Thị trường tiêu giống còn nhiều nỗi lo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Việc ươm cây giống chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, chọn giống ươm qua loa, không có chọn lọc… đang là thực trạng chung tại các vườn ươm tiêu giống trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Đây là vấn đề đáng báo động đối với người trồng tiêu ở các địa phương trong tỉnh khi đang chuẩn bị đất, giống để tiến hành trồng mới.

Chủ yếu dựa vào kinh nghiệm
 

Ông Minh đang chăm sóc vườn tiêu giống của mình. Ảnh: Quang Tấn
Ông Minh đang chăm sóc vườn tiêu giống của mình. Ảnh: Quang Tấn

Hồ tiêu là một trong những cây trồng chủ lực của Gia Lai và cũng là loại cây trồng tăng trưởng "nóng" trong những năm qua. Thế nhưng, hiện tại trên địa bàn tỉnh lại chưa có một trung tâm giống đảm bảo chất lượng để cung cấp cho người dân.

Dù đứng chân tại địa bàn được mệnh danh là thủ phủ của hồ tiêu Gia Lai nhưng việc chọn giống, kỹ thuật ươm giống, chăm sóc, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón… của hầu hết các vườn ươm giống trên địa bàn huyện Chư Sê cũng chủ yếu dựa vào kinh nghiệm. Ông Nguyễn Đức Minh-chủ vườn ươm giống hồ tiêu ở tổ dân phố 9 (thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê) cho biết: “Tôi đã có hơn 6 năm kinh nghiệm làm nghề ươm giống hồ tiêu. Năm nay, gia đình tôi ươm khoảng 20 ngàn bầu để bán cho người dân trong huyện cũng như các huyện lân cận. Một phần dây giống tôi đặt mua ở huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước gửi về, còn phần lớn tôi mua ở chợ Chư Sê về ươm. Mỗi kg dây giống có giá khoảng 35-45 ngàn đồng, mỗi kg dây ươm được khoảng 100 bầu”.  

Không chỉ ở huyện Chư Sê mà các vườn ươn tiêu giống ở các huyện như: Chư Pưh, Đak Đoa, Chư Pah hay TP. Pleiku đều chung thực trạng này. Dạo qua các vườn ươm giống trên địa bàn xã Nghĩa Hưng (huyện Chư Pah) hay phường Yên Thế (TP. Pleiku) có khá nhiều vườn ươm giống hồ tiêu. Chủ vườn ươm giống Hồng Hẹn (thôn 6, xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Pah) cho biết: “Năm nay, gia đình tôi ươm khoảng 250 ngàn bầu tiêu giống. Việc ươm giống chủ yếu dựa vào kinh nghiệm bản thân và thu thập trên mạng internet. Còn dây giống thì tôi đặt mua ở huyện Đức Cơ, do người dân thu gom tại các vườn tiêu”.

Cần lắm địa chỉ tin cậy!

 

Chất lượng giống tiêu hiện nay trên thị trường làm người trồng tiêu khá lo lắng. Ảnh: Quang Tấn
Chất lượng giống tiêu hiện nay trên thị trường làm người trồng tiêu khá lo lắng. Ảnh: Đỗ Hằng

Trên thực tế, có không ít trường hợp người dân mua phải giống hồ tiêu kém chất lượng về trồng. Hậu quả là nhiều người bị thiệt hại không nhỏ về mặt kinh tế. Điển hình như trường hợp của chị Vũ Thị Tình (tổ 12, phường Yên Thế, TP. Pleiku) mua phải giống tiêu “đểu” về trồng không được bao lâu thì toàn bộ bị khô héo dần và chết. Chị Tình cho biết: “Năm trước, gia đình tôi mua hơn 100 bầu tiêu giống (mỗi bầu có giá 6 ngàn đồng) về trồng trên 100 trụ tiêu chuyển đổi từ diện tích cà phê. Khi mua về tiêu rất đẹp nhưng sau khi trồng được một thời gian thì tiêu có dấu hiệu héo úa, rồi chết toàn bộ. Có lẽ do chủ vườn ươm dùng thuốc kích thích để phun nên dù tiêu nhìn bề ngoài rất đẹp nhưng bộ rễ kém phát triển”.
 

