Ngắm 500 cổ vật quý hiếm tại Bảo tàng Văn hóa Phật giáo đầu tiên ở Việt Nam

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Lưu giữ, trưng bày 500 cổ vật quý hiếm có niên đại từ thế kỷ VII-VIII, Bảo tàng Văn hóa Phật giáo đầu tiên ở Việt Nam là điểm đến tham quan của nhiều du khách.


Ngắm 500 cổ vật quý hiếm tại Bảo tàng Văn hóa Phật giáo đầu tiên ở Việt Nam ảnh 1

Nằm trên tầng 2 khu chánh điện của chùa Quán Thế Âm (quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng), Bảo tàng Văn hóa Phật giáo đầu tiên ở Việt Nam là nơi lưu giữ kho cổ vật giá trị của văn hóa Phật giáo, phục vụ nhu cầu tìm hiểu văn hóa Phật giáo của tăng ni, đạo hữu và các nhà nghiên cứu. Đây cũng là điểm đến tâm linh, nơi tham quan ý nghĩa cho du khách trong hành trình khám phá Khu Danh thắng đặc biệt Ngũ Hành Sơn.

Ngắm 500 cổ vật quý hiếm tại Bảo tàng Văn hóa Phật giáo đầu tiên ở Việt Nam ảnh 2

Chính thức mở cửa đón khách tham quan từ năm 2016, Bảo tàng Văn hóa Phật giáo hiện trưng bày hơn 500 cổ vật về Phật giáo. Các cổ vật phản ánh nghệ thuật Phật giáo Việt Nam và một số quốc gia Châu Á được các trụ trì chùa Quán Thế Âm dày công sưu tầm trong hơn 20 năm qua. Nhiều hiện vật có niên đại trong vài ba thập kỷ gần đây, nhưng cũng có hiện vật có niên đại từ thế kỷ VII, VIII.

Ngắm 500 cổ vật quý hiếm tại Bảo tàng Văn hóa Phật giáo đầu tiên ở Việt Nam ảnh 3

Các cổ vật như tượng Phật, mộc bản kinh Phật, đồ thờ cúng, nhạc khí… có niên đại từ thế kỷ VII-VIII cho đến cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX được trưng bày tại bảo tàng.

Ngắm 500 cổ vật quý hiếm tại Bảo tàng Văn hóa Phật giáo đầu tiên ở Việt Nam ảnh 4

Bảo tàng còn lưu giữ nhiều bộ tượng Phật quý hiếm với rất nhiều chất liệu như gỗ, ngọc, đồng, sắt, đá… Trong đó, nhiều tượng được các chuyên gia giám định đánh giá là ngang tầm bảo vật quốc gia, có giá trị đặc biệt về mặt nghệ thuật lẫn giá trị tạo hình. Nổi bật như tượng bạch ngọc "Quan Thế Âm tống tử" tạc hình Phật Bà đang bế một trẻ nhỏ trên tay mà theo tương truyền được tìm thấy trong hoàng cung nhà Nguyễn. Cạnh đó là nhóm 8 tượng "Phật Mật Tông", tượng "Quan Âm tứ thủ", tượng "Phật Di Lặc".

Ngắm 500 cổ vật quý hiếm tại Bảo tàng Văn hóa Phật giáo đầu tiên ở Việt Nam ảnh 5

Hòa thượng Thích Huệ Vinh, Trụ trì chùa Quán Thế Âm cho biết, các hiện vật, cổ vật trưng bày, giới thiệu tại Bảo tàng Văn hóa Phật giáo đều trải qua quá trình thẩm định khoa học, chọn lọc công phu của các giáo sư, tiến sĩ, chuyên gia đầu ngành. Tất cả hiện vật, cổ vật đều mang giá trị tinh thần và vật chất to lớn.

Ngắm 500 cổ vật quý hiếm tại Bảo tàng Văn hóa Phật giáo đầu tiên ở Việt Nam ảnh 6

Theo các nhà nghiên cứu, ngoài giá trị nghệ thuật, cổ vật, hiện vật ở Bảo tàng Văn hóa Phật giáo ẩn chứa nhiều giá trị văn hóa, lịch sử cần được bảo tồn, phát huy cũng như tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu.

