Phú Thiện: Phát triển sản xuất rau xanh gắn với bao tiêu sản phẩm

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Những năm gần đây, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai đã tập trung hình thành các vùng chuyên canh rau xanh đem lại thu nhập cao và ổn định cho người dân.

Trước đây, gần 2 ha đất của gia đình ông Đỗ Văn Tuấn (xã Ia Peng, huyện Phú Thiện) chỉ dành để trồng lúa nước và một số cây trồng khác. Hiện nay, gia đình ông đã chuyển hơn 1 ha sang trồng rau xanh các loại. Ông Tuấn cho biết: “Thấy trồng bắp, thuốc lá giá cả bấp bênh, hiệu quả mang lại không cao nên đầu năm 2017, gia đình tôi đã chuyển 4 sào đất sang trồng cải xanh, cải cúc, cải bắp và một số loại rau có củ, quả.

 

Người dân xã Ia Peng (huyện Phú Thiện) chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng rau xanh. Ảnh: G.H
Người dân xã Ia Peng (huyện Phú Thiện) chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng rau xanh. Ảnh: G.H

Qua mấy vụ, tôi thấy việc trồng rau xanh có hiệu quả hơn nhiều so với lúa và bắp. Vì vậy, đầu năm 2018, tôi tiếp tục mở rộng lên hơn 1 ha và dự kiến chuyển hết diện tích đất của gia đình sang trồng rau”. Ông Tuấn làm phép so sánh, trồng cây thuốc lá thì mỗi năm chỉ được 1 vụ, hết mùa thì bỏ đất không. Trong khi đó, làm rau mỗi năm cũng được 3-4 vụ, hết loại rau này lại chuyển sang loại rau khác phù hợp với nhu cầu của thị trường và thời vụ. Ngoài ra, trồng rau xanh gối vụ liên tục nên gia đình lúc nào cũng có việc làm và thu nhập ổn định hơn.

Việc chuyển đổi diện tích cây trồng khác sang trồng rau xanh ở huyện Phú Thiện phát triển mạnh trong vài năm trở lại đây. Trong đó, những diện tích được người dân chuyển đổi chủ yếu là đất lúa một vụ, bắp, thuốc lá, mè... Theo số liệu thống kê, tổng diện tích rau xanh hàng năm của huyện hiện khoảng 1.200 ha. Trong đó, vụ Đông Xuân gần 400 ha và vụ mùa là hơn 800 ha, tập trung ở thị trấn Phú Thiện và các xã Ia Sol, Ia Peng. Dù việc phát triển rau xanh là theo định hướng của địa phương song người dân sản xuất chủ yếu theo nhu cầu thị trường và đơn đặt hàng tự thỏa thuận với thương lái nên đầu ra chưa thật sự ổn định.

Để đảm bảo đầu ra cho rau xanh, giữa năm 2017, huyện Phú Thiện đã thành lập Hợp tác xã Sản xuất rau an toàn với diện tích 5,5 ha ở xã Ia Peng. Bước đầu, hợp tác xã này đã tạo được chuỗi liên kết và bao tiêu sản phẩm cho nông dân. Đây được xem là hướng đi vững chắc để đẩy mạnh việc phát triển sản xuất rau xanh ở huyện Phú Thiện. Ông Đỗ Hồng Sơn-Chủ tịch UBND xã Ia Peng, cho hay: “Chúng tôi đã chỉ đạo hợp tác xã đảm bảo tính bền vững trong hoạt động kinh doanh và sản xuất rau an toàn. Trong đó, yếu tố quan trọng nhất là đảm bảo sản xuất rau an toàn để cung cấp nguồn hàng cho thị trường trong nước, nhất là TP. Hồ Chí Minh. Do vậy, trong thời gian tới, địa phương sẽ tiếp tục mở rộng thêm diện tích trồng rau và vận động bà con tích cực tham gia Hợp tác xã Sản xuất rau an toàn, góp phần nâng cao thu nhập”.

Cùng với mở rộng diện tích, huyện Phú Thiện đang tập trung xây dựng các hợp tác xã để tạo chuỗi liên kết giá trị bền vững trong sản xuất rau xanh. Ông Bùi Trọng Thành-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Phú Thiện, cho biết: Thời gian tới, huyện tiếp tục quan tâm đẩy mạnh chuyển đổi những diện tích cây trồng khác sang trồng rau xanh. Trong đó, tập trung triển khai cánh đồng lớn đối với cây rau. Đồng thời, tiếp tục quy hoạch các vùng chuyên canh gắn với đầu tư cơ sở hạ tầng để phát triển sản xuất rau xanh với quy mô lớn hơn và thành lập các hợp tác xã thực hiện đầu tư các dịch vụ và bao tiêu sản phẩm cho nông dân.

Gia Hưng

Có thể bạn quan tâm

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

(GLO)- Vụ Đông Xuân 2024-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) sẽ gieo trồng 2.988 ha cây trồng các loại, trong đó có hơn 2.000 ha lúa. Để đảm bảo vụ sản xuất đạt hiệu quả, ngành Nông nghiệp huyện đang phối hợp với các địa phương hướng dẫn người dân gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ.

Kbang: Khắc phục diện tích hoa màu ngã đổ do ảnh hưởng mưa gió. Ảnh: Ngọc Minh

Kbang: Khắc phục diện tích cây trồng ngã đổ do mưa gió

(GLO)- Vừa qua, trên địa bàn huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) xảy ra mưa gió cục bộ đã làm nhiều diện tích lúa, mía bị đổ ngã. Chính quyền các địa phương, cơ quan chuyên môn tuyên truyền, hướng dẫn người dân khẩn trương khắc phục hậu quả nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại.

Chuyện của người trồng cà phê

Chuyện của người trồng cà phê

(GLO)- Hàng năm, cứ vào cuối tháng 10 sang tháng 11, người dân Tây Nguyên bắt đầu vào mùa thu hoạch cà phê. Năm nay, giá cà phê tăng cao. Nhà vườn vui đấy nhưng để làm ra được hạt cà phê thì cũng lắm nhọc nhằn.