Pleiku trong miền nhớ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- “Phố núi cao phố núi trời gần/Phố xá không xa nên phố tình thân/Đi dăm phút đã về chốn cũ/Một buổi chiều nao lòng bỗng bâng khuâng”-Những câu hát từ lâu đã để nhớ, để thương cho bao người của nhạc sĩ Phạm Duy (thơ Vũ Hữu Định), khiến họ luôn nhớ đến Pleiku với những hàng thông hút mắt, với những con phố dốc nhỏ chạy dài nhấp nhô, đầy lãng mạn.
Ba tôi kể: “Pleiku mình ngày xưa đẹp lắm! Như lời thơ của Vũ Hữu Định, đi dăm phút lại quay về chốn cũ. Những buổi sáng và buổi chiều, phố xá mờ sương, loang loáng trong những ánh đèn vàng, đẹp đến nao lòng”. Pleiku trong mắt ba tôi là những hàng thông chạy dọc các con phố. Đường phố nhuốm màu đất đỏ bazan với những hàng thông cao vút, tỏa bóng mát tạo nên những ấn tượng không dễ quên. Ba kể, ra khỏi phố Pleiku là rừng, nhiều khi đi trên đường mà thấy thú rừng chạy ngang qua. Những địa điểm như dốc Hội Phú, núi Hàm Rồng, cầu Sắt đường Cách Mạng Tháng Tám, Biển Hồ thì xa tít tắp, đạp xe nửa ngày mới tới.
Tôi sinh ra hồi cuối thời bao cấp chuyển qua kinh tế thị trường. Lúc này, cuộc sống của gia đình tôi cũng không còn khó khăn như trước nữa. Trong ký ức của tôi, Pleiku vẫn còn rất nhiều thông cổ thụ. Mảnh đất gần nhà mẹ tôi mà nay là Quảng trường Đại Đoàn Kết, những năm 90 của thế kỷ trước nguyên sơ là khu rừng thông với những cây to hai ba người ôm. Những chiều không đi học, tôi với đám bạn trong xóm thường ra đó để xem các cô chú của nhóm sơn đông mãi võ biểu diễn và bán thuốc. Nhà tưởng niệm Bác Hồ, Khách sạn Pleiku, Cung Văn hóa Thiếu nhi, hồ Đức An là những nơi khách đổ về trong dịp lễ, Tết. Ngày Tết, bao nhiêu tiền lì xì tôi để dành, qua Khách sạn Pleiku cưỡi voi, 3.000 đồng/lượt trong niềm thích thú khôn tả.
 Một góc TP. Pleiku. Ảnh: PHAN NGUYÊN
Một góc TP. Pleiku. Ảnh: PHAN NGUYÊN
Nhớ ngày tôi mới nhận quyết định đi làm, cách nay hơn mười năm, hai bên đường Phạm Văn Đồng là những mảnh đất trống, đến mùa dã quỳ nở vàng rực hết một cung đường chạy dài từ ngã ba Hoa Lư cho đến Biển Hồ. Tháng 3, từng đàn bướm vàng bay dập dìu trong gió như những bông hoa vàng biết chuyển động, phủ kín nguyên con đường, người đi đường như lạc vào miền cổ tích. Giờ đây, những ngôi nhà mới xây dựng khang trang đã gần kín hết con đường, lâu lâu chỉ còn thấy lác đác vài bụi dã quỳ mọc len lỏi bên những ngôi nhà cao tầng.
Hơn ba mươi năm sống trên mảnh đất này, tôi thấy Pleiku thay đổi từng ngày. Phố xá được mở rộng, siêu thị, quán cà phê cũng được mở ra nhiều hơn và nâng cao về chất lượng phục vụ. Dân thập phương về định cư đông đúc, phố phường tấp nập hơn, xe cộ nhiều hơn. Nhưng dù Pleiku có thay đổi thế nào thì tôi vẫn yêu Phố núi với những con dốc nhỏ, những buổi sương giăng phủ mờ khắp phố, yêu những cơn mưa dai dẳng, yêu những ly cà phê thơm nồng mỗi sớm mai… Pleiku luôn thật gần gũi, dịu dàng trong sự phát triển hiện đại, mà không mất đi vẻ lãng mạn, nhẹ nhàng, ấm áp tình thân vốn có, điều khiến bao bạn bè tôi và nhiều du khách ấn tượng khi đến thăm.
LÊ VI THỦY

Có thể bạn quan tâm

Núi lửa Chư Đang Ya (huyện Chư Păh) đã đi vào thơ của tác giả Nguyễn Thanh Mừng. Ảnh: Phạm Quý

Cao nguyên trong thơ Nguyễn Thanh Mừng

(GLO)- Tên tuổi nhà thơ Nguyễn Thanh Mừng gắn liền với các tập thơ “Rượu đắng”, “Ngàn xưa”, .... Viết không nhiều nhưng thơ ông lại có mặt trong hầu hết các tuyển tập danh tiếng thơ Việt Nam hiện đại. Mấy năm gần đây, ông dành tình thương mến với Tây Nguyên và viết nhiều về vùng đất này.

