Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định công nhận 29 bảo vật quốc gia

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Ngày 18-1, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 73/QĐ-TTg công nhận 29 bảo vật quốc gia (đợt 12, năm 2023).

Cụ thể, 29 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận bảo vật quốc gia gồm:

1. Sưu tập mũi khoan đá Thác Hai, niên đại: 4.000 - 3.000 năm cách ngày nay; hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk.

Cặp rồng đá thành bậc đền Thượng (Cổ Loa) - đền thờ vua An Dương Vương, Hà Nội là một trong 29 bảo vật quốc gia vừa được công nhận. Ảnh: Thành Cổ Loa

Cặp rồng đá thành bậc đền Thượng (Cổ Loa) - đền thờ vua An Dương Vương, Hà Nội là một trong 29 bảo vật quốc gia vừa được công nhận. Ảnh: Thành Cổ Loa

2. Thạp đồng Kính Hoa II, niên đại: Khoảng Thế kỷ III - II trước Công nguyên; hiện lưu giữ tại Sưu tập tư nhân Nguyễn Văn Kính, thành phố Hà Nội.

3. Sưu tập đàn đá Khánh Sơn, niên đại: Khoảng 2.500 - 3.000 năm cách ngày nay; hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Khánh Hoà.

4. Bình đồng Đông Sơn (An Biên), niên đại: Văn hóa Đông Sơn, Thế kỷ II - I trước sau Công nguyên; hiện lưu giữ tại Sưu tập tư nhân An Biên, thành phố Hải Phòng.

5. Trống đồng Sao Vàng, niên đại: Văn hóa Đông Sơn (khoảng 2.000 năm cách ngày nay); hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia.

6. Sưu tập vàng lá Châu Thành, Trà Vinh, niên đại: Văn hóa Óc Eo giai đoạn muộn: Thế kỷ VII - IX; hiện lưu giữ tại Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Trà Vinh.

7. Phù điêu Đản sinh Brahma Mỹ Sơn E1, niên đại: Thế kỷ VII - VIII; hiện lưu giữ tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng.

8. Tượng Shiva Mỹ Sơn C1, niên đại: Thế kỷ VIII; hiện lưu giữ tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng.

9. Linga vàng Po Dam, niên đại: Thế kỷ VIII - IX; hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Bình Thuận.

10. Bia Phước Thiện, niên đại: Cuối thế kỷ VIII đầu thế kỷ IX; hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Ninh Thuận.

11. Phù điêu Nữ thần Uma, niên đại: Khoảng thế kỷ IX - X; hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Bạc Liêu.

12. Phù điêu Apsara Trà Kiệu, niên đại: Thế kỷ X; hiện lưu giữ tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng.

13. Sưu tập cột kinh Phật thời Đinh, niên đại: Thế kỷ X; hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Ninh Bình.

14. Lá đề trang trí chim phượng đất nung thời Lý, Hoàng thành Thăng Long, niên đại: Thế kỷ XI; hiện lưu giữ tại Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội.

15. Hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn, niên đại: Cuối thế kỷ XI - đầu thế kỷ XII; hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Bình Định.

16. Bình gốm hoa nâu, niên đại: Thế kỷ XI - XII; hiện lưu giữ tại Sưu tập tư nhân An Biên, thành phố Hải Phòng.

17. Chum gốm hoa nâu Hiệp An thời Trần, niên đại: Thế kỷ XIII - XIV; hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Hải Dương.

18. Đao cẩn tam khí, Hoàng thành Thăng Long, niên đại: Thời Trần, thế kỷ XIV; hiện lưu giữ tại Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội.

19. Bia "Đại bi Diên Minh tự bi", niên đại: Thời Trần, năm Đinh Mão, niên hiệu Khai Thái thứ 4 (1327); hiện lưu giữ tại Ủy ban nhân dân xã Lạc Đạo, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.

20. Mô hình đất nung kiến trúc thời Lê sơ, Hoàng thành Thăng Long, niên đại: Thế kỷ XV; hiện lưu giữ tại Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội.

21. Thẻ bài cung nữ ra vào nội cung thời Lê sơ, Hoàng thành Thăng Long, niên đại: Tháng 4, năm Quang Thuận thứ 7, đời vua Lê Thánh Tông (1466); hiện lưu giữ tại Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội.

22. Lư hương gốm men lam xám, niên đại: Khoảng niên hiệu Hưng Trị (1588 - 1591), đời vua Mạc Mậu Hợp; hiện lưu giữ tại Sưu tập tư nhân An Biên, thành phố Hải Phòng.

