Ban hành kế hoạch thông tin phòng, chống bệnh Lở mồm long móng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nội dung thông tin là tuyên truyền các quy định của Luật Thú y, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, các văn bản chỉ đạo về phòng, chống bệnh Lở mồm long móng...
 

 Phun khử trùng chuồng trại. (Ảnh: Bùi Đức Hiếu/TTXVN)
Phun khử trùng chuồng trại. (Ảnh: Bùi Đức Hiếu/TTXVN)



Bộ Thông tin và Truyền thông vừa ban hành quyết định số 2058 về kế hoạch thông tin tuyên truyền phòng, chống bệnh Lở mồm long móng giai đoạn 2021-2025.

Kế hoạch thông tin tuyên truyền được ban hành nhằm triển khai thực hiện Quyết định số 1632/QĐ-TTg ngày 22/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt "Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh Lở mồm long móng, giai đoạn 2020-2025"; hướng đến nâng cao nhận thức, hành vi của cộng đồng trong việc phòng, chống bệnh Lở mồm long móng, góp phần ngăn chặn sự xâm nhập của chủng virus Lở mồm long móng từ bên ngoài vào Việt Nam.

Đồng thời, kế hoạch nhằm xây dưng thành công các vùng an toàn dịch bệnh Lở mồm long móng cấp huyện, hoặc vùng liên huyện của một số tỉnh, thành phố; tuyên truyền về phòng, chống bệnh Lở mồm long móng bằng nhiều hình thức truyền thông phong phú, đa dạng, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương, vùng miền.

Theo kế hoạch, nội dung thông tin là tuyên truyền các quy định của Luật Thú y, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về phòng, chống bệnh Lở mồm long móng; tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng về tính chất nguy hiểm của dịch bệnh Lở mồm long móng; phê phán, lên án các hành vi nhập lậu, vận chuyển, buôn bán bất hợp pháp động vật, sản phẩm động vật qua biên giới; thông tin về các triệu chứng của bệnh và mức độ nguy hiểm của bệnh; về các chủng loại vacxin, hướng dẫn sử dụng cách sử dụng vacxin, thời gian tiêm phòng để xét nghiệm và phòng bệnh.

Bên cạnh đó, kế hoạch yêu cầu thông tin về mô hình xây dựng vùng, cơ sở, chuỗi ăn chăn nuôi an toàn dịch bệnh; việc kiểm soát vận chuyển động vật, sản phẩm động vật tại các địa phương; việc kiểm soát, quản lý giết mổ gia súc, kiểm tra việc vệ sinh, khử trùng tiêu độc chuồng trại, khu vực nuôi nhốt gia súc, vệ sinh khử trùng tiêu độc nơi giết mổ trước và sau khi giết mổ gia súc, dụng cụ, phương tiện có liên quan; thông tin, hướng dẫn người dân các biện pháp ứng phó, xử lý ổ dịch, chống dịch bệnh Lở mồm long móng để người dân không hoang mang, chủ động áp dụng các biện pháp phòng bệnh; thông tin kinh nghiệm của các nước trong việc quản lý vận chuyển động vật qua biên giới và triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh Lở mồm long móng khu vực biên giới.

Phương thức tuyên truyền được thực hiện thông qua truyền thông trên báo chí và truyền thông trên hệ thống cơ sở truyền thanh-truyền hình cấp huyện và hệ thống thông tin cơ sở.

Theo đó, các cơ quan thông tấn, báo chí từ Trung ương đến địa phương, bao gồm: báo hình, báo nói, báo in, báo điện tử và tạp chí chuyên ngành tích cực tham gia thông tin, tuyên truyền về phòng, chống bệnh bằng các tin, bài, phóng sự chuyên đề, các chương trình phỏng vấn, tọa đàm, các thông điệp...

Các cơ quan thông tấn, báo chí phải xác định đây là một trong những nhiệm vụ thường xuyên của đơn vị; hằng năm phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan xây dựng kế hoạch tuyên truyền cụ thể; tổ chức thông tin tuyên truyền đầy đủ, chính xác các nội dung về phòng, chống bệnh Lở mồm long móng.

