Phiêu lưu tình ái, tranh giành vương quyền khốc liệt chốn cung điện

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

“Hoàng hậu Margot” là một cuộc phiêu lưu nhanh, nhịp độ cao, đầy đủ các âm mưu khủng khiếp giành vương quyền, những tiếng thì thầm mờ ám ở các hành lang cung điện Louvre.

 

Cuốn tiểu thuyết cũng chứa đựng những chuyện tình bí mật bỏng cháy, các vụ đầu độc, ám sát và đấu kiếm xoay quanh vương quyền Hoàng gia Pháp thế kỷ 16.

Giống như các tiểu thuyết khác của Alexandre Dumas (như Ba người lính ngự lâm) người đọc cần phải hiểu về bối cảnh lịch sử Pháp. Tuy nhiên, Dumas cũng đã nói rằng “sự thật lịch sử” chỉ là cái đinh để nhà văn móc chiếc áo (ý nói câu chuyện) của mình lên.


 

 Margot và người tình La Mole trong bộ phim Pháp cùng tên với 2 diễn viên nổi tiếng Isabelle Adjani và Vincent Perez. Adjani đã giành giải Cannes và Cesar cho vai diễn này. Nguồn: mfah.org.
Margot và người tình La Mole trong bộ phim Pháp cùng tên với 2 diễn viên nổi tiếng Isabelle Adjani và Vincent Perez. Adjani đã giành giải Cannes và Cesar cho vai diễn này. Nguồn: mfah.org.



Marguerite, thường gọi là Margot, lúc bấy giờ là một công chúa, con vua, vợ vua, em vua. Nàng đã trải qua nỗi đau mất mát từ năm lên 6, khi cha là vua Henri II bị ám sát. Người anh cả của nàng, Francois II, lên ngôi và qua đời một năm sau đó khi chỉ mới 16 tuổi. Đến năm 15 tuổi, nàng đã trải qua nỗi đau của 5 cái chết - 5 anh chị em mình. Trong khi đó mẹ nàng, Hoàng thái hậu Catherine de Medicis vẫn say sưa trong các cuộc ám sát và độc dược phục vụ các toan tính vương quyền.

Marguerite lớn lên trong thời đại mà các cuộc hôn nhân được sắp đặt vì chính trị, do đó, sự chung thủy không cần phải được tuân theo ở cả đàn ông lẫn phụ nữ. Nàng được sắp xếp để kết hôn với Henri vua xứ Navarre, một người Kháng cách (Tin lành). Các tín hữu Kháng cách nô nức đến Paris dự đám cưới vào ngày 18 tháng 8 năm 1572 tại nhà thờ Đức Bà.

Sự thực, đây là một cái bẫy khủng khiếp mà Catherine và con trai giăng ra. Chỉ 6 ngày sau đó, vụ thảm sát ngày lễ thánh Barthelemy đẫm máu xảy ra, với 10.000 người Tin lành tử trận. Henri de Navarre may mắn thoát chết, như sẽ thoát chết nhiều lần sau đó. Và dù không cần tình yêu, Margot trở thành đồng minh chính trị lý tưởng của chồng, góp phần đắc lực đưa ông sau này trở thành Henri IV, Henri de Bourbon, vua nước Pháp.

Mối quan hệ của họ thực sự là điển hình cho sự phức tạp, rối rắm và thú vị của trò chơi hôn nhân và chính trị vương triều. Henri và Margot đều có quá nhiều bạn tình, đặc biệt sử sách ghi lại Henri có ít nhất 12 đứa con ngoài giá thú, sau này li dị Margot và tái hôn.

Margot vẫn luôn là bạn tốt với chồng cũ và vợ mới của chồng mình, an ủi và và nuôi dưỡng con cái cho họ, đến khi Henri IV bị ám sát năm 1610 (cuối cùng rồi vẫn bị ám sát!). Margot là một nhân vật nữ đặc sắc trong bức tranh lịch sử Pháp từ Trung cổ đến tận bây giờ, quyến rũ, phóng khoáng, quyết đoán, sắt đá, vị tha.

Về một mặt nào đó, đây có thể coi là câu chuyện về nữ quyền. Nhân vật Margot tương phản với một nhân vật nữ quan trọng khác, Catherine de Medicis, mẹ nàng. Tác giả đã khai thác tài tình huyền thoại kinh khủng về bà hoàng nhiếp chính gốc Italy, người đàn bà có tham vọng vô hạn duy trì quyền lực của bản thân và của những đứa con bà ta yêu, không hề nương tay với những đứa con ruột khác mà bà không ưng, và con rể bà.

