Phường Chi Lăng hỗ trợ sinh kế cho phụ nữ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Với những hoạt động cụ thể, thiết thực, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) phường Chi Lăng (TP. Pleiku) từng bước giúp chị em phụ nữ thay đổi nếp nghĩ, cách làm, vươn lên phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống.
Bà Trần Thị Sen-Chủ tịch Hội LHPN phường Chi Lăng-cho biết: Phường có trên 2.000 hội viên phụ nữ, trong đó có 456 hội viên dân tộc thiểu số. Thu nhập của hội viên phần lớn dựa vào sản xuất nông nghiệp và buôn bán nhỏ. Để giúp đỡ hội viên khó khăn phát triển kinh tế, Hội thường xuyên rà soát, nắm bắt tình hình đời sống, nhu cầu, nguyện vọng và xây dựng kế hoạch hỗ trợ phù hợp. Hàng năm, Hội tín chấp với Ngân hàng Chính sách Xã hội số tiền trên 3 tỷ đồng để hội viên vay phát triển sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, Hội còn tạo điều kiện để hội viên tiếp cận Quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế với tổng dư nợ 870 triệu đồng và căn cứ vào tình hình thực tế để hỗ trợ thêm cây-con giống. Từ năm 2016 đến nay, Hội đã hỗ trợ 16 con bò giống giúp 11 hội viên có hoàn cảnh khó khăn cải tạo sinh kế, từng bước ổn định cuộc sống.
5 năm trước, chồng chị H’Than (làng Ia Lang) bị tai nạn giao thông phải nằm liệt giường. Mất đi trụ cột kinh tế, mọi việc lớn nhỏ trong nhà đều dồn lên vai chị H’Than. Cuộc sống gia đình vì thế cũng thiếu trước hụt sau. Lúc này, Hội LHPN phường thường xuyên động viên và giúp đỡ chị bằng phương tiện sinh kế là 2 con bò giống. Nhờ chịu khó chăm sóc, đàn bò của gia đình chị H’Than hiện có 9 con. “Mình bán bớt 2 con lấy tiền sửa nhà, mua sắm thêm một số đồ dùng thiết yếu trong gia đình. Mình tận dụng nguồn phân bò sẵn có để bón cho cây lúa, trồng rau xanh kiếm thêm thu nhập”-chị H’Than chia sẻ.
Chủ tịch Hội LHPN phường Chi Lăng Trần Thị Sen (thứ 2 từ trái qua) trao tặng bò giống cho hội viên phụ nữ nghèo. Ảnh: Kỳ Anh
Chủ tịch Hội LHPN phường Chi Lăng Trần Thị Sen (thứ 2 từ trái sang) trao tặng bò giống cho hội viên phụ nữ nghèo. Ảnh: Kỳ Anh
Tương tự, nhờ được hỗ trợ 2 con bò giống từ Hội LHPN phường mà chị H’Bling (cùng làng) đã thoát nghèo. Chị phấn khởi nói: “Mình làm chuồng nuôi cẩn thận, gom phân trong chuồng bán lấy tiền chi tiêu. Trong chuồng còn 6 con bò, mình không bán con nào nữa mà để tăng đàn”. Đặc biệt, sau khi thoát nghèo, cả chị H’Than và H’Bling đều tự nguyện tặng lại 1 con bò giống để giúp đỡ hộ nghèo khác trong làng.
Bên cạnh giúp hội viên phụ nữ vươn lên thoát nghèo, Hội cũng tạo điều kiện để chị em tiếp cận với các nguồn vốn đầu tư sản xuất, chăn nuôi vươn lên tích lũy, làm giàu. Bà Nguyễn Thị Bích Hạnh-Chủ cơ sở cơm sấy Vạn Nguyên-chia sẻ: “Năm 2018, được sự giới thiệu của Hội LHPN phường, tôi vay 20 triệu đồng từ Quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế của Hội LHPN tỉnh cùng với nguồn vốn của gia đình để mở cơ sở cơm sấy Vạn Nguyên. Ban đầu, cơ sở chỉ rộng 300 m2, đến nay mở rộng lên 1.000 m2, tạo việc làm ổn định cho 25 lao động, trong số đó 20 lao động là hội viên phụ nữ trên địa bàn phường”.
Tương tự, chị Nguyễn Thị Minh (tổ 4) cũng quyết định chuyển đổi 5.000 m2 đất trồng rau màu kém hiệu quả sang trồng hoa hồng. “Hoa sau khi thu hoạch, tôi chủ yếu nhập cho các cơ sở trên địa bàn thành phố. Bình quân mỗi năm, gia đình tôi lãi trên 200 triệu đồng, sau khi trừ chi phí”-chị Minh cho biết.
Theo Chủ tịch Hội LHPN phường Chi Lăng, để nâng cao hiệu quả phong trào phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, Hội sẽ tiếp tục hỗ trợ về giống, vốn và hướng dẫn hội viên áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; phối hợp tổ chức các lớp đào tạo nghề, tư vấn, giới thiệu việc làm cho hội viên phụ nữ. Cùng với đó, vận động hội viên phụ nữ duy trì, nhân rộng các mô hình tiết kiệm tại chi, tổ hội tạo nguồn vốn tại chỗ để mọi người hỗ trợ lẫn nhau. Toàn phường hiện còn 6 hội viên phụ nữ nghèo, mục tiêu của Hội là giảm 1-2 hội viên nghèo mỗi năm.
ANH HUY - KỲ ANH

