Giới thiệu tinh hoa văn hóa, không gian cồng chiêng của đồng bào Tây nguyên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Lần đầu tiên, tỉnh Kon Tum đăng cai tổ chức Ngày hội văn hóa các dân tộc vùng Tây nguyên, quy tụ hơn 800 nghệ nhân, diễn viên đến từ các tỉnh trong khu vực.

Ngày hội văn hóa các dân tộc vùng Tây nguyên lần thứ I năm 2023 với chủ đề "Đại ngàn Tây nguyên - Tinh hoa hội tụ" diễn ra tại TP.Kon Tum (tỉnh Kon Tum) trong 3 ngày từ 29.11 - 1.12 với sự tham gia của khoảng 800 nghệ nhân, nghệ sĩ, diễn viên, vận động viên đến từ 5 tỉnh Tây nguyên: Kon Tum, Đăk Lăk, Gia Lai, Đăk Nông, Lâm Đồng.

Hoạt động văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc ở tỉnh Kon Tum. Ảnh: BAN NGUYỄN

Hoạt động văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc ở tỉnh Kon Tum. Ảnh: BAN NGUYỄN

Theo Sở VH-TT-DL tỉnh Kon Tum, ngày hội có nhiều hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch đặc sắc, hấp dẫn như: trình diễn, giới thiệu trích đoạn lễ hội, nghi thức sinh hoạt văn hóa truyền thống dân tộc; không gian trưng bày giới thiệu, quảng bá sản phẩm văn hóa truyền thống; trưng bày, giới thiệu ẩm thực truyền thống; liên hoan văn nghệ quần chúng và trình diễn trang phục các dân tộc vùng Tây nguyên; triển lãm "Đặc trưng văn hóa các dân tộc vùng Tây nguyên trong cộng đồng văn hóa các dân tộc Việt Nam"…

Ngày hội văn hóa các dân tộc vùng Tây nguyên lần thứ I còn có hoạt động trưng bày ảnh nghệ thuật về sắc màu văn hóa đặc sắc các dân tộc khu vực Tây nguyên; hướng dẫn, hỗ trợ tổ chức các tour, tuyến du lịch tham quan nhằm quảng bá, giới thiệu vẻ đẹp của vùng đất, con người Tây nguyên…

Các hoạt động văn hóa truyền thống của đồng bào Tây nguyên sẽ được trình diễn tại ngày hội. Ảnh: BAN NGUYỄN

Các hoạt động văn hóa truyền thống của đồng bào Tây nguyên sẽ được trình diễn tại ngày hội. Ảnh: BAN NGUYỄN

Ông Nguyễn Văn Bình, Giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh Kon Tum, cho biết mục đích của ngày hội là tạo dựng không gian kết nối văn hóa, giới thiệu, quảng bá đến công chúng văn hóa, không gian cồng chiêng, nét văn hóa nương rẫy truyền thống của đồng bào các dân tộc Tây nguyên. Qua đó, góp phần tăng cường khối đại đoàn kết giữa các dân tộc, địa phương; thúc đẩy phát triển du lịch, phát triển toàn diện về kinh tế, văn hóa, xã hội của vùng Tây nguyên. Đây cũng là cơ hội lớn cho Kon Tum quảng bá, phát triển du lịch, nâng cao vị thế trong khu vực.

"Ngày hội lần này là một trong những giải pháp, nhiệm vụ góp phần phát triển du lịch. Qua đó, tỉnh Kon Tum mong muốn sẽ là nơi kết nối và hội tụ những nét văn hóa truyền thống đặc sắc, hướng tới mục tiêu thúc đẩy liên kết phát triển du lịch giữa các địa phương trên cả nước, thúc đẩy hội nhập quốc tế; đồng thời, tạo điều kiện thu hút mạnh mẽ các nguồn lực đầu tư phát triển du lịch, nâng cao vị thế, hình ảnh đất nước, con người Việt Nam nói chung và tỉnh Kon Tum nói riêng" ông Bình nói.

Lễ khai mạc Ngày hội văn hóa các dân tộc vùng Tây nguyên lần thứ I diễn ra tại quảng trường 16.3, TP.Kon Tum vào tối 29.11 có nhiều chương trình nghệ thuật đặc sắc, hấp dẫn, hội tụ đủ sắc màu dân tộc 5 tỉnh Tây nguyên.

Trong đó, màn khai mạc dài 12 phút gồm các tiết mục: Trống hội Âm vang núi rừng Tây nguyên (500 chiến sĩ Học viện Cảnh sát nhân dân trình diễn); Tinh hoa hội tụ (Trung tâm Văn hóa nghệ thuật tỉnh Kon Tum và các tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông, Nhà hát Đam San, 100 học sinh tỉnh Kon Tum, 500 nghệ nhân các tỉnh cùng tham gia).

Chương trình khai mạc còn có 10 tiết mục văn nghệ đặc sắc do các nghệ sĩ, diễn viên từ các đoàn tham gia biểu diễn.

Có thể bạn quan tâm

Cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng: Đã 3 lần từ chối, nhưng sau vẫn nhận tiền là sai lầm

Cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng: Đã 3 lần từ chối, nhưng sau vẫn nhận tiền là sai lầm

Tiếp tục xét hỏi các bị cáo là cựu lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng về hành vi nhận hối lộ hàng tỷ đồng của bị cáo Nguyễn Cao Trí (Tổng Giám đốc Công ty Sài Gòn Đại Ninh), chủ tọa Trần Nam Hà đề nghị các bị cáo “đi thẳng vào vấn đề”, không trình bày lòng vòng.