Pleiku đa dạng không gian mở cho đô thị

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)-Nhằm tạo bộ mặt đột phá cho đô thị, theo định hướng quy hoạch đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, TP. Pleiku sẽ xây dựng các không gian mở đa dạng với trục cảnh quan du lịch-văn hóa-nghệ thuật đặc trưng. Trục này sẽ kết nối với các không gian xanh đô thị, nông nghiệp, du lịch và tạo nên "xương sống" cảnh quan độc đáo cho thành phố.

Với bối cảnh quá trình đô thị hóa mạnh mẽ như ngày nay, có thể khẳng định vai trò của không gian mở đang ngày càng trở nên quan trọng, tạo nên diện mạo và bản sắc riêng của từng đô thị. Thành phố Pleiku với đặc điểm địa hình cao nguyên lượn sóng và phân nhỏ khá đặc trưng do hệ thống suối và núi thấp, phân bố rải rác trong một không gian xanh rộng lớn được bao bọc bởi rừng và thảm thực vật nhiệt đới phong phú, tự bản thân đã định dạng cấu trúc không gian đô thị.

Pleiku xây dựng các không gian mở đa dạng với trục cảnh quan du lịch-văn hóa-nghệ thuật đặc trưng. Ảnh: Đức Thụy ảnh 1
Pleiku xây dựng các không gian mở đa dạng với trục cảnh quan du lịch-văn hóa-nghệ thuật đặc trưng. Ảnh: Đức Thụy

Phó Trưởng phòng Quản lý đô thị TP. Pleiku Trần Mạnh Trường cho hay: “Thành phố đã đánh giá kỹ hiện trạng môi trường cảnh quan, xác định các giá trị riêng biệt và nổi bật. Đô thị Pleiku có thể được nhận dạng như các cảnh quan: đô thị, núi, nước, nông nghiệp, rừng và văn hóa. Đây là điều kiện thuận lợi để thành phố xây dựng các không gian mở đa dạng với trục cảnh quan du lịch-văn hóa-nghệ thuật đặc trưng, hướng tới mục tiêu thành phố "cao nguyên xanh vì sức khỏe”.

Không gian cây xanh và mặt nước là cơ sở quan trọng trong việc phát triển bền vững, cũng là 2 yếu tố cơ bản hình thành nên bộ khung chính của đô thị. Các hệ thống đường giao thông, các khu ở, khu công nghiệp, khu du lịch đều dựa trên bộ khung này. Theo đó, trục cảnh quan kết nối khu du lịch Biển Hồ xuyên qua nội đô lịch sử, nơi có suối Hội Phú làm trung tâm và kết nối với núi Hàm Rồng sẽ là "xương sống" của đô thị.

“Việc đầu tư phát triển du lịch sinh thái tại khu vực Biển Hồ gắn liền với không gian mặt nước, hình thành các không gian ngắm cảnh, các tuyến đường vành đai bảo vệ và một vài điểm cung cấp dịch vụ đã giúp thay đổi bộ mặt của những ngôi làng xung quanh. Người dân chúng tôi vô cùng phấn khởi khi cảnh quan tự nhiên nơi đây được duy tu, bảo vệ cùng các hoạt động du lịch được tạo lập quanh khu vực Biển Hồ”-ông Hmrik (làng Ia Nueng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) chia sẻ.

Cảnh quan tự nhiên ở khu vực Biển Hồ được duy tu, bảo vệ cùng các hoạt động văn hóa-du lịch. Ảnh: Mai Ka ảnh 2

Cảnh quan tự nhiên ở khu vực Biển Hồ được duy tu, bảo vệ cùng các hoạt động văn hóa-du lịch. Ảnh: Mai Ka

Kết nối với cảnh quan tự nhiên đặc trưng của Biển Hồ, dòng suối Hội Phú mềm mại chảy giữa lòng thành phố là mảng xanh êm dịu cho không gian đô thị Pleiku. Một trong những điểm nhấn ấn tượng đó là quy hoạch điều chỉnh phân khu xây dựng suối Hội Phú được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 495/QĐ-UBND ngày 22-8-2014. Theo Quyết định của UBND tỉnh thì quy hoạch phân khu xây dựng suối Hội Phú sẽ được triển khai tại địa bàn các phường Hội Phú, Ia Kring, Phù Đổng và Hoa Lư với tổng chiều dài 6,25 km bao gồm 3 đoạn. Đoạn 1 từ đường Lê Thánh Tôn đến đường Nguyễn Trung Trực, đoạn 2 từ đường Nguyễn Trung Trực đến khu đô thị Hoa Lư-Phù Đổng, đoạn 3 từ khu đô thị Hoa Lư-Phù Đổng đến cầu Ia Sol (đường Cách Mạng Tháng Tám) với tổng diện tích đất quy hoạch là 90,29 ha.