Nơi chắp cánh đam mê âm nhạc

Nơi chắp cánh đam mê âm nhạc

(GLO)- Với đặc thù làm việc trong sự cô đơn, tĩnh lặng, nhiều kỹ thuật viên (KTV) có kinh nghiệm tại một số phòng thu trên địa bàn TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang âm thầm đứng sau những bản thu chất lượng của các ca sĩ chuyên và không chuyên, chắp cánh cho đam mê âm nhạc.

Chuyện về những nhà báo không chuyên

Chuyện về những nhà báo không chuyên

(GLO)- Dù chưa được đào tạo chuyên ngành báo chí, nhưng bằng nhiệt huyết, nhiều cộng tác viên của Báo Gia Lai vẫn luôn nuôi dưỡng niềm đam mê với nghề báo, cần mẫn ghi lại từng khoảnh khắc đời sống ở cơ sở trở thành cánh tay nối dài của tòa soạn trong việc lan tỏa thông tin, kết nối cộng đồng.

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy tròn một thế kỷ của nền báo chí cách mạng Việt Nam, cái tên Thanh Niên luôn mang trên mình một sứ mệnh thiêng liêng; luôn khát khao, ước vọng đồng hành cùng dân tộc trên mọi chặng đường phát triển.

Vui buồn phóng viên cơ sở

Vui buồn phóng viên cơ sở

(GLO)- Với đội ngũ phóng viên ở cơ sở-những người đang công tác tại các trung tâm văn hóa-thông tin và thể thao (VH-TT-TT), việc vừa khai thác thông tin, chụp ảnh, quay phim, viết tin bài, dựng hình, đọc phát thanh... là chuyện thường ngày.

Độc đáo bộ tem thông tin liên lạc - xưa và nay

Độc đáo bộ tem thông tin liên lạc - xưa và nay

Thông tin liên lạc xưa và nay - Bộ tem như tái hiện quá trình phát triển của ngành viễn thông và báo chí, đưa chúng ta quay trở về những ký ức từ thưở sơ khai với con tem đầu tiên dán trên bức thư tay gói giấy cho đến các hình thức liên lạc, các loại hình báo chí hiện đại như ngày nay.

“Tiếp nối truyền thống 100 năm với tinh thần đổi mới, dấn thân và trách nhiệm”

“Tiếp nối truyền thống 100 năm với tinh thần đổi mới, dấn thân và trách nhiệm”

(GLO)- Đó là chỉ đạo của đồng chí Hồ Văn Niên-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tại hội nghị “Gặp mặt, biểu dương người làm báo tiêu biểu” và trao Giải Báo chí tỉnh Gia Lai lần thứ XIV diễn ra vào chiều 17-6 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

100 năm đồng hành cùng dân tộc

100 năm đồng hành cùng dân tộc

(GLO)- Chúng ta tự hào đã có một nền Báo chí cách mạng với thế hệ những nhà báo-chiến sĩ vừa cầm bút, vừa cầm súng ở tuyến đầu, sẵn sàng hy sinh cho Tổ quốc, với hơn 500 nhà báo là liệt sĩ, nhiều nhà báo mang thương tật suốt đời nhưng vẫn không ngừng lao động, cống hiến cho đất nước, Nhân dân.

Báo chí trong thời đại AI

Báo chí trong thời đại AI

(GLO)- Sẽ không quá khi nói rằng, chúng ta đang ngày ngày hít thở trong bầu không khí “số”. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ nói chung và trí tuệ nhân tạo (AI) đang đưa các ngành nghề vào cuộc chạy đua để không bị tụt hậu. Báo chí càng không ngoại lệ.

 Siu Thu - “Giọng đọc không tuổi”

Siu Thu - “Giọng đọc không tuổi”

(GLO)- Phát thanh viên là người góp phần làm nên chiều sâu cảm xúc cho khán thính giả. Có những giọng đọc qua năm tháng đã trở thành ký ức trong lòng người nghe. Trong số đó, biên dịch viên, phát thanh viên tiếng Bahnar Siu Thu của Báo Gia Lai được ví là “giọng đọc không tuổi”.

null