Phú Yên: Ghi nhận có khoảng 48 cá thể voọc chà vá chân xám

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Đoàn điều tra của Trung tâm GreenViet và Ban quản lý rừng phòng hộ H.Đồng Xuân và người dân địa phương ghi nhận có 48 cá thể voọc chà vá chân xám sinh sống tại các khu rừng tại xã Phú Mỡ.

Ngày 18.3, ông Lê Văn Bé, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Phú Yên, cho biết từ ngày 10 - 15.2, đoàn điều tra với sự tham gia của cán bộ các đơn vị: Trung tâm GreenViet, Ban quản lý rừng phòng hộ (QLRPH) Đồng Xuân cùng người dân địa phương đã đến các khu vực rừng tiềm năng tại xã Phú Mỡ (H.Đồng Xuân, Phú Yên) để điều tra hiện trạng quần thể của chà vá chân xám.

Phú Yên: Ghi nhận có khoảng 48 cá thể voọc chà vá chân xám ảnh 1

Đoàn điều tra và người dân địa phương đã khảo sát các khu rừng tại xã Phú Mỡ

Đây là chương trình Nghiên cứu và bảo tồn chà vá chân xám (Pygathrix cinerea) tại miền Trung và Tây nguyên do Trung tâm Bảo tồn đa dạng sinh học Nước Việt Xanh (GreenViet) và Tổ chức Bảo tồn động, thực vật hoang dã Quốc tế (FFI) – Chương trình Việt Nam phối hợp thực hiện.

Mục tiêu của đợt điều tra thực địa là thu thập thông tin về hiện trạng quần thể, phân bố và đặc điểm sinh cảnh sống của loài Chà vá chân xám tại một số khu vực rừng thuộc lâm phận quản lý của Ban QLRPH Đồng Xuân.

Ban QLRPH Đồng Xuân được giao quản lý lâm phần với tổng diện tích 22.133 ha, thuộc địa bàn xã Phú Mỡ. Trong đó, khu vực rừng tiềm năng được khảo sát rộng khoảng 1.700 ha. Một số đợt điều tra năm 2018 do Viện Sinh thái học Miền Nam thực hiện có ghi nhận sự phân bố của loài voọc chà vá chân xám ở đây.

Kết quả điều tra ở các tiểu khu 50, 52, 53 và 61 (thuộc lâm phần quản lý của Ban quản lý RPH Đồng Xuân) đã ghi nhận trực tiếp thêm 8 đàn voọc chà vá chân xám với 30 cá thể được quan sát trực tiếp, số lượng ước tính là 48 cá thể.

Phú Yên: Ghi nhận có khoảng 48 cá thể voọc chà vá chân xám ảnh 2

Voọc chà vá chân xám được đoàn điều tra phát hiện ở các khu rừng tại xã Phú Mỡ

Khu vực rừng tự nhiên khảo sát là khu vực khai thác gỗ của Lâm trường Đồng Xuân từ trước năm 2005. Trong rừng có nhiều đường xe cũ đan xen thành hệ thống đường xương cá. Một số khu vực trước đây đã khai thác gỗ lớn có nhiều cây con tái sinh, chiều cao khép tán từ 7 - 12 m. Hầu hết khu vực có địa hình phức tạp, bị chia cắt mạnh bởi hệ thống suối với nhiều gồ đá (đổ về La Hiêng). Thảm thực vật rừng với nhiều cây gỗ có đường kính lớn từ 50 - 100 cm, nhiều tầng tán với các loài gỗ lớn như dẻ, huỷnh, sến, trám, trâm trắng...