23. Tượng thờ Vua Pô Klong Garai, niên đại: Thế kỷ XVI - XVII; hiện thờ tại Tháp Pô Klong Garai, phường Đô Vinh, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận.

24. Bộ tượng Tam Thế Phật chùa Côn Sơn, niên đại: Thời Lê trung hưng; hiện thờ tại chùa Côn Sơn, phường Cộng Hòa, thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương.

25. Mộc bản chùa Trăm Gian, Niên đại: Thế kỷ XVII - XX; hiện lưu giữ tại chùa Trăm Gian, xã An Bình, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.

26. Cặp rồng đá thành bậc đền Thượng (Cổ Loa), Thời Lê trung hưng, niên đại: Năm Nhâm Tý, niên hiệu Long Đức nguyên niên (1732); hiện lưu giữ tại Khu di tích Cổ Loa, thuộc Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội.

27. Mộc bản chùa Dâu, niên đại: Từ năm 1752 - 1859; hiện lưu giữ tại chùa Dâu, phường Thanh Khương, thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.

28. Bảo kiếm an dân, niên đại: Niên hiệu Khải Định (1916-1925); hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia.

29. Khuôn in tín phiếu mệnh giá một đồng và khuôn in tín phiếu mệnh giá năm mươi đồng, niên đại: Từ năm 1947; hiện lưu giữ tại Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Quảng Ngãi.

Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch, Chủ tịch UBND các cấp nơi có bảo vật quốc gia, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, người đứng đầu ngành, tổ chức được giao quản lý bảo vật quốc gia được công nhận nêu trên trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình thực hiện việc quản lý đối với bảo vật quốc gia theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.

Có thể bạn quan tâm

Người giữ nghề dệt thổ cẩm ở Ia Rsươm

Người giữ nghề dệt thổ cẩm ở Ia Rsươm

(GLO)- Không chỉ dệt thổ cẩm giỏi, chị Rah Lan H’Nghí (SN 1988, buôn Toát, xã Ia Rsươm, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) còn nhiệt tình chỉ dạy cho chị em trong buôn để góp phần bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.

Bảo tồn bản sắc văn hóa ở TP. Pleiku dưới góc nhìn mới - Kỳ cuối: Giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa

Bảo tồn bản sắc văn hóa ở TP. Pleiku dưới góc nhìn mới - Kỳ cuối: Giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa

(GLO)- Chính quyền TP. Pleiku đã dành nguồn lực đầu tư để Plei Ốp thành điểm đến của du khách trải nghiệm văn hóa truyền thống và bản sắc dân tộc Jrai thông qua phục dựng một số lễ hội cộng đồng như: cúng giọt nước, pơ thi…

Rơ Châm Nguyên nặng tình với dân ca Jrai

Rơ Châm Nguyên nặng tình với dân ca Jrai

(GLO)-Nhiều năm qua, người dân làng Kte (xã Ia Phí, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) luôn dành sự yêu mến và kính trọng đối với bà Rơ Châm Nguyên bởi bà biết hát và lưu giữ nhiều bài dân ca của dân tộc Jrai.

Bảo tồn và phát huy di sản

Bảo tồn và phát huy di sản

Câu chuyện biệt thự “nhà lầu ông Phủ” (ven sông Đồng Nai, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) xôn xao dư luận những ngày qua như một tín hiệu vừa mừng vừa đáng suy ngẫm. Mừng khi cộng đồng ngày càng quan tâm thiết thực đến các giá trị di sản văn hóa.

Cây vũ trụ của nền văn hóa Đông Sơn trên trống đồng

Cây vũ trụ của nền văn hóa Đông Sơn trên trống đồng

Trước nay, các nhà nghiên cứu đều cho rằng mỹ thuật Đông Sơn bị trống vắng yếu tố thực vật. Thế nhưng với sự phát hiện hoa văn vòng tròn hay vòng tròn đồng tâm có chấm giữa là hoa cúc được cách điệu, đã cho thấy yếu tố thực vật chưa bao giờ vắng bóng trong trang trí ở trống đồng.
Nghệ nhân 80 tuổi giữ nghề làm đèn ông sao

Nghệ nhân 80 tuổi giữ nghề làm đèn ông sao

Khung tre được uốn nắn tỉ mỉ, bọc bên ngoài là tấm giấy đầy màu sắc rực rỡ, nghệ nhân Trần Thanh Tùng (80 tuổi, thôn Thu Xà, xã Nghĩa Hòa, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi) làm thành những chiếc lồng đèn trung thu truyền thống.