Văn hóa

Infographic Hấp dẫn hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Khai mạc vào sáng 2-11 tại bãi bồi làng Dăng (xã Ia O, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai), Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh hấp dẫn ngay lượt đua vòng loại. Những con thuyền độc mộc lao vun vút trên sóng nước tạo nên hình ảnh ấn tượng, đầy cảm xúc trên dòng sông huyền thoại.

img-3965.jpg
Hội đua thuyền độc mộc diễn ra vào mùa đẹp nhất trong năm của cao nguyên Gia Lai. Ảnh: HOÀNG NGỌC

Ngay khi hiệu lệnh xuất phát, những con thuyền độc mộc thanh thoát lao về phía trước trên sóng nước Pô Cô dưới sức mạnh của các tay chèo. Trong sự reo hò, cổ vũ vang dậy của hàng người dân và du khách bên bờ sông, các tay đua thể hiện sự quyết tâm chinh phục đường đua 2.000m trong thời gian sớm nhất.

43 đội tham gia giải đua thi đấu vòng loại theo hình thức chia lượt, mỗi lượt 7 thuyền đua. Đội về đích trong thời gian nhanh nhất ở mỗi lượt sẽ được chọn thi đấu vòng chung kết hạng A, còn lại sẽ thi chung kết hạng B. Thuyền độc mộc dự đua được làm từ những thân cây gỗ sao lớn nguyên khối được đục rỗng, thành thuyền mỏng, nhọn dần về phía 2 mũi thuyền tạo hình dáng rất thanh thoát. Chiều dài trung bình của mỗi con thuyền độc mộc là 5-6m. Để giữ cho thuyền lướt êm trên sóng nước không bị chòng chành, tối ưu hóa vận tốc, 2 tay chèo phải giữ được sự phối hợp ăn ý, nhịp nhàng.

img-4238.jpg
Những con thuyền thanh thoát lướt trên sóng nước Pô Cô tạo nên hình ảnh ấn tượng trên dòng sông huyền thoại. Ảnh: HOÀNG NGỌC

Diễn ra giữa những ngày mùa khô đẹp nhất trong năm, mặt nước phẳng lặng tạo điều kiện tốt nhất cho các tay chèo chinh phục đường đua xanh. Thế nhưng ngay ở lượt đua đầu tiên đã có những chiếc thuyền lật nhào, cho thấy sức mạnh và kỹ thuật của các tay đua phải thật vững vàng.

Là đội về nhất trong lượt đua đầu tiên ở vòng loại, anh Nguyễn Văn Dũng (huyện Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum) cho biết, đây là năm thứ 3 anh tham gia hội đua thuyền độc mộc. Năm ngoái, đội của anh cũng xuất sắc giành giải nhất chung cuộc. “Các đội anh em đều có kỹ thuật chèo thuyền rất vững vàng. Nên trong lúc đua, mình chỉ biết tập trung và cố gắng hết sức. Tập trung đến mức đầu gối quỳ vào sàn thuyền trầy xước chảy máu mình cũng không biết

Đây đúng nghĩa là một ngày hội, mang lại niềm vui, mang mọi người đến gần nhau hơn. Tôi thấy qua các năm lại có thêm những tay chèo mới nên hội đua thuyền cũng làm cho phong trào thể thao phát triển mạnh mẽ hơn”-anh Dũng chia sẻ

Là tay đua trên “sân nhà”, anh Rơ Mah Jim-làng Bi Ia Yom (xã Ia O) có nhiều thời gian tập luyện hơn so với các đội đua khác. Anh cho biết đây là lần thứ 3 anh tham gia hội đua thuyền và chỉ sợ nhất là gió lớn. Nhưng năm nay thời tiết thuận lợi khiến anh và các thành viên trong đội đua của xã rất hào hứng trước giờ đua.