Margot và Catherine được bao quanh bởi nhiều nhân vật nam: Charles IX, Henri D’Anjou, François D’Alençon, Henri de Guise, De La Mole, Coconnas. Tuy nhiên, chính phụ nữ, đặc biệt là Margot, là người thống trị trò chơi với khả năng quan sát, sự nhạy cảm chính trị thiên bẩm đáng kinh ngạc của nàng.


 

 Hoàng hậu Margot - dịch giả Tố Châu xuất bản năm 2019.
Hoàng hậu Margot - dịch giả Tố Châu xuất bản năm 2019.



Những hành vi tình ái nóng bỏng và thái quá của nàng vừa hợp "trend" ngày đó, vừa rất có thể là một sự bù đắp để đáp ứng nhu cầu cần được yêu thương, khi nàng lớn lên không có cha ở bên, bị chính mẹ mình bỏ rơi và anh em ruột lạm dụng tình cảm. Chắc chắn tâm hồn nàng mang nhiều vết sẹo, nhưng ít nhất nàng đã biến nỗi tổn thương của mình thành tình yêu, sự thấu hiểu, sự nhập cuộc nhiệt tình và lòng rộng lượng, thay vì cay đắng, giận dữ và ghét bỏ.

Những khoảnh khắc đáng kinh ngạc nhất trong tiểu thuyết được dành cho hoàng hậu của bóng tối, mẹ đẻ Margot, Catherine de Medicis. Có tất cả 10 người con, bà vẫn dành phần lớn thời gian để tìm ra những cách mới để đầu độc, bắt giữ và ám sát bất cứ ai là kẻ thù hoặc đơn giản chỉ là bà không thích, dù đó là con rể, bà thông gia, tùy tùng của chính mình. Catherine giết người bằng chất độc trên găng tay, từ khói của cây đèn, với son trên môi tình nhân của họ, với các trang sách tẩm arsen, với những quả táo bị nhiễm độc.

Triều Valois dưới quyền lãnh đạo của Catherine không có năng khiếu quản lý hoặc giải quyết tranh chấp bằng đàm phán. Họ chọn giết đối thủ bằng cách đầu độc hoặc đâm gươm trong những con hẻm tối của Paris. Nhiều người đọc gọi đây là “sự xấu xa một cách thuần khiết” của Catherine de Medicis, một trong những nhân vật phản diện vĩ đại nhất trong lịch sử.

Giống như nhà văn Anh Dickens, Dumas luôn hoàn hảo trong cách đưa ra một câu chuyện để kể cho mọi người. Mặc dù ban đầu phải mất thời gian một chút để làm quen với nhiều nhân vật, nhưng sau đó người đọc đều có thể dễ dàng theo dõi, và sẽ tìm thấy các nhân vật yêu thích riêng của mình.

Cách dựng chuyện của Dumas hấp dẫn và mang tính giải trí cao, nét hài hước uy-mua kiểu Pháp bộc lộ rộn ràng duyên dáng ngay cả trong những khoảnh khắc kịch tính hay bi thương nhất.

Cốt truyện phát triển theo cách khá truyền thống, nhưng người đọc nhanh chóng bị cuốn vào bởi những cá tính đặc biệt của các nhân vật. Các nhân vật phụ cũng đều có sự xuất hiện đáng nhớ, như René Bianchi, chuyên gia nước hoa và đầu độc của Catherine. Hay tình bạn giữa hai nhà quý tộc Coconnas và La Mole - người tình Margot, một ánh sáng hân hoan và vui vẻ trong bức tranh đen tối của Louvre.


 

 “Cặp bài trùng” Margot và Henri de Navarre trong phim chuyển thể của đạo diễn Patrice Chereau. Nguồn: Alamy.com.
“Cặp bài trùng” Margot và Henri de Navarre trong phim chuyển thể của đạo diễn Patrice Chereau. Nguồn: Alamy.com.



