Gìn giữ và trao truyền giá trị văn hóa của người Jrai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Nhờ chú trọng công tác giữ gìn và trao truyền các giá trị văn hóa của dân tộc, hiện nay, phường Thắng Lợi (TP. Pleiku) còn bảo tồn các giá trị văn hóa của người dân tộc Jrai như: cồng chiêng, dệt thổ cẩm, chế tác nhạc cụ dân tộc...
Nghệ nhân Ak (bìa trái) truyền dạy cồng chiêng cho thanh-thiếu niên trong làng. Ảnh: Q.T

Nghệ nhân Ak (bìa trái) truyền dạy cồng chiêng cho thanh-thiếu niên trong làng. Ảnh: Q.T

Dù đã 78 tuổi nhưng mỗi dịp cuối tuần, nghệ nhân Ak (làng Chuet 2) đều miệt mài truyền dạy cồng chiêng cho thanh-thiếu niên trong làng. Nghệ nhân Ak chia sẻ: “Trước đây, tất cả trai gái trong làng đều biết đánh cồng chiêng, xoang. Mỗi khi làng có lễ hội gì thì rất đông dân làng tham gia.

Theo nhịp sống hiện đại, lũ trẻ trong làng cũng quên mất cách đánh cồng chiêng. Được sự quan tâm của lãnh đạo phường, mình đã tập hợp con cháu trong làng lại để truyền dạy cồng chiêng, từ đó góp phần giữ gìn và phát huy nét đẹp của cồng chiêng Tây Nguyên”.

Chính sự nhiệt huyết của nghệ nhân Ak cùng sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, đến nay, phường Thắng Lợi đã thành lập được 4 đội cồng chiêng ở mọi lứa tuổi (chưa kể đội cồng chiêng của Trường Tiểu học Anh Hùng Núp) và 1 câu lạc bộ (CLB) múa xoang. Nhờ được truyền dạy bài bản, các đội cồng chiêng của phường, kể cả đội cồng chiêng “nhí” đều trình diễn khá thành thục và tham gia diễn tấu ở nhiều nơi trong và ngoài tỉnh, thậm chí xuất ngoại.

Tham gia tập luyện cồng chiêng từ năm 9 tuổi, đến nay, em Hi (17 tuổi, làng Chuet 1) đã thuần thục các bài chiêng truyền thống của dân tộc mình như: mừng chiến thắng, lúa mới, nhà rông mới, cúng giọt nước…

“Cồng chiêng và xoang là nét văn hóa đặc trưng của người Jrai. Vì vậy, em và các bạn trong làng luôn chăm chỉ tham gia tập luyện để lưu giữ nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình. Trong những lần đi biểu diễn, em thấy mọi người rất thích nghe tiếng chiêng, xem điệu xoang của dân tộc mình nên chúng em sẽ cố gắng tập luyện; đồng thời chỉ bảo các em nhỏ trong làng cùng nhau tập luyện để tiếng cồng chiêng của dân tộc mình vang xa”-Hi tâm sự.

Bên cạnh cồng chiêng, dệt thổ cẩm là nghề thủ công truyền thống và luôn gắn liền với cuộc sống, sinh hoạt của bà con Jrai trên địa bàn phường. Với tình yêu, tâm huyết và muốn lưu truyền nghề dệt thổ cẩm, thời gian qua, nhiều nghệ nhân của phường nỗ lực gìn giữ, duy trì và truyền dạy cho các chị em trong làng.

Để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, phường đã tập hợp các nghệ nhân và hội viên phụ nữ trong các làng thành lập CLB Dệt thổ cẩm với 25 thành viên. Đồng thời, hỗ trợ đưa các sản phẩm dệt của CLB tham gia trưng bày, giới thiệu tại các hội chợ thương mại trong và ngoài tỉnh nhằm tìm đầu ra cho sản phẩm.

Bà H’Bloih có thêm thu nhập từ nghề dệt thổ cẩm truyền thống. Ảnh: Q.T

Bà H’Bloih có thêm thu nhập từ nghề dệt thổ cẩm truyền thống. Ảnh: Q.T

Chính nghề dệt thổ cẩm đã mang lại nguồn thu nhập chính cho gia đình bà H’Bloih (làng Chuet 2) trong những năm qua. Bà H’Bloih chia sẻ: “Trước đây, mình chủ yếu dệt trang phục để phục vụ cho các thành viên trong gia đình hoặc tranh thủ thời gian rảnh thì làm thêm nếu người dân trong làng đặt mua nhưng rất ít.

Từ khi tham gia CLB, được phường hỗ trợ quảng bá sản phẩm, mình nhận được nhiều đơn đặt hàng hơn; trung bình mỗi tháng bán được 2-3 bộ, có thêm thu nhập ổn định cuộc sống. Ngoài ra, mình cũng tham gia cùng với chị em trong CLB truyền dạy nghề cho các chị em, con cháu trong làng để giữ gìn nghề dệt truyền thống của dân tộc”.

Trao đổi với P.V, ông Nguyễn Văn Tùng-Chủ tịch UBND phường Thắng Lợi-thông tin: Trên địa bàn phường có 3 làng đồng bào dân tộc thiểu số, chiếm khoảng 15% dân số. Với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, các giá trị văn hóa truyền thống được giữ gìn và phát huy.