Anh Jim cho biết: “Hai người ở hai mũi thuyền nhưng phải có sự phân vai, người ngồi trước dùng hết sức chèo cho thuyền chạy tối ưu vận tốc, còn người ngồi sau vừa chèo vừa điều chỉnh để mũi thuyền trước luôn hướng thẳng. Chèo thuyền độc mộc mới thấy thời tiết khắc nghiệt như mưa gió, hoặc qua những đoạn nước chảy xiết, ghềnh đá rất dễ bị lật nếu tay chèo không khéo léo, vững vàng. Hồi xưa, ông bà mình dùng thuyền độc mộc rất giỏi vì họ sử dụng thường xuyên phương tiện này trong sinh hoạt và đúc rút được nhiều kinh nghiệm”.

Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh qua 5 lần tổ chức đã trở thành hoạt động thường niên được mong chờ nhất trong năm ở huyện biên giới Ia Grai. Không chỉ là hoạt động thể thao, hội đua thuyền phản ánh đậm nét đời sống văn hóa của cư dân sinh sống lâu đời trên vùng đất biên cương.

Pô Cô là một nhánh của dòng Sê San khởi nguồn từ đỉnh Ngọc Linh hùng vĩ (tỉnh Kon Tum). Sông đổ từ Kon Tum xuống Gia Lai rồi sang đất bạn Campuchia để hòa vào dòng Mê Kông. Trong kháng chiến chống Mỹ, sông Pô Cô là tuyến vận tải đặc biệt nằm trên hành lang Bắc-Nam. Thuyền độc mộc từ một phương tiện di chuyển độc đáo của cư dân ven sông đã tham gia vào cuộc chiến tranh vệ quốc. Dòng sông Pô Cô cũng trở thành chứng nhân, cất giữ một phần lịch sử cuộc kháng chiến vệ quốc vĩ đại của dân tộc.

dscf6867.jpg
Thời tiết rất thuận lợi để các tay đua tự tin bứt phá trên đường đua xanh. Ảnh: HOÀNG NGỌC

Ông Lê Ngọc Quý-Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Ia Grai nhấn mạnh ý nghĩa của hội đua thuyền: “Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, người con làng Nú-A Sanh đã cùng đồng đội sử dụng những chiếc thuyền độc mộc làm phương tiện vận chuyển bộ đội, lương thực, vũ khí đạn dược qua sông đánh giặc, góp phần giải phóng đất nước. A Sanh trở thành hình tượng trong thi ca, cổ vũ bộ đội, Nhân dân và đồng bào các dân tộc ở mặt trận B3 anh dũng chiến đấu trên mọi chiến trường, tiêu biểu cho ý chí quật cường, anh dũng và tinh thần yêu nước của Nhân dân các dân tộc huyện nhà. Hội đua thuyền được tổ chức thường niên nhằm phát huy truyền thống anh hùng cách mạng của các dân tộc trên địa bàn huyện”.

dscf6855.jpg
Cổ động viên cổ vũ các thuyền đua. Ảnh: HOÀNG NGỌC

Hình ảnh những con thuyền độc mộc lướt trên dòng sông Pô Cô hôm nay không khỏi gợi nhớ hình ảnh của những người lái đò năm nào. “Tinh thần A Sanh” như vẫn được tiếp nối trong hình ảnh những tay chèo. Để giành được chiếc cúp mang tên người anh hùng gắn với dòng sông huyền sử này cũng là niềm tự hào với bất cứ tay chèo nào. Đối với du khách, Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô mang đến những cảm xúc khó quên.

Bà Nguyễn Thị Tú (một cựu giáo chức hiện đang sinh sống tại TP. Pleiku) chia sẻ: “Thật tuyệt vời, hình ảnh những con thuyền lướt trên sóng nước Pô Cô vừa ấn tượng, vừa cho tôi nhiều xúc động. Tôi ra trường năm 1980 và nhận công tác đầu tiên ở vùng đất bên dòng sông Pô Cô ở vùng biên giới này. Những năm đó, người dân còn di chuyền bằng thuyền độc mộc khá phổ biển. Vì vậy mà hôm nay nhìn thấy những con thuyền độc mộc tôi không khỏi bồi hồi. Tinh thần và sự tập trung của những người đua thuyền khiến chúng tôi hồi hộp dõi theo từng nhịp chèo của họ”.

img-4283.jpg
Các đội đua bám đuổi sát nhau trên mặt sông. Ảnh: PHẠM QUÝ

Vòng chung kết hội đua thuyền sẽ diễn ra vào sáng ngày 3-11. Đội giành được cúp A Sanh sẽ được ban tổ chức trao cúp, huy chương vàng cùng phần thưởng 10 triệu đồng.

