Phú Thiện: Hàng trăm héc ta cây trồng có nguy cơ mất trắng vì hạn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Hơn 200 ha lúa nước, khoai lang, bắp và hoa màu của người dân tại cánh đồng thôn Đoàn Kết (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) đang thiếu nước tưới trầm trọng và có nguy cơ mất trắng.

Cây trồng “khát” nước

Cánh đồng thôn Đoàn Kết rộng hơn 265 ha, có địa hình bằng phẳng, là nơi người dân xã Ayun Hạ, Ia Ake và thị trấn Phú Thiện canh tác nhiều loại cây trồng như: lúa, khoai lang, bắp, rau màu. Do khu vực này chưa có công trình thủy lợi nên người dân chủ yếu dựa vào nguồn nước trời và nước từ suối Ia Ake, E Hú để bơm tưới các loại cây trồng.

Theo thông tin từ UBND xã Ayun Hạ, vào vụ Đông Xuân, người dân nơi đây thường gieo sạ sớm hơn khoảng 1 tháng so với lịch thời vụ nhằm đảm bảo nguồn nước tưới đến cuối vụ. Tuy nhiên, năm nay, mới giữa tháng 2 nhưng lượng nước tại suối Ia Ake và ao hồ, giếng khoan đã giảm mạnh dẫn đến nguy cơ hạn hán, mất mùa trên cánh đồng này. Hiện có khoảng 3 ha lúa nước đã bị mất trắng do không còn nước tưới. Người dân đang tận dụng nguồn nước ít ỏi để bơm tưới cho khoảng 262 ha cây trồng khác. Nhưng theo tính toán sơ bộ của cơ quan chuyên môn, nguồn nước hiện tại cũng chỉ đảm bảo tưới được khoảng 20 ngày tới.

Gia đình ông Trần Văn Thân (thôn Đoàn Kết) có 1 ha lúa nước, 1 ha khoai lang và 3 ha hoa màu trên cánh đồng này. “Gần 1 tháng nay, tôi cũng tận dụng nguồn nước ít ỏi để bơm tưới cho cây lúa và khoai lang. Mỗi ngày chi phí khoảng 600 ngàn đồng tiền dầu. Chúng tôi mong chính quyền địa phương sớm khảo sát đầu tư xây dựng hệ thống kênh mương dẫn nước về cánh đồng này để sản xuất ổn định. Bởi lẽ, cánh đồng này rộng, đất bằng phẳng, nếu sản xuất 1 vụ rồi bỏ hoang thì tiếc lắm”-ông Thân chia sẻ.

Ông Thân đang tìm nguồn nước để bơm tưới cứu 1 ha lúa của gia đình. Ảnh: N.D

Ông Thân đang tìm nguồn nước để bơm tưới cứu 1 ha lúa của gia đình. Ảnh: N.D

Còn ông Trần Bình Tĩnh (cùng thôn) thì cho hay: Gia đình ông trồng 6 ha bắp lấy hạt. Hiện 4,4 ha bắp khu vực đầu nguồn suối Ia Ake còn khoảng 20 ngày nữa là thu hoạch nhưng nguồn nước đã cạn kiệt. Lo nhất là 1,6 ha ở xa nguồn nước, mỗi ngày bơm từ giếng khoan tưới được khoảng 3 tiếng đồng hồ thì cạn.Việc thiếu nước tưới khiến hạt bắp bị lép, không đủ tiêu chuẩn làm giống. Không những vậy, năng suất dự kiến giảm chỉ còn khoảng 30-40% so với vụ trước.

Tương tự, bà Ksor H’Đưh (làng Lok, xã Ia Ake) buồn bã nói: “Tôi có 4 sào lúa nước trên cánh đồng thôn Đoàn Kết. Lúa đang vào giai đoạn làm chắc hạt nhưng không còn nước để tưới”.

Bà Ksor H’Đưh (làng Lok, xã Ia Ake) bên ruộng lúa héo khô do không còn nước tưới. Ảnh: N.D

Bà Ksor H’Đưh (làng Lok, xã Ia Ake) bên ruộng lúa héo khô do không còn nước tưới. Ảnh: N.D

Nỗ lực chống hạn

Trước nguy cơ hạn hán lan rộng tại cánh đồng thôn Đoàn Kết, UBND xã Ayun Hạ đã triển khai nhiều giải pháp nhằm hạn chế thiệt hại. Ông Phạm Việt Đông (thôn Đoàn Kết) cho hay: Trước nguy cơ mất trắng 2 ha lúa đang vào giai đoạn chắc hạt, ông túc trực ngoài suối Ia Ake để khi các hộ khác dừng bơm, nước mạch rỉ ra thì bơm vào ao của gia đình, sau đó tiếp tục bơm vào ruộng để cứu lúa. “Từ lúc gieo sạ đến nay, chi phí bơm nước tưới lúa hơn 20 triệu đồng, chưa kể tiền giống, phân, công cày. Bây giờ cứu được chút nào hay chút đó. Về lâu dài, bà con rất mong Nhà nước đầu tư hệ thống kênh mương dẫn nước về cánh đồng này để đảm bảo sản xuất ổn định”-ông Đông đề nghị.