Ngắm 500 cổ vật quý hiếm tại Bảo tàng Văn hóa Phật giáo đầu tiên ở Việt Nam ảnh 7

Ngoài giá trị là những tác phẩm nghệ thuật cổ, các hiện vật được trưng bày tại bảo tàng còn là sự kết tinh những nét tinh hoa của di sản văn hóa Phật giáo.

Ngắm 500 cổ vật quý hiếm tại Bảo tàng Văn hóa Phật giáo đầu tiên ở Việt Nam ảnh 8

Cạnh đó, bảo tàng cũng đang lưu giữ nhiều hiện vật là lư đồng thời xa xưa, đồ thờ cúng... có niên đại từ thế kỷ VII, đến cuối thế kỷ XIX, XX.

Ngắm 500 cổ vật quý hiếm tại Bảo tàng Văn hóa Phật giáo đầu tiên ở Việt Nam ảnh 9

Đến với Bảo tàng văn hóa Phật giáo là đến với không gian văn hóa tâm linh độc đáo, để cảm nhận rõ nét sự đồng hành của Phật giáo xuyên suốt lịch sử dân tộc. Chiêm ngưỡng, thưởng lãm và tìm hiểu về những cổ vật cũng gợi nhắc mỗi người về những đạo lý sống tốt đẹp và cùng chung tay bảo tồn những giá trị văn hóa lịch sử của dân tộc.

Có thể bạn quan tâm

Chất trữ tình trong trường ca Xing Chơ Niếp

Chất trữ tình trong trường ca Xing Chơ Niếp

(GLO)- Trường ca Xing Chơ Niếp của dân tộc Ê Đê được sưu tầm ở vùng Krông Pa (cũng có người cho rằng đây là trường ca của người Bahnar Chăm ở Krông Pa) từ những năm 80 của thế kỷ trước, cùng thời với H’mon Đăm Noi của người Bahnar được sưu tầm ở vùng Kông Chro ngày nay.
Thương lắm, nhà Rông…

Thương lắm, nhà Rông…

Đó là một trong những ngôi nhà Rông cổ và đẹp nhất nhì xứ này còn giữ lại hầu như nguyên vẹn ét xưa cũ trên cao nguyên. Nhưng ngọn lửa đã đốt trụi những gì tinh túy nhất của làng. Ngọn lửa bốc lên cháy rực bỏng rát trong tim của mỗi người làng một nỗi đau nhưng nhức.
Báo ân trọn vẹn mùa Vu Lan

Báo ân trọn vẹn mùa Vu Lan

Nói đến Vu Lan chính là nói đến tinh thần báo hiếu báo ân, tinh thần cứu độ của đạo Phật. Nhưng báo hiếu, tri ân theo tinh thần Phật pháp không phải là sa đà cầu cúng, đốt vàng mã theo kiểu “trần sao âm vậy” như tục lệ dân gian.
Độc đáo lễ cúng kết nghĩa của người Jrai

Độc đáo lễ cúng kết nghĩa của người Jrai

(GLO)- Hiện nay, cộng đồng người Jrai ở thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) vẫn giữ được nhiều nghi lễ độc đáo. Trong đó, lễ cúng kết nghĩa buôn làng có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, góp phần nâng cao tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau để xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.
Lập lại “trật tự âm thanh” cồng chiêng

Lập lại “trật tự âm thanh” cồng chiêng

(GLO)- Đó là mong muốn của nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền (Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam) khi tham gia đứng lớp truyền dạy cách thức gò chỉnh chiêng cho hơn 80 nghệ nhân Jrai, Bahnar trên địa bàn tỉnh Gia Lai từ ngày 26-7 đến 28-8.
Thêm không gian cho cồng chiêng

Thêm không gian cho cồng chiêng

(GLO)- Dự án phòng trưng bày Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên hoàn thiện và đưa vào sử dụng, ngoài mục tiêu tôn vinh di sản sẽ tạo sức hút đáng kể cho du lịch địa phương.