Nhà vườn ở Pleiku rầu rĩ vì rau mất giá

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Nhiều nông dân ở TP. Pleiku đang rầu rĩ khi rau màu được mùa nhưng giá lại giảm mạnh. Thậm chí, nhiều hộ không buồn thu hoạch bởi số tiền bán rau không đủ trả chi phí thuê nhân công.
Xã An Phú là vựa rau của TP. Pleiku. Toàn xã hiện có gần 70% số hộ trồng rau. Năm nay, nhờ thời tiết thuận lợi nên năng suất các loại rau củ quả đạt khá cao. Tuy nhiên, giá rau thời điểm này đang rớt thê thảm. Nếu như dịp giáp Tết những năm trước, mỗi ký xà lách bán tại ruộng có giá 3-4 ngàn đồng thì năm nay chỉ còn 1 ngàn đồng; khổ qua 20-25 ngàn đồng/kg, nay còn 2-3 ngàn đồng/kg; các loại rau như tần ô, cải thìa, cải ngọt… giá mỗi ký chưa đến 1 ngàn đồng; rau thơm, hành lá thì dao động 300-800 đồng/bó. Nhiều chủ ruộng đành chấp nhận bán rẻ nhưng vẫn không có người mua vì số lượng rau trên địa bàn tỉnh đang đến mùa thu hoạch quá nhiều.
 Một góc vùng chuyên canh rau An Phú nhìn từ trên cao. Ảnh: Quang Tấn
Một góc vùng chuyên canh rau An Phú nhìn từ trên cao. Ảnh: Quang Tấn
Chỉ tay về phía mảnh đất trống còn sót lại vài cây rau tần ô, ông Nguyễn Hường (thôn 5) ngậm ngùi cho biết: “Tôi vừa mới phá bỏ ruộng tần ô này vì giá mỗi ký chỉ có vài trăm đồng mà không ai mua. Vụ Tết năm nay, gia đình tôi đầu tư trồng khoảng 1 ha xà lách, tần ô, hành, đậu cô ve, dưa leo... Tất cả đều được mùa nhưng lại rớt giá thê thảm. Thêm vào đó, dù rau rất đẹp nhưng chúng tôi vẫn bị thương lái ép giá. Nếu trong những ngày tới, giá rau không tăng trở lại thì coi như người trồng rau mất Tết”.
Đồng tâm trạng, bà Phùng Thị Cẩm (thôn 3) than thở: “Cứ nghĩ mùa Tết rau sẽ được giá, không ngờ lại giảm mạnh. Gần 15 triệu đồng đầu tư vào 7 sào rau ăn lá và la ghim của gia đình tôi coi như đổ sông đổ biển. Thậm chí, tiền bán rau không đủ trả cho nhân công thu hoạch. Vậy mà hiện chúng tôi vẫn phải thuê người hái, nhất là đậu cô ve và khổ qua nhằm đảm bảo năng suất của đợt trái thứ 2. Hy vọng vài ngày tới, giá rau sẽ tăng lên để chúng tôi vớt vát chút vốn đầu tư”.
  Bà Phùng Thị Cẩm (thôn 3, xã An Phú, TP. Pleiku) chăm sóc  vườn rau thơm của gia đình. Ảnh: M.T
Bà Phùng Thị Cẩm (thôn 3, xã An Phú, TP. Pleiku) chăm sóc vườn rau thơm của gia đình. Ảnh: M.T
Tại vùng chuyên canh rau thuộc thôn 1 và thôn 5 (xã Trà Đa), nông dân cũng đang buồn bã không kém. Ông Trần Văn Trung-Trưởng thôn 5-cho hay: “Trên địa bàn thôn có hơn 4 ha chuyên trồng rau màu. Để cung ứng cho thị trường Tết, bà con chủ yếu gieo trồng các loại như: dưa leo, cà chua, khổ qua, đậu cô ve, cà rốt, bắp sú, xà lách, cải, hành lá, ngò… Ai cũng kỳ vọng vào một vụ mùa bội thu. Thế nhưng, đến thời điểm này, phần lớn người dân đã phải dỡ giàn la ghim hoặc cày bỏ vì giá rau quá rẻ”.
Theo nhận định của các thương lái, thời tiết vụ Đông Xuân 2019-2020 khá thuận lợi, không xuất hiện bão lũ nên nông dân trong tỉnh nói riêng và các địa phương trên cả nước nói chung đều có thể trồng rau xanh. Vì vậy, nguồn rau cung cấp cho thị trường khá dồi dào, không có đầu ra. Đó là nguyên nhân lớn khiến rau rớt giá. Chẳng những người nông dân lao đao, nhiều đại lý cũng “bấm bụng” chịu lỗ để giữ bạn hàng vì chi phí cho công lao động và vận chuyển không ngừng tăng trong dịp Tết.
 MỘC TRÀ-QUANG TẤN

Có thể bạn quan tâm

Sức sống mới ở Kon Chiêng

Sức sống mới ở Kon Chiêng

(GLO)- Từ các nguồn lực đầu tư của Nhà nước, xã Kon Chiêng (huyện Mang Yang) không chỉ hoàn thiện cơ sở hạ tầng mà tập trung phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân. Nhờ vậy, bộ mặt nông thôn của xã đang ngày càng khởi sắc
Nâng tầm sản phẩm rau quả Phú Thiện

Nâng tầm sản phẩm rau quả Phú Thiện

(GLO)- Nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và tuân thủ nghiêm quy trình canh tác, Hợp tác xã (HTX) Rau an toàn thị trấn Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đã nâng tầm sản phẩm rau quả, giúp bà con nông dân thay đổi nhận thức trong canh tác nông nghiệp theo hướng bền vững.

Cây mía tìm lại vị thế

Cây mía tìm lại vị thế

(GLO)- Khoảng 2 năm trở lại đây, bà con nông dân rất phấn khởi khi giá mía tăng cao so với những năm trước. Đây là tín hiệu lạc quan để cây mía tìm lại vị thế cây trồng chủ lực của tỉnh Gia Lai trong những năm tới.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hữu Quế phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp trực tuyến nghe báo cáo việc xây dựng dự thảo quy định chi tiết Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh Bất động sản. Ảnh: Lê Nam

Gia Lai họp trực tuyến tháo gỡ khó khăn, vướng mắc thi hành một số luật mới

(GLO)- Chiều 21-8, UBND tổ chức họp trực tuyến nghe báo cáo việc xây dựng dự thảo quy định chi tiết Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh Bất động sản và các nghị định, thông tư liên quan thuộc thẩm quyền của địa phương và các khó khăn vướng mắc của địa phương trong quá trình triển khai.
Phòng-chống bệnh dại: Không thể lơ là

Phòng-chống bệnh dại: Không thể lơ là

(GLO)- Số lượng đàn chó, mèo nuôi lớn, tỷ lệ tiêm phòng vắc xin bệnh dại còn thấp, ý thức người dân trong phòng bệnh còn hạn chế dẫn đến nhiều nỗi lo trong công tác phòng-chống bệnh dại ở trên địa bàn tỉnh.