Theo chủ vườn ươm giống Hồng Hẹn, năm nay các vườn ươm đua nhau ươm tiêu giống dẫn đến tình trạng cung vượt quá cầu nên giá giảm so với năm trước và giống bán tương đối chậm. Hiện giá tiêu giống bán tại vườn trung bình giảm 1 ngàn đồng so với năm trước, cụ thể giá một bầu 2 dây dao động khoảng 5 ngàn đồng đến 5,5 ngàn đồng, còn giá mỗi bầu 1 dây khoảng 3,5 ngàn đồng tùy theo số lượng mua nhiều hay ít.

Tương tự, vườn hồ tiêu khoảng 500 trụ của chị Nguyễn Thị Huệ (thôn Hòa Lộc, xã Ia Phang, huyện Chư Pưh) dù đã trồng được 3 năm nhưng vẫn chưa phủ trụ do mua phải giống tiêu đã bị nhiễm bệnh xoắn lá (tiêu điên). Chị Huệ nói: “Năm nay, tôi phải phá bỏ toàn bộ, cải tạo lại đất để trồng lại nhưng vẫn lo lắng vì mua giống tiêu như đánh bạc vậy”.

Thị trường giống hồ tiêu tuy lớn, nguồn cung khá dồi dào nhưng việc chọn cho mình một địa chỉ để đặt niềm tin là một vấn đề khá nan giải đối với người trồng tiêu hiện nay. Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Hợp-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Sê cho biết: Dù đây là loại cây trồng có giá trị kinh tế cao nhưng hiện tại trên địa bàn chưa có nơi cung cấp giống đảm bảo chất lượng. Phần lớn các vườn ươm hay điểm bán tiêu giống  không có giấy phép, các chủ vườn ươm chủ yếu dựa vào kinh nghiệm tự tìm giống, tự ươm nên chất lượng giống bị ảnh hưởng. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sản xuất.   

Để giúp người dân sản xuất và phát triển cây hồ tiêu bền vững, ngành chức năng, đặc biệt là Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cây hồ tiêu (thuộc Viện Khoa học Kỹ thuật Nông-Lâm nghiệp Tây Nguyên) cần sớm nghiên cứu ra những giống tiêu đảm bảo chất lượng, sau đó nhân rộng ra cung cấp cho người dân.

Quang Tấn-Đỗ Hằng

Có thể bạn quan tâm

Sức sống mới ở Kon Chiêng

Sức sống mới ở Kon Chiêng

(GLO)- Từ các nguồn lực đầu tư của Nhà nước, xã Kon Chiêng (huyện Mang Yang) không chỉ hoàn thiện cơ sở hạ tầng mà tập trung phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân. Nhờ vậy, bộ mặt nông thôn của xã đang ngày càng khởi sắc
Nâng tầm sản phẩm rau quả Phú Thiện

Nâng tầm sản phẩm rau quả Phú Thiện

(GLO)- Nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và tuân thủ nghiêm quy trình canh tác, Hợp tác xã (HTX) Rau an toàn thị trấn Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đã nâng tầm sản phẩm rau quả, giúp bà con nông dân thay đổi nhận thức trong canh tác nông nghiệp theo hướng bền vững.

Cây mía tìm lại vị thế

Cây mía tìm lại vị thế

(GLO)- Khoảng 2 năm trở lại đây, bà con nông dân rất phấn khởi khi giá mía tăng cao so với những năm trước. Đây là tín hiệu lạc quan để cây mía tìm lại vị thế cây trồng chủ lực của tỉnh Gia Lai trong những năm tới.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hữu Quế phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp trực tuyến nghe báo cáo việc xây dựng dự thảo quy định chi tiết Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh Bất động sản. Ảnh: Lê Nam

Gia Lai họp trực tuyến tháo gỡ khó khăn, vướng mắc thi hành một số luật mới

(GLO)- Chiều 21-8, UBND tổ chức họp trực tuyến nghe báo cáo việc xây dựng dự thảo quy định chi tiết Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh Bất động sản và các nghị định, thông tư liên quan thuộc thẩm quyền của địa phương và các khó khăn vướng mắc của địa phương trong quá trình triển khai.
Phòng-chống bệnh dại: Không thể lơ là

Phòng-chống bệnh dại: Không thể lơ là

(GLO)- Số lượng đàn chó, mèo nuôi lớn, tỷ lệ tiêm phòng vắc xin bệnh dại còn thấp, ý thức người dân trong phòng bệnh còn hạn chế dẫn đến nhiều nỗi lo trong công tác phòng-chống bệnh dại ở trên địa bàn tỉnh.