5 cá thể voọc chà vá bị bắn và nỗi lo tuyệt diệt động vật quý hiếm

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Không ai nhìn vào tấm ảnh này mà không đau, không phẫn nộ, 5 cá thể voọc chà vá chân xám bị bắn chết.
 
5 cá thể voọc chà vá chân xám bị bắn chết ở Quảng Ngãi. Ảnh: Kiểm lâm
5 cá thể voọc chà vá chân xám bị bắn chết ở Quảng Ngãi. Ảnh: Kiểm lâm
Ngày 30.10, Hạt Kiểm lâm huyện Ba Tơ - Quảng Ngãi cho biết, đã triệu tập Phạm Văn A Long cùng một bạn săn để điều tra hành vi vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã.
Trước đó, lực lượng chức năng huyện Ba Tơ phát hiện 5 cá thể voọc chà vá chân xám bị một nhóm đi săn dùng súng đạn chì, gắn ống giảm thanh bắn chết.
Voọc chà vá là động vật quý hiếm, thuộc sách đỏ của Việt Nam và thế giới. Mất một cá thể, thiên nhiên hoang dã của Việt Nam mất đi một giá trị, thế giới mất đi một tài sản.
Chúng ta còn nhớ câu chuyện buồn về con tê giác cuối cùng ở Vườn Quốc gia Cát Tiên ra đi. Vườn Quốc gia mất đi một giá trị, thế giới không còn lưu tâm tới địa danh Cát Tiên của Việt Nam khi không còn tê giác.
Voọc chà vá cũng vậy thôi. Các địa danh Sơn Trà, Quảng Ngãi, Bà Nà, Bạch Mã... được biết đến khi có sự hiện diện của những đàn voọc chà vá chân nâu, chân đen, châm xám. Vốn liếng quý giá mà tạo hóa ban tặng cho Việt Nam không nhiều, nhưng chúng ta đã "chi tiêu" quá lãng phí. Còn đối với động vật quý hiếm, chúng ta hủy hoại, đang đi đến giới hạn của tuyệt diệt.
Đàn tê giác Cát Tiên là một minh chứng thuyết phục. Vậy voọc chà vá thì sao?
Rừng bị phá, núi bị lở, vùng cư trú của các loại động vật hoang dã bị xâm hại, bị xâm lấn, bị tác động và thay đổi. Những yếu tố tiêu cực này đủ để cho voọc chà vá khó khăn để tồn tại.
Thêm vào đó, con người tàn ác đưa họng súng vào nó, tàn nhẫn đặt những chiếc bẫy để bắt sống nó.
Biết bao động vật hoang dã từ căn nhà thiên nhiên an lành của nó bị đưa về các quán nhậu, nằm trong tủ đông lạnh chờ lên bếp. Chút thỏa mãn thú ẩm thực của con người đã hủy hoại đi những thứ vô giá không thể thay thế. 
Lũ cuốn trôi một công trình hạ tầng, có thể bỏ tiền ra làm lại, nhưng bắn chết một cá thể voọc, có tiền cũng không mua lại được.
Những người bắn 5 cá thể voọc chà vá ở Quảng Ngãi sẽ bị xét xử và chịu hình phạt theo quy định của pháp luật. Việc pháp luật đương nhiên phải hành, nhưng quá muộn, bởi vì không có cơ hội cho sự tái sinh của những con vật quý hiếm.
Pháp luật có thể thu hồi tài sản sau khi tuyên án người có hành vi nhận hối lộ, tham nhũng.
Nhưng với hành vi liên quan đến bảo vệ động vật hoang dã, thì không thể thu hồi được "tài sản" khi đã bị giết hại, bị hủy hoại.
Cho nên, công tác bảo vệ mới quan trọng, còn khi bảo vệ không tốt thì xử lý hậu quả bằng pháp lý không có giá trị gì xét về mặt bảo tồn thiên nhiên ngoài ý nghĩa răn đe.
LÊ THANH PHONG (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Khôn lỏi !

Khôn lỏi !

Hành vi trồng cây, xây dựng tạm trong phạm vi dự án để chờ đền bù thể hiện sự khôn lỏi, cố tình trục lợi bất chính từ chính sách của nhà nước.

Chi tiêu đúng chỗ là đầu tư cho tương lai

Chi tiêu đúng chỗ là đầu tư cho tương lai

Một vấn đề bao trùm được các đại biểu Quốc hội quan tâm, trước hết là chúng ta nên triển khai quyết liệt, hiệu quả công cuộc cải cách thể chế - một trong 3 đột phá chiến lược nhằm giải quyết các thách thức phát triển, mở ra tiềm năng lớn hơn nữa.

Lãng phí khổng lồ từ quy hoạch treo

Lãng phí khổng lồ từ quy hoạch treo

Một bán đảo nằm ngay trung tâm thành phố lớn nhất cả nước, được ví như 'ngọc trong ngọc' nhưng treo 30 năm, lãng phí nếu quy ra tiền là bao nhiêu? Không ai có thể tính đúng tính đủ, nhưng chắc chắn đó là một con số khổng lồ.

Phục hồi và tăng tốc

Phục hồi và tăng tốc

Sau hơn 1 tháng bão số 3 (Yagi) đổ bộ, tàn phá các tỉnh phía Bắc, những hậu quả nặng nề đã được cơ quan chức năng thống kê với mức thiệt hại ước tính trên 81.500 tỷ đồng, tác động tiêu cực đáng kể đến tốc độ tăng trưởng GDP trong quý 3 và kéo theo cả năm 2024 sẽ giảm 0,15%.

Lấp đầy khoảng trống định giá đất

Lấp đầy khoảng trống định giá đất

Doanh nghiệp từ chối thẩm định giá khiến hàng ngàn dự án trị giá hàng triệu tỉ đồng bị tắc nghẽn là vấn đề nổi cộm lâu nay. Vấn đề này đã được đưa ra thảo luận tại nghị trường Quốc hội thế nhưng "khoảng trống thẩm định giá" đến nay vẫn chưa thể lấp đầy.