Phương án khai quật tàu cổ đắm tại vùng biển Dung Quất

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam vừa có ý kiến chỉ đạo về Phương án khai quật tàu cổ đắm tại vùng biển Dung Quất, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. 
 Các cổ vật được phát hiện từ mọt chiếc tàu chở hàng tại vùng biển Bình Châu, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi). (Ảnh: Thanh Long/TTXVN)
Các cổ vật được phát hiện từ mọt chiếc tàu chở hàng tại vùng biển Bình Châu, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi). (Ảnh: Thanh Long/TTXVN)
Theo đó, Phó Thủ tướng giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoàn chỉnh nội dung và dự toán Phương án khai quật tàu cổ đắm tại vùng biển Dung Quất, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi theo đúng quy định tại Nghị định số 29/2018/NĐ-CP ngày 5-3-2018 và Nghị định số 5/2017/NĐ-CP ngày 16-1-2017, trong đó bao gồm cả nội dung chi cho công tác bảo vệ an ninh hiện trường và chi khen thưởng các tổ chức, cá nhân liên quan. 
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt Phương án khai quật theo thẩm quyền; thẩm định dự toán Phương án khai quật và đề xuất về phương án tài chính gửi Bộ Tài chính thẩm định theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước. 
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi tổ chức khai quật theo Phương án được duyệt; bảo đảm khẩn trương, đúng tiến độ. 
Phó Thủ tướng giao Bộ Tài chính tổ chức thẩm định dự toán Phương án thăm dò, khai quật và tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt bổ sung kinh phí thực hiện theo quy định.
Theo TTXVN/Vietnam+

Có thể bạn quan tâm

Già làng “2 giỏi” của xã Ia Phí

Già làng “2 giỏi” của xã Ia Phí

(GLO)- Ông Rơ Châm Khir (SN 1954, làng Kênh, xã Ia Phí, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) không chỉ có đôi tay tài hoa vẽ những bức tranh sơn dầu, tượng gỗ dân gian đặc sắc, mà còn là già làng uy tín được cộng đồng tin tưởng.

Phát huy sức mạnh văn hóa

Phát huy sức mạnh văn hóa

Khi các giá trị văn hóa, di sản và nghệ thuật tạo ra lợi nhuận nó không chỉ tự “nuôi sống” mình mà còn góp phần tạo thêm những nguồn lực mới, tác động tích cực đến các lĩnh vực khác của ngành công nghiệp văn hóa.

Đừng để giấc mơ Tây Nguyên ngủ yên trên đỉnh đồi

(GLO)- Người Tây Nguyên làm du lịch không chỉ bằng khu nghỉ dưỡng, mà còn bằng lòng hiếu khách và nghệ thuật kể chuyện. Vậy nên, đừng để giấc mơ Tây Nguyên ngủ yên trên đỉnh đồi mà hãy đánh thức nó bằng chính giọng nói của rừng, bằng bàn tay của bà con và bằng tình yêu với buôn làng của mình.

Ý nghĩa các biểu tượng trong lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui

Ý nghĩa các biểu tượng trong lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui là hiện tượng văn hóa xã hội đặc sắc của cộng đồng người Jrai ở Plei Ơi, xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai. Nghi lễ này tập hợp nhiều biểu tượng văn hóa độc đáo giúp chúng ta hiểu rõ hơn về thế giới tâm linh của cư dân bản địa.

Kể chuyện buôn làng bằng thanh âm sáo trúc

Kể chuyện buôn làng bằng thanh âm sáo trúc

(GLO)- Ở buôn E Kia (xã Ia Rsai, huyện Krông Pa), ông Hiao Thuyên được biết đến là một nghệ nhân tài hoa khi giỏi cả sáo trúc, biểu diễn cồng chiêng, hát dân ca... Bằng những việc làm thiết thực, ông đã góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc Jrai và xây dựng khối đại đoàn kết ở buôn làng.

Tây Nguyên: Nhịp sống mới dưới những nếp nhà xưa

Tây Nguyên: Nhịp sống mới dưới những nếp nhà xưa

Nhắc đến đại ngàn Tây Nguyên, có lẽ biểu tượng văn hóa “sừng sững” chính là những mái nhà rông, nhà dài truyền thống của đồng bào các dân tộc. Trong những biến chuyển của thời đại, không gian che chở các hộ gia đình và lan tỏa văn hóa cộng đồng ấy khó tránh khỏi những hư hao, nghiêng ngả.

null