Theo nhìn nhận của chính quyền địa phương, nguyên nhân thiếu nước tưới là do lượng mưa trong năm 2023 tại khu vực đạt thấp, mùa mưa lại kết thúc sớm. Ông Lê Xuân Mạnh-Chủ tịch UBND xã Ayun Hạ-thông tin: Tại những khu vực còn nước, UBND xã hướng dẫn người dân bơm tưới để cứu cây trồng, giảm thiệt hại. Bên cạnh đó, xã thường xuyên rà soát, thống kê thiệt hại, số hộ dân bị ảnh hưởng; tổ chức khảo sát đánh giá thực tế khu vực bị ảnh hưởng, họp các hộ dân để đưa ra giải pháp khắc phục tạm thời là sử dụng phương án hỗ trợ bơm tưới.

Người dân bơm tưới cứu lúa và khoai lang trên cánh đồng thôn Đoàn Kết. Ảnh: N.D

Người dân bơm tưới cứu lúa và khoai lang trên cánh đồng thôn Đoàn Kết. Ảnh: N.D

Hiện nay, UBND huyện Phú Thiện đã có Tờ trình số 45/ TTr-UBND gửi UBND tỉnh và các sở, ngành liên quan đề xuất hỗ trợ kinh phí ứng phó với hạn hán trên cây trồng tại cánh đồng thôn Đoàn Kết với kinh phí hơn 1,2 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách tỉnh 980 triệu đồng, ngân sách huyện và vốn huy động khác 260 triệu đồng. Trước mắt, địa phương sử dụng trạm bơm điện dã chiến đặt tại kênh chính Ayun Hạ, lắp đặt đường ống dẫn nước bơm nước liên tục vào lòng suối Ia Ake để người dân tự bơm vào ruộng.

Có thể bạn quan tâm

Nguy cơ mất mùa sầu riêng

Nguy cơ mất mùa sầu riêng

(GLO)- Từ đầu năm 2025 đến nay, thời tiết trên địa bàn tỉnh Gia Lai diễn biến thất thường đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình ra hoa, đậu quả của cây sầu riêng. Người trồng sầu riêng đang đối diện với nỗi lo mất mùa.

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa đánh giá 13 sản phẩm OCOP

(GLO)- Sáng 13-5, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025 cho 13 sản phẩm (3 sản phẩm đánh giá lại) của 5 chủ thể.

Mang Yang đầu tư phát triển nông sản đặc trưng

Mang Yang đầu tư phát triển nông sản đặc trưng

(GLO)-Nhờ nguồn vốn Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và vốn địa phương, nhiều hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư nâng tầm một số nông-lâm sản đặc trưng đạt tiêu chuẩn OCOP, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.

Vải ngọt đầu mùa ở Kbang. Ảnh: Ngọc Minh

Vải ngọt đầu mùa ở Kbang

(GLO)- Từ cuối tháng 4 đến nay, một số nhà vườn ở huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) bắt đầu thu hoạch những chùm vải chín. Vải đầu mùa mọng ngọt dễ tiêu thụ, bán được giá, người trồng vải vui mừng và tin tưởng một vụ vải thắng lợi.

Đổi đời trên quê mới

Đổi đời trên quê mới

(GLO)- Rời quê hương Thái Bình, Cao Bằng để đến với mảnh đất Ia Hla (huyện Chư Pưh), nhiều người mang theo ước mơ đổi đời. Qua bao thăng trầm, họ đã trở thành những điển hình sản xuất giỏi ở địa phương.

Chư Păh đầu tư xây dựng nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Chư Păh đầu tư xây dựng nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

(GLO)- Sau 5 năm triển khai Đề án số 02-ĐA/HU của Huyện ủy về phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) đã từng bước hình thành vùng sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, nâng cao hiệu quả kinh tế, thích ứng với biến đổi khí hậu.