Hoàng hậu Margot ngồn ngộn các sự kiện lịch sử Pháp thế kỷ thứ 16. Một bộ phim lịch sử hoàn hảo. Thảm sát, mưu mô, đầu độc, những vụ ngoại tình nóng bỏng, những trận chiến hoành tráng, đây là những gì Alexandre Dumas bày ra trước mắt chúng ra trong tác phẩm này.

Đặc biệt, nó cho người đọc ngày nay thấy, về một mặt nào đó, các vị vua và hoàng hậu sống vất vả và căng thẳng hơn dân thường nhiều lần! 

Lê Thượng Nhã (zing)

Có thể bạn quan tâm

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

(GLO)- Không chỉ là một lời nói về tình yêu, "Ngàn sau" của tác giả Đào An Duyên còn là một tác phẩm thơ triết lý, khẳng định sự bất tử, trường tồn của những xúc cảm chân thật qua biến động của thiên nhiên và cuộc sống.

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

(GLO)- "Tinh khôi mùa xuân" của Lê Vi Thủy thể hiện cảm xúc tươi mới, ngọt ngào của mùa xuân và tình yêu trong sáng, thuần khiết. Từ hình ảnh thiên nhiên gần gũi như "cánh hoa trắng", "giọt sương ban mai" đến những ẩn dụ về tình yêu, tất cả đều mang lại cho người đọc cảm giác ấm áp, đầy hy vọng.

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

(GLO)- Bài thơ Ngõ xanh của tác giả Vân Phi khắc họa một không gian thiên nhiên thanh bình của làng quê, nơi có mẹ cha và những điều thân thuộc nhất. Mỗi hình ảnh trong thơ như một lời nhắc nhở về sự quan trọng của gia đình, quê hương và những ký ức đẹp mà ta luôn cất giữ trong trái tim mình.

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

(GLO)- Mỗi lần nghe lại ca khúc “Sông Đakrong mùa xuân về” của nhạc sĩ Tố Hải, lòng tôi lại dạt dào xúc cảm và không thôi nghĩ về dòng chảy của những đoàn quân hào hùng ra trận để đem về mùa xuân đoàn tụ của một dân tộc anh hùng.

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

(GLO)- Pleiku hiện lên trong bài thơ của tác giả Phạm Đức Long như một vùng đất đầy bí ẩn, vừa thực vừa ảo, vừa hùng vĩ vừa mộng mơ. Những câu từ mang đến cho người đọc cảm giác như đang lạc vào không gian trữ tình, đầy sức sống, thôi thúc họ khám phá và trải nghiệm.

Nhà văn Đỗ Tiến Thụy “về nhà”

Nhà văn Đỗ Tiến Thụy “về nhà”

(GLO)- Khi tôi và nhà thơ Hương Đình “mở tiệc” chia tay Đỗ Tiến Thụy ra Hà Nội học Trường Viết văn Nguyễn Du thì anh là Thượng úy, công tác tại Sư đoàn 10 (Quân đoàn 3). Ấy là năm 2002. Tháng 11 năm nay, khi trở “về nhà”, anh đã mang hàm Đại tá, Trưởng ban Văn của Tạp chí Văn nghệ Quân đội.

Nhóm tác giả thuộc Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư và Xây dựng AVIEW giành giải nhất, nhì cuộc thi “Sáng tác mẫu phác thảo Tượng đài Tây Sơn Tam Kiệt và Phù điêu”

Nhóm tác giả thuộc Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư và Xây dựng AVIEW giành giải nhất, nhì cuộc thi “Sáng tác mẫu phác thảo Tượng đài Tây Sơn Tam Kiệt và Phù điêu”

(GLO)- Ngày 16-12, UBND tỉnh Gia Lai có quyết định Phê duyệt kết quả cuộc thi “Sáng tác mẫu phác thảo Tượng đài Tây Sơn Tam Kiệt và Phù điêu” thuộc dự án Phong trào nông dân Tây Sơn trên đất Gia Lai (Tây Sơn Thượng đạo).

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Trong số các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, đã có nhiều tựa sách đề cập đến nhân vật nữ cá tính như: Nữ sinh, Những cô em gái, Út Quyên và tôi… nhưng đây là lần đầu tiên từ khóa “sách” và “nàng” cùng xuất hiện trên bìa tác phẩm mới, tạo cho bạn đọc sự tò mò thú vị.

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Quán triệt nội dung định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và của Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW đã xây dựng phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ, trong đó có các cơ quan báo chí thuộc Chính phủ.