Link bài gốc: https://thanhnien.vn/phu-yen-ghi-nhan-co-khoang-48-ca-the-vooc-cha-va-chan-xam-185230318145216036.htm

Có thể bạn quan tâm

Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh tổ chức Phiên họp thứ Ba. Ảnh Hà Duy

Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Gia Lai phiên thứ Ba

(GLO)- Chiều 21-3, đồng chí Hồ Văn Niên-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng tiêu cực tỉnh Gia Lai chủ trì phiên họp thứ Ba của Ban chỉ đạo nhằm đánh giá tình hình thực hiện kết luận của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo tại phiên họp thứ Hai; tiến độ giải quyết các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo và thảo luận góp ý dự thảo chương trình công tác trọng tâm năm 2023.
Tuổi trẻ Binh đoàn 15 hướng về cơ sở

Tuổi trẻ Binh đoàn 15 hướng về cơ sở

(GLO)- Các đơn vị thuộc Binh đoàn 15 đứng chân trên địa bàn biên giới có lực lượng đoàn viên, thanh niên chiếm số lượng lớn. Chính vì thế, hoạt động Đoàn và phong trào thanh niên luôn hướng về cơ sở, đặc biệt là chăm lo đời sống người dân vùng biên.

Cần hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm tạo sự đồng bộ

Cần hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm tạo sự đồng bộ

(GLO)- Trong chương trình phiên họp thứ 21 vào ngày 20-3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức chất vấn và trả lời chất vấn các nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tòa án và kiểm sát. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và các Phó Chủ tịch Quốc hội chủ trì phiên chất vấn. Phiên họp được kết nối trực tuyến đến 62 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Giám sát trực tiếp tại dự án Trung tâm cây trồng và trồng, chế biến trưng bày sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao do Công ty CP đầu tư và phát triển MPEX Tây Nguyên làm chủ đầu tư. Ảnh Hà Duy

Pleiku kêu gọi đầu tư 40 dự án

(GLO)-Chiều 20-3, đoàn giám sát của HĐND tỉnh do đồng chí Trương Văn Đạt-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với UBND TP. Pleiku về tình hình thực hiện và triển khai các dự án kêu gọi đầu tư trên địa bàn thành phố giai đoạn 2018-2022.
Sôi nổi hội trại tháng ba

Sôi nổi hội trại tháng ba

(GLO)- Trong không khí sôi nổi của Tháng Thanh niên, nhiều tổ chức cơ sở Đoàn trong tỉnh Gia Lai đã tổ chức hội trại truyền thống với chủ đề ý nghĩa như: “Khát vọng tuổi trẻ”, “Thanh niên sáng tạo-Tiên phong chuyển đổi số”, “Về nguồn”... Hội trại đã đem đến cho hàng ngàn trại viên những trải nghiệm thú vị cùng kỹ năng sống bổ ích.

Chư Prông: San ủi trái phép đất rừng để làm đường vào khu sản xuất

Chư Prông: San ủi trái phép đất rừng để làm đường vào khu sản xuất

(GLO)- Để mở đường vào cánh đồng khu vực đầm Hiu (làng Ring, xã Ia Mơr, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai), một số đối tượng đã dùng phương tiện cơ giới đào bới, san ủi trái phép hàng ngàn mét vuông đất rừng tại tiểu khu 1008, thuộc lâm phần quản lý của Ban Quản lý rừng phòng hộ Ia Muer.
Để giao thông là động lực phát triển

Để giao thông là động lực phát triển

(GLO)- Những năm qua, hệ thống giao thông của tỉnh Gia Lai được quan tâm đầu tư. Đến nay, mạng lưới giao thông dần được hoàn thiện, góp phần phát triển kinh tế-xã hội và đảm bảo quốc phòng-an ninh trên địa bàn. Tuy nhiên, để tạo “đòn bẩy” cho nền kinh tế thì các ngành, các cấp cần tiếp tục quan tâm đầu tư cho hạ tầng giao thông.

Hội Báo toàn quốc năm 2023: Điểm nhấn về hoạt động nghiệp vụ

Hội Báo toàn quốc năm 2023: Điểm nhấn về hoạt động nghiệp vụ

Theo Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Lê Quốc Minh: Điểm nhấn của Hội Báo toàn quốc 2023 là chuỗi sự kiện về nghiệp vụ báo chí. Qua đó, người làm báo và công chúng có cơ hội phân tích và học hỏi thông qua các tác phẩm báo chí xuất sắc, từ đó góp phần gia tăng hơn nữa báo chí chất lượng cao.