Trong đó, cơ cấu sử dụng đất của Quy hoạch này không ưu tiên nhiều cho việc bố trí đất xây dựng nhà ở mà theo định hướng tăng diện tích đất mặt nước, diện tích cây xanh hai bên suối, diện tích đất giao thông, diện tích công trình công cộng và hình thành các hồ nước, đập nước điều hòa cho toàn khu vực cũng như hình thành hệ thống đường giao thông 2 bên suối. Những điểm nhấn quy hoạch kiến trúc xây dựng trong quy hoạch phân khu xây dựng suối Hội Phú, TP. Pleiku sẽ tạo cảnh quan sinh thái môi trường tại khu vực trung tâm TP. Pleiku.

Pleiku sẽ khai thác tối đa không gian hướng ra khu vực suối Hội Phú, xoay hướng phát triển về phía không gian xanh và mặt nước. Ảnh: Quang Tấn ảnh 3

Pleiku sẽ khai thác tối đa không gian hướng ra khu vực suối Hội Phú, xoay hướng phát triển về phía không gian xanh và mặt nước. Ảnh: Quang Tấn

Bà Ngô Thị Xuân Hồng-Chủ tịch UBND phường Hội Phú-kỳ vọng: “Trong tương lai không xa cùng với những công trình hệ thống cây xanh đường phố, công viên, hoa viên được đầu tư bài bản như Công viên Diên Hồng, Quảng trường Đại Đoàn Kết, Hoa viên Quang Trung, Công viên Kpă Klơng, Công viên Nguyễn Viết Xuân, ngã ba Diệp Kính… sẽ có thêm một không gian xanh là khu vực suối Hội Phú; góp phần tạo cảnh quan môi trường sinh thái của thành phố”.

Ngoài ra, thành phố cũng đã triển khai nhiều khu quy hoạch đô thị mới, khu dân cư mới như: khu quy hoạch đường Nguyễn Chí Thanh, Nguyễn Văn Linh, Nguyễn Tất Thành, khu dân cư có thu nhập thấp (phường Thắng Lợi), Khu đô thị đường Lê Duẩn (phường Trà Bá)... đã đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người dân và tăng hình ảnh đô thị Pleiku.

Sức hấp dẫn của đô thị chính là sự khác biệt bởi các đặc trưng riêng. Chính vì vậy, việc phát triển hình ảnh đô thị-tạo lập hình ảnh thành phố "cao nguyên xanh vì sức khỏe” là một chiến lược hết sức cần thiết trong bối cảnh hiện nay của Pleiku.

Ông Trần Mạnh Trường-Phó Trưởng phòng Quản lý đô thị TP. Pleiku-cho hay: Theo định hướng, thành phố sẽ phát triển không gian đô thị tại khu vực trung tâm hiện hữu, hình thành hệ thống về văn hóa, kinh tế… gắn với các không gian chức năng của đô thị như trung tâm hành chính, thương mại-dịch vụ, trục cảnh quan du lịch…

Cùng với việc cải tạo, nâng cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật các khu đô thị, Pleiku sẽ khai thác tối đa không gian hướng ra khu vực suối Hội Phú, xoay hướng phát triển về phía không gian xanh và mặt nước, hình thành các không gian đô thị mới 2 bên suối theo địa hình tự nhiên của khu vực để phát triển dịch vụ-du lịch-giải trí và sinh hoạt cộng đồng.

Pleiku lấy Quảng trường Đại Đoàn Kết làm trung tâm để xây dựng các không gian chức năng kết nối đô thị. Ảnh: Đức Thụy ảnh 4

Pleiku lấy Quảng trường Đại Đoàn Kết làm trung tâm để xây dựng các không gian chức năng kết nối đô thị. Ảnh: Đức Thụy

“TP. Pleiku lấy Quảng trường Đại Đoàn Kết làm trung tâm để xây dựng các không gian chức năng kết nối đô thị từ trục phố Lê Lợi-ngã ba Diệp Kính-trục đường Trần Hưng Đạo tạo thành trục cảnh quan khép kín tại khu vực nội đô trung tâm. Ngoài ra, thành phố cũng từng bước tổ chức sắp xếp các trụ sở cơ quan nhà nước, đầu tư xây dựng các công trình công cộng mang điểm nhấn cho đô thị như: phố đi bộ mua sắm, phố ẩm thực…; thu hút đầu tư các bệnh viện, phát triển hệ thống xử lý rác thải, nước thải, hệ thống cây xanh đô thị. Tăng cường xây dựng các không gian mở đa dạng với trục cảnh quan du lịch-văn hóa-nghệ thuật đặc trưng, kết nối Biển Hồ và núi Hàm Rồng; đồng thời tạo lập các không gian sinh hoạt cộng đồng mang sắc thái riêng cho đô thị Pleiku”-Phó Trưởng phòng Quản lý đô thị TP. Pleiku-thông tin thêm.

