“Mùa xuân của mẹ”

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Đầu năm nay, tác giả Lê Thị Kim Sơn-Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Gia Lai ra mắt tập truyện dành cho thiếu nhi “Cổ tích trưa” (Nhà xuất bản Kim Đồng) và mới đây là tập truyện ngắn “Mùa xuân của mẹ” (Nhà xuất bản Hồng Đức). 

Năm 2024, tác giả Lê Thị Kim Sơn gặt hái nhiều thành công khi đạt giải A cuộc thi sáng tác văn học về lực lượng trinh sát ngoại tuyến, giải B cuộc thi sáng tác văn học về lực lượng Công an cơ sở do Bộ Công an tổ chức. Đầu năm nay, chị ra mắt tập truyện dành cho thiếu nhi “Cổ tích trưa” (Nhà xuất bản Kim Đồng) và mới đây là tập truyện ngắn “Mùa xuân của mẹ” (Nhà xuất bản Hồng Đức). Với 15 truyện ngắn, “Mùa xuân của mẹ” là những suy nghĩ, trăn trở về tình cảm gia đình.

tap-truyen-mua-xua-cua-me-dd.jpg
Tập truyện ngắn “Mùa xuân của mẹ” của tác giả Lê Thị Kim Sơn. Ảnh: N.K

Mỗi câu chuyện là một phác họa về gia đình mà ở đó, chúng ta thấy được tình yêu thương, sự hy sinh dành cho người thân yêu, là hạnh phúc, là khổ đau, bi kịch. Mở đầu là truyện ngắn “Mùa xuân của mẹ” cũng là tựa đề của tập sách. Tác giả đã đưa bạn đọc đến với nhiều tâm trạng, cảm xúc khác nhau với thông điệp “con cái chính là Tết của bố mẹ”.

Tiếp đến, truyện ngắn “À ơi”, “Mẹ và con gái”, “Nghĩa tình”, “Vọng ngày” là những câu chuyện xoay quanh cuộc sống gia đình mà chúng ta hay gặp hàng ngày. Nếu “À ơi” là câu chuyện của người mẹ bị mất trí nhớ, tình cảm dằn vặt giữa 2 người đàn ông thì “Mẹ và con gái” là những mâu thuẫn muôn thuở trong gia đình, giữa 2 thế hệ, khi chưa thật sự hiểu về nhau, chưa một lần nói chuyện thẳng thắn, cùng tâm sự để giải tỏa khúc mắc. Còn “Vọng ngày” lại là câu chuyện về tình cảm của 2 mẹ con đơn thân, sống nương tựa vào nhau.

Những câu chuyện đan xen, mỗi trang sách lại mở ra một câu chuyện về cuộc sống gia đình, khiến cho chúng ta vừa đọc vừa suy ngẫm, vừa thêm trân quý tình cảm gia đình.

Trong tập truyện này, Kim Sơn cũng thử sức với đề tài lịch sử với những tích truyện có sẵn được chị khai thác thêm nhiều khía cạnh và góc nhìn mới. Truyện ngắn “Vận nước” là câu chuyện nêu cao tinh thần yêu nước của Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản. Mặc dù biết phạm quy tắc sẽ bị tội nặng nhưng vẫn nhất quyết “xin đánh”. Tình yêu nước còn được thể hiện qua truyện ngắn “Giấc mơ bầu trời” tái hiện lại những thời khắc chiến đấu khốc liệt của năm 1972.

Ở tập truyện này, Kim Sơn vẫn giữ lối viết theo cảm xúc, nhẹ nhàng, tươi sáng nhưng cũng đủ khiến độc giả cùng đồng cảm, ngậm ngùi và cùng xót xa hơn cho từng nhân vật trong cuộc sống. Có thể nói, tình cảm gia đình, tình yêu nước, tình yêu lứa đôi đã xâu chuỗi 15 câu chuyện trong “Mùa xuân của mẹ” lại một cách tự nhiên.

Giọng văn của Kim Sơn cứ tiến triển tự nhiên cuốn hút người đọc từ đầu đến cuối, với những kết thúc có hậu, hoặc kết thúc theo hướng mở, giúp cho người đọc có thêm nhiều suy nghĩ về gia đình, về cuộc đời và giúp người đọc biết trân trọng hơn giá trị của cuộc sống.

Có thể bạn quan tâm

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

(GLO)- “Dáng vẻ của một người yên lặng đọc sách khá giống với những gì tôi cảm thấy khi nghĩ về một người đang trưởng thành trong lặng lẽ”-đó là cảm nhận của chị Trần Thị Kim Phùng Thủy-Trưởng ban Điều hành dự án “Văn hóa đọc Gia Lai” về giá trị sâu bền mà sách mang lại.

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

(GLO)- Bài thơ "Mùa qua phố" của tác giả Lenguyen là một bức tranh dịu dàng, gợi cảm xúc, đưa người đọc bước vào không gian phố núi Pleiku trong thời khắc chuyển mùa. Với giọng điệu lãng mạn và sâu lắng, bài thơ khơi gợi vẻ đẹp bình dị nhưng đầy chất thơ của phố núi...

Con đường tất yếu

Con đường tất yếu

Vài năm trở lại đây, các sản phẩm văn hóa - nghệ thuật Việt đã được khai thác với tinh thần mới: vừa trân trọng truyền thống, vừa dấn thân khai phá cái mới.

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Ngày 4-4, tại Hà Nội, Bộ VH-TT-DL tổ chức hội thảo lấy ý kiến xây dựng Nghị định về khuyến khích phát triển văn học. Đây là một bước quan trọng nhằm tạo dựng hành lang pháp lý hỗ trợ nền văn học Việt Nam phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0.

 Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

(GLO)- "Bầu trời trở lại" của Lữ Hồng là bài thơ giàu hình ảnh và cảm xúc, gợi lên sự chuyển mình của thiên nhiên, lòng người. Bài thơ là bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, cũng là một hành trình nội tâm sâu sắc, nơi con người giao hòa với đất trời, với những giấc mơ và niềm tin vào ngày mai.

Thơ Đào An Duyên: Đêm sang mùa

Thơ Đào An Duyên: Đêm sang mùa

(GLO)- Bài thơ "Đêm sang mùa" của Đào An Duyên là một bức tranh thơ mộng về những khoảnh khắc chuyển giao, khi đêm và mùa giao thoa, khi không gian và thời gian hòa quyện vào nhau, tạo nên một cảm giác lạ kỳ, huyền bí...

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

(GLO)- Sinh ra trong một gia đình trí thức người Jrai ở thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai), cô Kpă H’Nina-Giáo viên môn Tiếng Anh ở Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (huyện Ia Grai) không chỉ được rèn giũa tinh thần ham học, mở mang kiến thức mà còn được thừa hưởng vẻ đẹp của cả bố và mẹ.