Phụ nữ Chư Sê chung tay bảo đảm an toàn giao thông

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sau 13 năm triển khai, câu lạc bộ (CLB) “Phụ nữ tự quản an toàn giao thông” tại huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã phát huy hiệu quả, góp phần nâng cao ý thức của cộng đồng trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông.

Làng Ia Bâu (xã Chư Pơng) có 142 hộ với 642 khẩu. Trước đây, việc chấp hành Luật Giao thông đường bộ của một bộ phận người dân, nhất là thanh-thiếu niên còn hạn chế. Để nâng cao ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ cho người dân, năm 2020, Hội Liên hiệp phụ nữ xã Chư Pơng đã thành lập CLB “Phụ nữ tự quản an toàn giao thông” tại làng Ia Bâu với 70 thành viên.

Sau khi thành lập, các thành viên CLB tập trung tuyên truyền Luật Giao thông đường bộ cho người dân trong làng. Việc tuyên truyền được thực hiện với nhiều hình thức để hội viên dễ tiếp thu, dễ nhớ.

Thành viên Câu lạc bộ “Phụ nữ tự quản an toàn giao thông” làng Ia Bâu (xã Chư Pơng) tuyên truyền pháp luật cho hội viên phụ nữ. Ảnh: R.H

Thành viên Câu lạc bộ “Phụ nữ tự quản an toàn giao thông” làng Ia Bâu (xã Chư Pơng) tuyên truyền pháp luật cho hội viên phụ nữ. Ảnh: R.H

Bà Rmah Huyn-Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ làng Ia Bâu-cho biết: Tại các buổi tuyên truyền, chúng tôi đã đưa hình ảnh, video cụ thể về hậu quả của các vụ tai nạn giao thông để người dân nhận biết. Ngoài ra, các thành viên còn tuyên truyền về nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông, tác hại của việc điều khiển phương tiện tham gia giao thông sau khi sử dụng rượu, bia và các hành vi vi phạm khác.

Đối với các hội viên có con em thường xuyên vi phạm trật tự an toàn giao thông, các thành viên CLB đến tận nhà để vận động, nhắc nhở. Đối với các trường hợp tái phạm, Ban Chủ nhiệm CLB phối hợp với lực lượng Công an tiến hành gọi hỏi, răn đe và yêu cầu ký cam kết không vi phạm pháp luật. Nhờ vậy, đến nay, tình trạng vi phạm trật tự an toàn giao thông trong làng giảm đáng kể.

Chị Rlan Byan (làng Ia Bâu) chia sẻ: Trước đây, tình trạng thanh-thiếu niên uống rượu, bia rồi tụ tập điều khiển xe máy nẹt pô, chạy tốc độ cao diễn ra khá phổ biến, có trường hợp gây tai nạn chết người. Từ khi CLB “Phụ nữ tự quản an toàn giao thông” được thành lập, các trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông trong làng ngày một giảm dần.

Theo bà Kpă H'Chép-Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Chư Pơng: Ngoài lực lượng nòng cốt là các hội viên phụ nữ, CLB “Phụ nữ tự quản an toàn giao thông” còn có sự phối hợp tham gia của người uy tín, bí thư chi bộ, trưởng thôn, trưởng ban công tác Mặt trận, bí thư chi đoàn… nên thuận lợi hơn trong công tác tuyên truyền, vận động. Phát huy hiệu quả của mô hình này, tháng 4-2023, chúng tôi đã thành lập CLB “Phụ nữ tự quản an toàn giao thông” tại làng Hố Lâm gồm 26 thành viên, góp phần cùng cấp ủy, chính quyền và các ban, ngành đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn.

Tương tự, năm 2014, Hội LHPN xã Bờ Ngoong thành lập CLB “Phụ nữ tự quản an toàn giao thông” tại thôn Đồng Tâm với 60 thành viên. Sau khi thành lập, CLB đã tích cực tuyên truyền các quy định về trật tự an toàn giao thông cho hội viên và người dân. Chủ tịch Hội LHPN xã Cao Thị Mai cho hay: Toàn xã có 1.617 hội viên, sinh hoạt tại 10 chi hội thôn, làng. Trước đây, tình trạng vi phạm trật tự an toàn giao thông và tai nạn giao thông tại địa phương xảy ra thường xuyên, đặc biệt có những vụ tai nạn giao thông làm 2-3 người tử vong. Nguyên nhân thường xuất phát từ việc người dân chủ quan khi tham gia giao thông, một số gia đình thì nuông chiều mua sắm xe phân khối lớn cho con em mình khi chưa đủ tuổi điều khiển phương tiện.

