Quan tài bằng vàng nghìn năm tuổi bị đánh cắp được trả về Ai Cập

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Chiếc quan tài 2.000 năm tuổi được làm bằng vàng theo hình xác ướp của thầy tế Nedjemankh ở triều đại Ptolemaic vốn bị đánh cắp khỏi Ai Cập từ năm 2011 nay đã được "hồi hương."
Quan tài bằng vàng 2.000 năm tuổi đã được trao trả cho Ai Cập. (Nguồn: Reuters)
Sau nhiều năm bị thất lạc, quan tài bằng vàng của thầy tế Nedjemankh có niên đại hàng nghìn năm tuổi đã được Mỹ trao trả cho Ai Cập và chính thức trưng bày tại Bảo tàng quốc gia về nền văn minh Ai Cập tại thủ đô Cairo vào ngày 1/10.
Quan tài bằng vàng theo hình xác ướp của thầy tế Nedjemankh ở triều đại Ptolemaic, cách đây 2.000 năm.
Nedjemankh là thầy tế chức vị cao nhất, chuyên thờ thần Heryshef.
Trong cuộc chính biến hồi năm 2011 tại Ai Cập, những kẻ buôn lậu cổ vật đã đánh cắp quan tài dài 1,8m này tại Minya, miền Nam Ai Cập và làm giả giấy tờ xuất khẩu.
Chiếc quan tài không chứa xác này đã được đưa qua nhiều nước như Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), rồi tới Đức trước khi được chuyển đến Pháp.
Quan tài bằng vàng theo hình xác ướp của thầy tế Nedjemankh ở triều đại Ptolemaic dài 1,8m. (Nguồn: Reuters)
Hồi tháng 7/2017, Bảo tàng nghệ thuật Metropolitan tại New York đã mua lại cỗ quan tài này từ một nhà môi giới nghệ thuật tại Paris với giá khoảng 4 triệu USD và trưng bày cổ vật này đến tháng Hai vừa qua.
Sau khi xác định đây là cổ vật bị đánh cắp, các nhà chức trách Mỹ đã ngừng trừng bày và lên kế hoạch trao trả lại chiếc quan tài cho Ai Cập.
Bộ Cổ vật Ai Cập Khaled el-Anany khẳng định việc hồi hương cổ vật độc nhất vô nhị này cho thấy mối quan hệ bền chặt giữa Mỹ và Ai Cập.
Ai Cập đang nỗ lực quảng bá di sản khảo cổ học của nước này nhằm khôi phục ngành du lịch, vốn bị giảm sút đáng kể kể từ sau cuộc chính biến lật đổ Tổng thống Hosni Mubarak hồi năm 2011.
Thanh Hương (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Chất trữ tình trong trường ca Xing Chơ Niếp

Chất trữ tình trong trường ca Xing Chơ Niếp

(GLO)- Trường ca Xing Chơ Niếp của dân tộc Ê Đê được sưu tầm ở vùng Krông Pa (cũng có người cho rằng đây là trường ca của người Bahnar Chăm ở Krông Pa) từ những năm 80 của thế kỷ trước, cùng thời với H’mon Đăm Noi của người Bahnar được sưu tầm ở vùng Kông Chro ngày nay.
Thương lắm, nhà Rông…

Thương lắm, nhà Rông…

Đó là một trong những ngôi nhà Rông cổ và đẹp nhất nhì xứ này còn giữ lại hầu như nguyên vẹn ét xưa cũ trên cao nguyên. Nhưng ngọn lửa đã đốt trụi những gì tinh túy nhất của làng. Ngọn lửa bốc lên cháy rực bỏng rát trong tim của mỗi người làng một nỗi đau nhưng nhức.
Báo ân trọn vẹn mùa Vu Lan

Báo ân trọn vẹn mùa Vu Lan

Nói đến Vu Lan chính là nói đến tinh thần báo hiếu báo ân, tinh thần cứu độ của đạo Phật. Nhưng báo hiếu, tri ân theo tinh thần Phật pháp không phải là sa đà cầu cúng, đốt vàng mã theo kiểu “trần sao âm vậy” như tục lệ dân gian.
Độc đáo lễ cúng kết nghĩa của người Jrai

Độc đáo lễ cúng kết nghĩa của người Jrai

(GLO)- Hiện nay, cộng đồng người Jrai ở thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) vẫn giữ được nhiều nghi lễ độc đáo. Trong đó, lễ cúng kết nghĩa buôn làng có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, góp phần nâng cao tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau để xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.
Lập lại “trật tự âm thanh” cồng chiêng

Lập lại “trật tự âm thanh” cồng chiêng

(GLO)- Đó là mong muốn của nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền (Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam) khi tham gia đứng lớp truyền dạy cách thức gò chỉnh chiêng cho hơn 80 nghệ nhân Jrai, Bahnar trên địa bàn tỉnh Gia Lai từ ngày 26-7 đến 28-8.
Thêm không gian cho cồng chiêng

Thêm không gian cho cồng chiêng

(GLO)- Dự án phòng trưng bày Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên hoàn thiện và đưa vào sử dụng, ngoài mục tiêu tôn vinh di sản sẽ tạo sức hút đáng kể cho du lịch địa phương.