Có thể bạn quan tâm

Kỳ cuối: Cần minh bạch thị trường đất đai

Kỳ cuối: Cần minh bạch thị trường đất đai

(GLO)- Trong thực tế, nhu cầu giao dịch đất đai của người dân vẫn đang có tiềm năng rất lớn. Tuy nhiên, khi hoạt động này thiếu sự kiểm soát sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro. Để hoạt động giao dịch bất động sản diễn ra đúng pháp luật, ngành chức năng cần có giải pháp định hướng và chính sách minh bạch hóa thị trường đất đai.

Gồm 30 thành viên trong Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng

Gồm 30 thành viên trong Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng

(GLO)- Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng (Hội đồng) gồm 30 thành viên; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm Chủ tịch Hội đồng. Theo đó, Hội đồng giúp Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, chỉ đạo, điều phối, giải quyết những công việc quan trọng, liên ngành về liên kết vùng, phát triển bền vững vùng.
Đường biến thành... sông

Đường biến thành... sông

(GLO)- Mùa nắng thì bụi mù trời, mùa mưa thì cả đoạn đường biến thành sông khiến nhiều hộ dân sống tại hẻm 494 đường Phạm Văn Đồng (tổ 4, phường Đống Đa, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) không thể lưu thông. Đáng nói, thực trạng này kéo dài gần 10 năm nay.
Công trình xử lý nước thải sinh hoạt tập trung: Khó khăn từ nhiều phía

Công trình xử lý nước thải sinh hoạt tập trung: Khó khăn từ nhiều phía

(GLO)- Theo Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng huyện nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, các huyện phải có ít nhất 1 công trình xử lý nước thải sinh hoạt tập trung áp dụng biện pháp phù hợp (tiêu chí 7.4). Tuy nhiên, đến nay, trên địa bàn tỉnh Gia Lai vẫn chưa có địa phương nào xây dựng được công trình này.
Đề xuất thành lập khu bảo tồn biển vịnh Quy Nhơn

Đề xuất thành lập khu bảo tồn biển vịnh Quy Nhơn

Ngày 18-9, ông Trần Văn Phúc, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Bình Định, cho biết, sở vừa phối hợp với đoàn chuyên gia của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) mở đợt khảo sát, làm việc để thống nhất về dự án 'Cộng đồng ven biển thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu Việt Nam' tại tỉnh Bình Định.
Ảm đạm chợ huyện Ia Grai

Ảm đạm chợ huyện Ia Grai

(GLO)- Tọa lạc ở vị trí đắc địa nhưng chợ huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) lại rơi vào cảnh ế ẩm triền miên. Chợ có diện tích hơn 11.000 m2 với tổng số 180 lô, nhưng trên thực tế số lô đang hoạt động ít hơn số đăng ký rất nhiều. Tình trạng tiểu thương bỏ lô sạp để ra phía đường bên cạnh chợ thuê mặt bằng kinh doanh càng lúc càng nhiều. Có những lô trong nhà lồng trước kia là mặt tiền thì nay sử dụng làm kho hàng, che khuất các lô phía trong nên việc kinh doanh trở nên khó khăn hơn.
An Khê: Các thôn, làng phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới

An Khê: Các thôn, làng phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới

(GLO)- Thực hiện Quyết định số 826/QĐ-UBND ngày 28-12-2022 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy định Bộ tiêu chí thôn, làng đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), thị xã An Khê tích cực triển khai, phấn đấu đưa thôn An Xuân 3 (xã Xuân An) và làng Pốt (xã Song An) đạt chuẩn NTM trong năm 2023.
Ia Ko khó “về đích” nông thôn mới

Ia Ko khó “về đích” nông thôn mới

(GLO)- Xã Ia Ko (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) là 1 trong 9 xã trên địa bàn tỉnh đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) vào cuối năm 2023. Đến nay, xã vùng sâu này mới chỉ đạt được 11/19 tiêu chí và rất khó về đích NTM như kế hoạch đề ra.