Có thể bạn quan tâm

Chiếm dụng mặt nước đầm Đề Gi nuôi thủy sản

Chiếm dụng mặt nước đầm Đề Gi nuôi thủy sản

(GLO)- Khoảng 3 năm trở lại đây, nhiều hộ dân ở xã Đề Gi và An Lương (tỉnh Gia Lai) ngang nhiên chiếm dụng một phần mặt nước ven đầm Đề Gi để nuôi thủy sản bằng lồng bè, gây ô nhiễm môi trường biển cũng như cản trở, gây khó khăn cho tàu thuyền ra vào Cảng cá Đề Gi.

Tuyên truyền chủ trương di dời tàu thuyền cho ngư dân An Lương

Tuyên truyền chủ trương di dời tàu thuyền cho ngư dân An Lương

(GLO)- Sáng 23-7, UBND xã An Lương phối hợp với Chi cục Thủy sản (Sở Nông nghiệp và Môi trường) tổ chức buổi gặp gỡ các chủ tàu cá nhằm tuyên truyền, phổ biến Đề án di dời tàu thuyền đang neo đậu tại cảng cá Quy Nhơn và đầm Đề Gi về cảng cá Tam Quan theo Quyết định số 2248/QĐ-UBND của UBND tỉnh.

Viettel khẩn trương chuẩn bị ứng phó bão Wipha, sẵn sàng đảm bảo thông tin liên lạc cho người dân

Viettel khẩn trương chuẩn bị ứng phó bão Wipha, sẵn sàng đảm bảo thông tin liên lạc cho người dân

(GLO)- Trước diễn biến phức tạp của bão số 3 (Wipha), Tổng Công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom) đã khẩn trương triển khai đồng bộ các biện pháp phòng-chống thiên tai để đảm bảo an toàn hạ tầng và duy trì dịch vụ viễn thông, duy trì thông tin liên lạc cho người dân trong và sau cơn bão.

Cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn tận tình và giải quyết tại chỗ, người dân không phải đi lại nhiều nơi như trước đây. Ảnh: Ngọc Sang

Gia Lai chấn chỉnh tình trạng yêu cầu người dân "có tài khoản VNeID mới được nộp hồ sơ trực tiếp"

(GLO)- Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai vừa có văn bản chỉ đạo các sở, ngành và địa phương khẩn trương chấn chỉnh việc tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh và cấp xã; không yêu cầu người dân "có tài khoản VNeID mới được nộp hồ sơ trực tiếp".

Dân khốn khổ vì đường ngập như… sông

Dân khốn khổ vì đường ngập như… sông

(GLO)- Thường xuyên ngập sâu mỗi khi mưa lớn, đường Phó Đức Chính (thuộc thôn 3, xã Biển Hồ) khiến việc đi lại của người dân gặp nhiều khó khăn. Đây là tuyến đường có lưu lượng phương tiện qua lại khá đông, nhưng tình trạng ngập úng kéo dài vẫn chưa được khắc phục.

Thi công cao tốc gây nứt nhà: Người dân mòn mỏi đợi bồi thường suốt 2 năm

Thi công cao tốc gây nứt nhà: Người dân mòn mỏi đợi bồi thường suốt 2 năm

(GLO) – Hơn 40 hộ dân tại phường Bồng Sơn và xã Hoài Ân (tỉnh Gia Lai) phản ánh tình trạng nhà cửa bị nứt nẻ, hư hỏng do thi công tuyến cao tốc Bắc - Nam và các công trình liên quan. Dù đã kiến nghị suốt 2 năm qua, đến nay việc bồi thường, hỗ trợ vẫn chưa được giải quyết dứt điểm.

null