Phiền toái "bữa cơm thân mật"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Cuối tuần qua, bố mẹ tôi nhận cùng lúc 2 thiệp mời dự đám cưới kèm theo đó là lời mời dự “bữa cơm tối thân mật” tại tư gia.

Đắn đo một lúc rồi bố phân công: “Tối hôm trước, bà đến dự bữa cơm thân mật nhà ông A, tôi dự nhà ông B, trưa hôm sau thì ngược lại”. Dù rất ngại tham gia những bữa tiệc xã giao đông người song mẹ tôi vẫn miễn cưỡng đồng ý, vì không còn ai để... đùn đẩy và cũng bởi “Người ta đã đến tận nhà để mời, không đi sau này gặp mặt nhau cũng ngại”.

Bố mẹ tôi cũng không biết “bữa cơm tối thân mật” trở thành trào lưu từ khi nào nhưng vài năm trở lại đây, nhà nào có đám cưới, dù giàu hay nghèo đều tổ chức bữa cơm như thế. Khách mời không dừng lại ở họ hàng, người thân hay bạn bè thân thiết mà còn có bà con lối xóm. Mâm cỗ cũng không còn giản đơn “cây nhà lá vườn” mà hầu hết gia chủ thuê dịch vụ trọn gói với “mâm cao cỗ đầy”. Khách đến chật nhà, kín sân, tiếng nói, cười, hò hát kéo dài đến đêm khuya. Tiệc tối, tiệc trưa nối tiếp nhau cũng với những con người ấy, thực đơn ấy nên nhiều đám cưới, tàn tiệc, cỗ vẫn còn ê hề!

Sẽ không có gì đáng bàn nếu đây chỉ là chuyện của một vài gia đình; đằng này nó đang dần “luật bất thành văn” ở một số địa phương. Nhà này “nhìn” nhà kia, không ai muốn trở thành tâm điểm để bị đem ra so sánh, chê trách nên vô hình trung “bữa cơm thân mật” trở thành cuộc chạy đua chưa có hồi kết của nhiều gia đình. Còn những người được mời tất nhiên cũng chẳng lấy gì làm vui.

Mới đây, tại hội nghị giao ban trực tuyến công tác tuyên giáo 9 tháng năm 2022, đại diện Ban Tuyên giáo Huyện ủy Phú Thiện đã thẳng thắn nêu thực trạng về một số tập quán cũ tồn tại ở địa phương, đồng thời đề xuất làm phiếu điều tra, khảo sát dư luận xã hội xoay quanh vấn đề này. Bởi chuyện cưới hỏi, tiệc tùng linh đình gây lãng phí, đi ngược với việc thực hiện theo nếp sống mới. Chưa kể, nhiều bữa tiệc kéo dài còn ảnh hưởng đến cuộc sống của nhiều người xung quanh; thậm chí đôi lúc quá đà xảy ra xô xát, xích mích không đáng có.

Đám cưới là việc vô cùng hệ trọng của đời người. Do vậy, dân gian mới có câu: “Tậu trâu, cưới vợ, làm nhà/Trong ba việc ấy, thật là khó thay”. Khi cuộc sống vật chất đủ đầy hơn, con người hướng đến làm cho đời sống tinh thần thêm phong phú. Tuy nhiên, hạnh phúc của đời người chắc chắn không dựa vào những bữa tiệc lớn hay nhỏ, giản đơn hay cầu kỳ. Trước nay, “bữa cơm thân mật” là khoảng thời gian các thành viên trong gia đình, họ hàng, bạn bè thân thiết ngồi lại với nhau, cởi mở, chia sẻ và trao nhau hơi ấm tình thân. Cô dâu-chú rể thì đón nhận những lời chúc phúc; gia đình hai bên trao gửi lời cảm ơn đến người thân, vì đã không quản ngại đường xa, dành thời gian đến chung vui... Vì vậy, đừng vì sĩ diện hay bất kỳ lý do gì mà chúng ta lại biến những giá trị truyền thống tốt đẹp thành những chuyện kệch cỡm, vừa lãng phí vừa gây phiền toái cho người khác.

 

AN NGUYÊN

 

Có thể bạn quan tâm

Nhân lên niềm vui chiến thắng

Nhân lên niềm vui chiến thắng

(GLO)- Sau 49 năm giải phóng, Gia Lai đã vươn lên trở thành trung tâm của khu vực Bắc Tây Nguyên và vùng động lực của Tam giác phát triển Việt Nam-Lào-Campuchia. Tinh thần Chiến thắng 30-4 đã được kế thừa, phát huy và nhân lên bằng những việc làm cụ thể, thiết thực.

Nâng chất lao động ngành du lịch

Nâng chất lao động ngành du lịch

Người lao động làm trong ngành du lịch đến từ Philippines, Thái Lan, Indonesia, Singapore có mặt ở các khách sạn 4-5 sao tại Việt Nam đang khá nhiều. Điều này cho thấy, lao động ngành du lịch đang bị cạnh tranh việc làm ngay trên sân nhà.
Làm sạch, đẹp không gian du lịch

Làm sạch, đẹp không gian du lịch

Tình trạng ô nhiễm rác thải do thiếu ý thức sẽ tái diễn, không gian du lịch bị vấy bẩn bởi rác trên đường và "rác trong ý thức", làm ảnh hưởng ngành du lịch Việt Nam, đến hình ảnh đất nước, con người Việt Nam
Chọn chất thay vì lượng

Chọn chất thay vì lượng

Cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học ra đời với xuất phát điểm là tạo một sân chơi dành cho những học sinh có đam mê và khả năng nghiên cứu từ sớm. Nhưng lâu nay, các cuộc thi này khiến dư luận muộn phiền vì không biết sản phẩm nghiên cứu có thực sự là của học trò.