại Trường Tiểu học xã Uar đã mang lại niềm vui, giúp lan tỏa văn hóa đọc tới thiếu nhi vùng khó.
Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Lắng nghe mùa thu

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Lắng nghe mùa thu

(GLO)- Mùa thu được nhiều người ưu ái gọi là mùa cuốn hút trong năm. Còn với tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, thu đến là lúc thả hồn lắng nghe, cảm nhận những hương vị đặc trưng của quê hương như: mùi ổi chín, hương cốm, đom đóm, hoa sữa... Mọi thứ hòa quyện tạo thành một bức tranh thiên nhiên tươi đẹp.
Gương mặt thơ, Võ Kim Ngân

Gương mặt thơ: Võ Kim Ngân

(GLO)- Võ Kim Ngân làm thơ từ hồi còn là sinh viên ở Đại học Tổng hợp Huế, dù sau này khi ra trường, chị là một nhà báo cứng cựa, vừa viết vừa quản lý một văn phòng đại diện ở Đà Nẵng; lúc về hưu thì tham gia dạy báo chí cho một trường đại học...
Thơ Vân Phi: Va vào xưa cũ, vỡ trôi…

Thơ Vân Phi: Va vào xưa cũ, vỡ trôi…

(GLO)- "Va vào xưa cũ, vỡ trôi..." của tác giả Vân Phi thể hiện phong cách và tâm trạng rất đặc trưng của thơ Việt Nam hiện đại. Bài thơ miêu tả một buổi chiều trong phố cũ, nơi kỷ niệm và nỗi buồn hòa quyện với nhau. Ở đó, tình cảm và thời gian dường như vẫn còn đọng lại đầy sâu lắng...