Truyền thông ở cơ sở thông qua các chương trình phát thanh trên hệ thống cơ sở truyền thanh-truyền hình cấp huyện, hệ thống đài truyền thanh cấp xã; thông tin trên các bảng tin, cụm pano cổ động; băng-rôn ở các tụ điểm sinh hoạt văn hóa, sinh hoạt cộng đồng dân cư; các tài liệu tuyên truyền về phòng, chống dịch bệnh Lở mồm long móng đặt tại các tủ sách ở xã, phường, thị trấn, điểm bưu điện, văn hóa xã; in ấn tờ rời, tờ gấp cung cấp cho tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình chăn nuôi; tổ chức các hoạt động thông tin tuyên truyền lưu động ở cơ sở; tuyên truyền, vận động lồng ghép trong hoạt động truyền miệng của báo cáo viên, tuyên truyền viên ở cơ sở; truyền thông thông qua các hội nghị, hội thảo, tập huấn chuyên đề về phòng, chống bệnh Lở mồm long móng.

Thời gian thực hiện kế hoạch từ năm 2021 đến 2025. Kinh phí thực hiện kế hoạch được bố trí hằng năm trong tổng kinh phí phục vụ công tác phòng, chống bệnh Lở mồm long móng; kinh phí thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ được giao phân bổ cho các đơn vị.

Các cơ quan, đơn vị liên quan căn cứ vào điều kiện thực tế xây dựng dự toán kinh phí thực hiện kế hoạch, tổng hợp chung vào dự toán ngân sách hằng năm của cơ quan, đơn vị mình theo quy định hiện hành về quản lý ngân sách nhà nước để chủ động nguồn kinh phí tổ chức các hoạt động thông tin tuyên truyền theo kế hoạch.

Theo P.V (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Mẹ mất, em Thái Thị Mỹ Diệu (ở giữa) trở thành trụ cột gia đình và chăm sóc 2 em. Ảnh: N.N

Xót lòng 3 trẻ mồ côi

(GLO)- Mẹ qua đời, cha bỏ nhà đi , em Thái Thị Mỹ Diệu (SN 2006, hẻm 174 Nguyễn Văn Cừ, tổ 7, phường Diên Hồng, TP. Pleiku) phải bỏ dở việc học để chăm sóc 2 em nhỏ.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Đak Đoa về việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Đak Đoa: 42/148 hộ hỗ trợ nhà ở, đất ở được cấp giấy CNQSDĐ

(GLO)- Sáng 16-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Đak Đoa về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Nhờ nguồn vốn vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, bà Nguyễn Thị Nga (bìa trái, làng Sur B, xã Ia Hla, huyện Chư Pưh) đã đầu tư phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống. Ảnh: S.C

“Bà đỡ” của người dân vùng khó

(GLO)- Thông qua chương trình tín dụng ưu đãi, người dân các xã vùng khó khăn của Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) được vay 100 triệu đồng để đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao đời sống. Chương trình này được ví như “bà đỡ” của người dân vùng khó.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh giám sát tại thị xã Ayun Pa về “việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Nhiều địa phương gặp khó trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ nghèo

(GLO)- Thực hiện Dự án 1-Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi các địa phương đã triển khai hỗ trợ nhà ở, đất ở cho hộ nghèo. Tuy nhiên, một số địa phương gặp khó trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng này.

Anh Đinh Bưng (làng Nhoi, xã Tú An) phấn khởi khi được dùng nước sạch. Ảnh: A.P

Phát huy hiệu quả vốn vay chương trình nước sạch, vệ sinh

(GLO)- Từ nguồn vốn vay ưu đãi của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai), hàng ngàn hộ dân trên địa bàn thị xã có thêm điều kiện đầu tư nâng cấp, xây dựng công trình nước sạch, công trình vệ sinh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.