Thời gian tới, phường sẽ tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân giữ gìn, trao truyền các giá trị văn hóa của dân tộc mình cho các thế hệ trẻ gắn với phát triển du lịch. Đồng thời, tạo điều kiện, hỗ trợ kinh phí để các đội cồng chiêng tham gia các sự kiện, lễ hội văn hóa của địa phương; đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến tiêu thụ các sản phẩm dệt thổ cẩm, đan lát, nhạc cụ truyền thống, đồ lưu niệm… do các nghệ nhân trên địa bàn làm ra, góp phần tạo việc làm, cải thiện thu nhập cho bà con.

Có thể bạn quan tâm

Chàng trai nặng lòng với văn hóa M’nông

Chàng trai nặng lòng với văn hóa M’nông

Mặc dù là dân tộc Kinh nhưng anh Nguyễn Văn Hiếu sinh ra và lớn lên tại thị trấn Liên Sơn (huyện Lắk, Đắk Lắk) – nơi có những buôn làng người M’nông bản địa sinh sống lâu đời nên có niềm đam mê đặc biệt với nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào M'nông.

Chàng trai 9X đam mê vẽ tranh truyền thần

Chàng trai 9X đam mê vẽ tranh truyền thần

(GLO)- Sinh ra trong gia đình không có truyền thống về nghệ thuật nhưng anh Phạm Thanh Lâm (SN 1992, thôn Tân Lập, xã Ia Sao, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) đã quyết định theo đuổi đam mê hội họa. Anh đã bộc lộ tài năng với tranh truyền thần và được nhiều người đón nhận.

Chuyện làng ở Hà Tây

Chuyện làng ở Hà Tây

(GLO)- Chúng tôi về thăm xã Hà Tây (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) vào một ngày mưa nhẹ, trời se lạnh. Tại đây, chúng tôi dành thời gian để trải nghiệm cuộc sống của đồng bào Bahnar và được nghe các già làng kể chuyện nhà rông.

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là di sản có tiềm năng khai thác kinh tế du lịch. Ảnh: Minh Châu

Những ngày làm hồ sơ “Không gian văn hóa cồng chiêng”

(GLO)- Ngày 23-3-2004, Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch) ban hành quyết định về việc xây dựng hồ sơ ứng cử quốc gia “Vùng văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” là di sản tiếp nối trình UNESCO công nhận là kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại.

Tiết mục hát dân ca của em Đinh Doanh và đoàn nghệ nhân xã Pờ Tó trong chương trình “Cồng chiêng cuối tuần-Thưởng thức và trải nghiệm” tại huyện Ia Pa. Ảnh: V.C

Cồng chiêng cuối tuần trở lại Ia Pa

(GLO)- Tối 17-11, chương trình “Cồng chiêng cuối tuần-Thưởng thức và trải nghiệm” tiếp tục được tổ chức tại huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai. Chương trình mang đến nhiều tiết mục đặc sắc làm nức lòng người dân và du khách.

Các em học sinh trải nghiệm đan gùi với nghệ nhân làng Ngơm Thung, xã Ia Pết, huyện Đak Đoa. Ảnh: L.N

Sức sống di sản

(GLO)- Tham gia một sự kiện quy mô song các nghệ nhân gần như không trình diễn mà như đang trong buổi sinh hoạt văn hóa vẫn thường diễn ra tại buôn làng; khách tham quan cũng được hòa mình vào những trải nghiệm không thể thú vị hơn tại Ngày hội Di sản văn hóa năm 2024.

Chủ nhân tuổi 19 của loạt phim hoạt hình triệu view

Chủ nhân tuổi 19 của loạt phim hoạt hình triệu view

Lê Văn Vũ (19 tuổi) là người đứng sau loạt phim hoạt hình triệu view, như Chàng trai bất tử (11,2 triệu lượt xem), Yêu em trong mơ (1,8 triệu lượt xem), series Tây Du Ký gen Z (7,6 triệu lượt xem)... Nhờ công việc này, Vũ đã có thêm thu nhập ổn định từ khi còn là học sinh.

Những món đồ cũ

Những món đồ cũ

(GLO)- Mỗi lần sắp xếp lại đồ đạc trong nhà, tôi thường tần ngần ngắm nhìn những món đồ cũ. Những đồ vật vốn vô tri, nhưng khi gắn với cuộc sống con người thì chúng trở nên có hồn và có thể gợi lại những câu chuyện, kỷ niệm khó quên.

Kết nối, tôn vinh bạn đọc yêu sách

E-magazineKết nối, tôn vinh bạn đọc yêu sách

(GLO)- Sáng 17-10, Thư viện tỉnh Gia Lai tổ chức chương trình “Kết nối bạn đọc yêu sách” với sự tham gia của hàng trăm học sinh thuộc các đơn vị trường học trên địa bàn TP. Pleiku, những người làm công tác thư viện ở cơ sở và bạn đọc tích cực của thư viện năm 2024.

Trao tặng 4 “Tủ sách cho em” tại huyện Kbang

Trao tặng 4 “Tủ sách cho em” tại huyện Kbang

(GLO)- Sáng 8-10, tại Trường Tiểu học Kông Lơng Khơng (xã Kông Lơng Khơng), Huyện Đoàn Kbang (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Câu lạc bộ (CLB) Gia Lai yêu thương tổ chức chương trình trao tặng “Tủ sách cho em” năm 2024.