Từ khi thành lập đến nay, CLB “Phụ nữ tự quản an toàn giao thông” thôn Đồng Tâm đã phát huy hiệu quả, ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ của người dân được nâng lên. Thời gian tới, Hội LHPN xã sẽ nhân rộng mô hình CLB ra các thôn, làng khác.

Trao đổi với P.V, bà Nguyễn Thị Thu Hà-Chủ tịch Hội LHPN huyện Chư Sê-thông tin: “Câu lạc bộ “Phụ nữ tự quản an toàn giao thông” tại huyện Chư Sê được triển khai thực hiện từ năm 2010. Đến nay, mô hình đã triển khai tại 7 xã, thị trấn gồm: Al Bá, Bờ Ngoong, Hbông, Ia Hlốp, Ia Pal, Chư Pơng và thị trấn Chư Sê. Căn cứ vào kế hoạch của tỉnh và Ban An toàn giao thông huyện, thời gian tới, Hội LHPN huyện sẽ nhân rộng mô hình này tại các xã khác nhằm tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền Luật Giao thông đường bộ cho người dân”.

Nhờ thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động, CLB “Phụ nữ tự quản an toàn giao thông” tại huyện Chư Sê đã góp phần tích cực trong việc kiềm chế, kéo giảm tai nạn giao thông trên địa bàn. Trong 9 tháng năm 2023, trên địa bàn huyện xảy ra 13 vụ tai nạn giao thông, làm chết 12 người, bị thương 6 người. So với cùng kỳ năm 2022, tai nạn giao thông giảm 11 vụ, giảm 4 người chết và giảm 15 người bị thương.

Có thể bạn quan tâm

Chị Trần Diễm Trinh trong một buổi học vẽ để cân bằng cảm xúc

Cảnh giác với hội chứng trầm cảm cười

(GLO)- Với “lá chắn cảm xúc” dựng nên từ sự vui vẻ, tích cực tham gia các hoạt động tập thể, thậm chí hoàn thành tốt công việc, một số người đã khiến không ít người xung quanh bất ngờ khi biết họ rơi vào rối loạn trầm cảm kéo dài trước đó.

Con trăn gấm trong Công viên Diên Hồng (TP. Pleiku) đã được đưa về Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh để chăm sóc trước khi thả về môi trường tự nhiên. Ảnh: N.D

Chung tay bảo vệ động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm

(GLO)- Thời gian qua, một số tổ chức, cá nhân đã tự nguyện giao nộp nhiều cá thể động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm để các cơ quan chuyên môn chăm sóc trước khi thả về môi trường tự nhiên. Đây là hành động chung tay bảo vệ động vật hoang dã, góp phần bảo tồn loài gắn với đa dạng sinh học.

Sẵn sàng ứng phó với hạn hán, cháy rừng

Sẵn sàng ứng phó với hạn hán, cháy rừng

(GLO)- Theo dự báo của cơ quan chuyên môn, mùa khô 2024-2025, nắng nóng kéo dài gây nên các hiện tượng thời tiết cực đoan ảnh hưởng đến sản xuất và nguy cơ cao xảy ra cháy rừng. Liên quan đến vấn đề này, P.V Báo Gia Lai đã có cuộc trao đổi với ông Lưu Trung Nghĩa-Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT.

Đứng về phía người nghèo

Đứng về phía người nghèo

(GLO)- Trong nhiều nhiệm vụ quan trọng đòi hỏi phải hoàn thành trong năm 2025, Trung ương tập trung tháo gỡ kịp thời điểm nghẽn, khó khăn, vướng mắc phát sinh và phát động các phong trào thi đua. 

Pleiku khẩn trương xóa nhà tạm, nhà dột nát

Pleiku khẩn trương xóa nhà tạm, nhà dột nát

(GLO)- Cùng với cả nước, TP. Pleiku đã và đang huy động nhiều nguồn lực tập trung triển khai thực hiện chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người dân trên địa bàn với tinh thần khẩn trương, phấn đấu hoàn thành trước ngày 30-4-2025.