Có thể bạn quan tâm

Cồng chiêng của người Bahnar là dàn âm thanh rất kỳ vĩ , đòi hỏi nghệ nhân chỉnh chiêng phải am hiểu sâu sắc về âm nhạc và có năng khiếu. Ảnh: Hoàng Ngọc

Trình diễn kỹ thuật chỉnh chiêng tại TP. Pleiku

(GLO)- Chiều 12-4, bên hông trụ đá 54 dân tộc anh em tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai), các nghệ nhân Bahnar, Jrai có cuộc gặp gỡ trình diễn kỹ thuật chỉnh chiêng. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ IV.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Mùa hoa hẹn phố

(GLO)- Thỉnh thoảng, bạn bè thời đại học ngẫu hứng gửi vào nhóm Zalo bức ảnh về một loài hoa. Dù không giải thích lời nào nhưng lập tức nhiều phản hồi, nhiều icon xuất hiện.

Gia Lai triển khai chuỗi hoạt động của Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam từ 15-4 đến 2-5

Gia Lai triển khai chuỗi hoạt động của Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam từ 15-4 đến 2-5

(GLO)-Với thông điệp “Văn hóa đọc-Kết nối cộng đồng”, “Cùng sách bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”, “Đọc sách-làm giàu tri thức, nuôi dưỡng khát vọng, thúc đẩy đổi mới sáng tạo”, chuỗi hoạt động Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 4-2025 sẽ diễn ra từ 15-4 đến 2-5.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Món quà của chị Hai

(GLO)- Thời tiểu học, tôi khá biếng nhác việc học. Kết quả học tập của tôi năm nào cũng gần như “đội sổ”, trầy trật hết cách mới không bị lưu ban. Trong khi đó, các anh chị tôi đều học giỏi. Tuy nhiên, đọc cuốn sách 'Vượt đêm dài' của nhà văn Minh Quân do chị Hai tặng đã thay đổi cuộc đời tôi.

Tan biến giữa rừng

Tan biến giữa rừng

(GLO)- Tôi mê đắm Tây Nguyên bắt đầu từ 2 chữ “đại ngàn”. Tôi cũng đã từng mường tượng về những cánh rừng bạt ngàn, tán cây che kín không thấy ánh mặt trời, dây leo và cây bụi lấp kín không một lối mòn, muông thú chạy nhảy dưới những tán xanh.

Khôi phục lệ cúng cá ở An Khê. Ảnh: Ngọc Minh

Lệ cúng cá ở An Khê

(GLO)- Trong lễ cúng Quý Xuân (17-2 âm lịch) vừa qua, Ban Nghi lễ miếu An Xuyên (phường Tây Sơn, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) đã khôi phục lệ cúng cá. Những con cá tươi ngon được ngư dân đánh bắt ở sông Ba dâng cúng tỏ lòng biết ơn các vị thần linh, tiền nhân.

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Ngày 4-4, tại Hà Nội, Bộ VH-TT-DL tổ chức hội thảo lấy ý kiến xây dựng Nghị định về khuyến khích phát triển văn học. Đây là một bước quan trọng nhằm tạo dựng hành lang pháp lý hỗ trợ nền văn học Việt Nam phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0.

“Giữ lửa” tò he trên quê hương mới

“Giữ lửa” tò he trên quê hương mới

(GLO)- Rời làng Xuân La (xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, Hà Nội), ông Vũ Văn Chiến mang theo nghề nặn tò he của quê cha đất tổ vào thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) lập nghiệp. Hơn 30 năm qua, ông vẫn tận tụy đưa tò he đến với nhiều người trên vùng đất Tây Sơn Thượng đạo.