Giá ớt, thanh long tiếp tục 'nhảy dựng đứng'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sau một thời gian dài nằm ở đáy, mấy ngày gần đây giá thanh long ở khu vực tỉnh Bình Thuận và giá ớt miền Trung tiếp tục tăng mạnh.
 

Giá ớt thu mua xuất khẩu đang tăng mạnh từ 10.000 đồng/kg lên gần 50.000 đồng/kg trong vòng mấy ngày qua. Ảnh: Quang Thuần
Giá ớt thu mua xuất khẩu đang tăng mạnh từ 10.000 đồng/kg lên gần 50.000 đồng/kg trong vòng mấy ngày qua. Ảnh: Quang Thuần


Sáng nay 6.4, các chủ vườn trồng ớt ở khu vực An Khê, Phù Mỹ (Bình Định) cho biết giá ớt trong vòng 1 ngày đã tăng đứng lên trên 40.000 đồng/kg, một số nơi thương lái thu mua đến 50.000 đồng/kg, một số nơi đã xảy ra tình trạng các thương lái tranh nhau mua. Đây là mức tăng khá cao sau một thời gian dài giá ớt nằm ở mức dưới 10.000 đồng/kg.

Giá ớt tại một số tỉnh khác như Đắk Lắk, Gia Lai, Vĩnh Long, Đồng Tháp cũng đang tăng lên mức 25.000 - 35.000 đồng/kg. Giá tăng mạnh khiến nhiều người trồng có động lực để tiếp tục tái đầu tư.


 

Giá thanh long sau một thời gian dài nằm ở đáy 1.000 đồng/kg nay tăng lên 15.000 đồng/kg. Ảnh: Quang Thuần
Giá thanh long sau một thời gian dài nằm ở đáy 1.000 đồng/kg nay tăng lên 15.000 đồng/kg. Ảnh: Quang Thuần


Giá trái thanh long khu vực Bình Thuận cũng đang tăng lên khá nhanh. Sáng nay 6.4, nhiều thương lái tiếp tục tìm mua hàng xuất khẩu thanh long ruột trắng giá 9.000 - 10.000 đồng/kg, thanh long ruột đỏ giá 14.000 - 15.000 đồng/kg.

Trên một số webiste bán hàng online ở Trung Quốc, giá thanh long Việt Nam đang dao động từ 29 NDT đến 79 NDT. Loại 79 NDT (khoảng 130.000 - 150.000 đồng/kg) được đặt trong hộp, mỗi hộp 6 quả, trọng lượng mỗi quả từ 300 - 350 g. Nhu cầu tiêu thụ thanh long tại Trung Quốc vẫn rất lớn, tuy nhiên khâu nhập khẩu gặp khó khăn do dịch bệnh và các quy định kiểm soát mới từ cơ quan quản lý.

Mặc dù vẫn nhập khẩu nhiều thanh long nhưng diện tích loại cây này ở Trung Quốc cũng đang tăng nhanh. Năm 2020, diện tích trồng thanh long ở Trung Quốc đạt 35.555 ha (tương đương với diện tích thanh long của Việt Nam), đến cuối năm 2021 đã là 40.000 ha, chủ yếu tại tỉnh Quảng Tây và Quảng Đông.  

 

Theo QUANG THUẦN (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Sức sống mới ở Kon Chiêng

Sức sống mới ở Kon Chiêng

(GLO)- Từ các nguồn lực đầu tư của Nhà nước, xã Kon Chiêng (huyện Mang Yang) không chỉ hoàn thiện cơ sở hạ tầng mà tập trung phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân. Nhờ vậy, bộ mặt nông thôn của xã đang ngày càng khởi sắc
Nâng tầm sản phẩm rau quả Phú Thiện

Nâng tầm sản phẩm rau quả Phú Thiện

(GLO)- Nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và tuân thủ nghiêm quy trình canh tác, Hợp tác xã (HTX) Rau an toàn thị trấn Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đã nâng tầm sản phẩm rau quả, giúp bà con nông dân thay đổi nhận thức trong canh tác nông nghiệp theo hướng bền vững.

Cây mía tìm lại vị thế

Cây mía tìm lại vị thế

(GLO)- Khoảng 2 năm trở lại đây, bà con nông dân rất phấn khởi khi giá mía tăng cao so với những năm trước. Đây là tín hiệu lạc quan để cây mía tìm lại vị thế cây trồng chủ lực của tỉnh Gia Lai trong những năm tới.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hữu Quế phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp trực tuyến nghe báo cáo việc xây dựng dự thảo quy định chi tiết Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh Bất động sản. Ảnh: Lê Nam

Gia Lai họp trực tuyến tháo gỡ khó khăn, vướng mắc thi hành một số luật mới

(GLO)- Chiều 21-8, UBND tổ chức họp trực tuyến nghe báo cáo việc xây dựng dự thảo quy định chi tiết Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh Bất động sản và các nghị định, thông tư liên quan thuộc thẩm quyền của địa phương và các khó khăn vướng mắc của địa phương trong quá trình triển khai.
Phòng-chống bệnh dại: Không thể lơ là

Phòng-chống bệnh dại: Không thể lơ là

(GLO)- Số lượng đàn chó, mèo nuôi lớn, tỷ lệ tiêm phòng vắc xin bệnh dại còn thấp, ý thức người dân trong phòng bệnh còn hạn chế dẫn đến nhiều nỗi lo trong công tác phòng-chống bệnh dại ở trên địa bàn tỉnh.