Phú Yên: Trồng đậu cô ve "khác người", trái ra quá trời, hái mỏi cả tay, cho thu nhập cao

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Anh Lê Hữu Phước tại thôn Phú Thạnh, xã An Chấn, huyện Tuy An, (tỉnh Phú Yên) là người mạnh dạn tiên phong chuyển đổi đất trồng lúa bấp bênh sang trồng đậu cô ve. Đậu cô ve anh Phước trồng cây nào cũng ra trái quá trời, vợ chồng anh hái mỏi cả tay...

Trên địa bàn huyện Tuy An (tỉnh Phú Yên) hiện nay có một số diện tích trồng lúa thường xuyên thiếu nước để canh tác trong vụ Hè thu. Vì vậy phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện đã khuyến cáo bà con nông dân chủ động chuyển đổi đối tượng cây trồng để phù hợp với tình hình biến đổi thời tiết, nắng hạn kéo dài...

Như hiện nay, nhiều hộ nông dân  chuyển sang canh tác các đối tượng cây trồng cạn khác như đậu đỗ, ngô, rau... và anh Lê Hữu Phước tại thôn Phú Thạnh, xã An Chấn, huyện Tuy An, là người mạnh dạn tiên phong chuyển đổi đất trồng lúa bấp bênh sang trồng đậu cô ve.

 

 Anh Lê Hữu Phước tại thôn Phú Thạnh, xã An Chấn, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên chăm sóc vườn đậu cô ve hàng ngày.
Anh Lê Hữu Phước tại thôn Phú Thạnh, xã An Chấn, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên chăm sóc vườn đậu cô ve hàng ngày.


Anh Phước cho biết: Với diện tích 2 sào trung bộ (1.000 m2) nếu canh tác cây lúa như lâu nay thì chỉ đủ vốn, may ra dư được rơm, rạ để tận dụng làm thức ăn cho chăn nuôi trâu bò của gia đình.

ặc biệt trong những năm gần đây, do hạn hán thường xuyên xảy ra nên trồng lúa ở vụ Hè Thu thường xảy ra tình trạng thiếu nước tưới cho cây lúa.

Được sự hướng dẫn và tuyên truyền của ngành nông nghiệp, tôi đã chủ động chuyển đổi đối tượng cây trồng cạn thay cho cây lúa trên diện tích canh tác.

Nhờ vậy đã hạn chế việc tưới nước cũng như đối phó với sự tác động bất thường của thời tiết và đã mang lại năng suất và thu nhập cao cho gia đình như trồng cây đậu cô ve, cây khổ qua…

Điều thú vị khi nhiều mặt hàng nông sản bị ế ẩm do thương lái ép giá vì ảnh hưởng dịch covid-19, không có thị trường tiêu thụ thì với những sản phẩm của anh gia đình anh Phước như đậu cô ve, khổ qua,… thu hoạch đến đâu thương lái đến tận vườn thu mua đến đó, giá thu mua rất ổn định.

 

Thương lái đến tận vườn trồng đậu cô ve của gia đình anh Lê Hữu Phước, thôn Phú Thạnh, xã An Chấn, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên thu mua đậu cô ve
Thương lái đến tận vườn trồng đậu cô ve của gia đình anh Lê Hữu Phước, thôn Phú Thạnh, xã An Chấn, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên thu mua đậu cô ve


Thường cây đậu cô ve chỉ canh tác ở vụ Đông Xuân, chủ yếu phục vụ cho thị trường tết, còn ở vụ Xuân Hè và Hè Thu hay thiếu nước tưới nên rất ít người trồng.

Nắm bắt được đặc điểm này anh Phước đã mạnh dạn đầu tư, trồng thử nghiệm và đã thành công.công nhiều năm liên tiếp.

Anh Lê Hữu Phước, thôn Phú Thạnh, xã An Chấn, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên chia sẻ: Như năm nay với 1.000m2 trồng đậu cô ve, anh dự kiến sản lượng đạt khoảng 2,5 tấn, với giá bán 10.000 đồng/kg, sau khi trừ hết các khoản chi phí, vườn đậu cô ve của gia đình anh lãi trên 20 triệu đồng.

Nếu so với trồng lúa thì lợi nhuận từ trồng đậu cô ve cao gấp 10 lần, bởi so với trồng lúa, trồng đậu cô ve ít tốn công chăm sóc và chi phí đầu tư cũng không cao, đặc biệt không tốn nhiều nước tưới, không phải lo thiếu nước mỗi khi hạn hán,...

Có thể nói đây là một mô hình cần nhân rộng trong tình hình biến đổi khí hậu hiện nay, không những hiệu quả về tiết kiệm nước tưới, tận dụng diện tích đất trồng mà còn mang lại thu nhập cao, ổn định cho bà con nông dân.

 

https://danviet.vn/phu-yen-trong-dau-co-ve-tren-dat-lua-trai-ra-qua-troi-hai-moi-ca-tay-nhung-thu-nhap-cao-20201002001530799.htm
 

Theo  Lê Hữu Phúc (Trung tâm Khuyến nông tỉnh Phú Yên/Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Sức sống mới ở Kon Chiêng

Sức sống mới ở Kon Chiêng

(GLO)- Từ các nguồn lực đầu tư của Nhà nước, xã Kon Chiêng (huyện Mang Yang) không chỉ hoàn thiện cơ sở hạ tầng mà tập trung phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân. Nhờ vậy, bộ mặt nông thôn của xã đang ngày càng khởi sắc
Nâng tầm sản phẩm rau quả Phú Thiện

Nâng tầm sản phẩm rau quả Phú Thiện

(GLO)- Nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và tuân thủ nghiêm quy trình canh tác, Hợp tác xã (HTX) Rau an toàn thị trấn Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đã nâng tầm sản phẩm rau quả, giúp bà con nông dân thay đổi nhận thức trong canh tác nông nghiệp theo hướng bền vững.

Cây mía tìm lại vị thế

Cây mía tìm lại vị thế

(GLO)- Khoảng 2 năm trở lại đây, bà con nông dân rất phấn khởi khi giá mía tăng cao so với những năm trước. Đây là tín hiệu lạc quan để cây mía tìm lại vị thế cây trồng chủ lực của tỉnh Gia Lai trong những năm tới.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hữu Quế phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp trực tuyến nghe báo cáo việc xây dựng dự thảo quy định chi tiết Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh Bất động sản. Ảnh: Lê Nam

Gia Lai họp trực tuyến tháo gỡ khó khăn, vướng mắc thi hành một số luật mới

(GLO)- Chiều 21-8, UBND tổ chức họp trực tuyến nghe báo cáo việc xây dựng dự thảo quy định chi tiết Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh Bất động sản và các nghị định, thông tư liên quan thuộc thẩm quyền của địa phương và các khó khăn vướng mắc của địa phương trong quá trình triển khai.
Phòng-chống bệnh dại: Không thể lơ là

Phòng-chống bệnh dại: Không thể lơ là

(GLO)- Số lượng đàn chó, mèo nuôi lớn, tỷ lệ tiêm phòng vắc xin bệnh dại còn thấp, ý thức người dân trong phòng bệnh còn hạn chế dẫn đến nhiều nỗi lo trong công tác phòng-chống bệnh dại ở trên địa bàn tỉnh.