Phát triển thương hiệu du lịch Việt Nam

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch đã có quyết định phê duyệt Chiến lược phát triển thương hiệu du lịch Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
 

Mục tiêu cụ thể nhằm nâng cao nhận thức và kỹ năng, hình thành đội ngũ nhân sự phụ trách phát triển thương hiệu đối với các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, các doanh nghiệp du lịch và các đơn vị liên quan; phát triển một số thương hiệu điểm đến du lịch và vùng du lịch nổi bật để định vị điểm đến du lịch Việt Nam theo hướng tập trung, chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh.

Đồng thời, xác định và quảng bá các điểm đến và hình ảnh tiêu biểu giúp nhận diện du lịch Việt Nam tại các thị trường trọng điểm; tăng cường liên kết, hỗ trợ các địa phương và doanh nghiệp trong việc quảng bá sản phẩm du lịch gắn với định hướng chung về phát triển thương hiệu du lịch.

Chiến lược nêu rõ, tuyên bố về thương hiệu: Việt Nam - Vẻ đẹp bất tận. Việt Nam là điểm đến du lịch giàu bản sắc văn hóa, thiên nhiên tươi đẹp, con người thân thiện, hiếu khách, mang lại trải nghiệm đặc sắc cho du khách.

Giá trị thương hiệu du lịch Việt Nam gồm: Thời gian, sự cam kết, sự mãnh liệt; sự huyền bí. Các giá trị của thương hiệu du lịch Việt Nam được truyền tải qua 4 dòng sản phẩm: Du lịch văn hóa, du lịch biển đảo, du lịch gắn với thiên nhiên và du lịch thành phố.

Bên cạnh đó, phát triển thương hiệu du lịch vùng trung du miền núi Bắc Bộ; vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc; vùng Bắc Trung Bộ; vùng duyên hải Nam Trung Bộ; vùng Tây Nguyên; vùng Đông Nam Bộ; vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Để đạt các mục tiêu trên, Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch đã đề ra nhiều giải pháp sau: xúc tiến quảng bá, truyền thông thương hiệu có hiệu quả và trọng tâm, phù hợp với các định hướng phát triển thị trường, phát triển sản phẩm và nhu cầu của các phân khúc thị trường mục tiêu; nghiên cứu, phát triển các dòng sản phẩm du lịch với các sản phẩm du lịch chủ đạo đặc thù ở các vùng, các địa phương gắn với các giá trị cốt lõi và thuộc tính của thương hiệu du lịch Việt Nam; lựa chọn, hỗ trợ một số địa phương xây dựng thương hiệu điểm đến, sản phẩm, dịch vụ du lịch đặc thù và mang tính cạnh tranh cao.

Bên cạnh đó, nhóm giải pháp thực hiện đồng bộ, dài hạn như: tuyên truyền và nâng cao nhận thức; cơ chế, chính sách và đầu tư; hỗ trợ các địa phương và doanh nghiệp du lịch; tăng cường năng lực quản lý; tăng cường liên kết và phối hợp liên vùng, liên ngành và hợp tác quốc tế.

Theo Chinhphu.vn

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai đón 88.290 lượt khách trong 5 ngày nghỉ lễ

Gia Lai đón 88.290 lượt khách trong 5 ngày nghỉ lễ

(GLO)- Theo báo cáo của Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai, trong 5 ngày của kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5 (từ 27-4 đến 1-5), tỉnh đón khoảng 88.290 lượt khách. Tổng doanh thu du lịch ước đạt 20,6 tỷ đồng, tăng 13% so với năm 2023.
Kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5: Tìm về thiên nhiên để “trốn nóng”

Kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5: Tìm về thiên nhiên để “trốn nóng”

(GLO)- Dịp lễ 30-4 và 1-5 năm nay rơi vào cao điểm của mùa nắng nóng. Mặc dù kỳ nghỉ kéo dài 5 ngày nhưng nhiều người vẫn ưu tiên chọn những điểm du lịch trong tỉnh để vui chơi, thư giãn thay vì đi xa. Lượng khách ngoài tỉnh đến Gia Lai cũng thấp hơn mọi năm, chủ yếu là các nhóm nhỏ hoặc gia đình.

Du lịch 'trốn nóng' lên ngôi

Du lịch 'trốn nóng' lên ngôi

Kỳ nghỉ lễ 30.4 - 1.5 chứng kiến nắng nóng gay gắt như đổ lửa trải dài từ Bắc vào Nam, nên những bãi biển mát lạnh hay vùng núi cao ngập cây xanh trở thành ưu tiên của nhiều gia đình đi chơi dịp này với quan điểm: Du lịch là phụ, trốn nóng là chính.
Bãi tắm trên sông Pô Cô hút khách dịp lễ

Bãi tắm trên sông Pô Cô hút khách dịp lễ

(GLO)-

Giữa núi rừng hùng vĩ tại xã Ia Dom (huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) có một bãi tắm được ví như “biển trên núi”. Trong dịp nghỉ lễ 30-4 và 1-5 này, bãi tắm ở dòng sông Pô Cô đã thu hút hàng ngàn lượt người đến vui chơi, thưởng ngoạn.

Người kể chuyện văn hóa qua cơm lam, gà nướng

Người kể chuyện văn hóa qua cơm lam, gà nướng

(GLO)- “Cơm lam, gà nướng không chỉ là món ăn mà còn chứa đựng câu chuyện về văn hóa của dân tộc Jrai. Vì vậy, tôi luôn nỗ lực để trở thành đầu bếp giỏi nhằm chuyển tải câu chuyện văn hóa ấy đến với mọi người qua ẩm thực”-ông Yaih (58 tuổi, làng Chuet Ngol, xã Chư Á, TP. Pleiku) bày tỏ.
Hoàng hôn buông trên cánh đồng Ngô Sơn

Hoàng hôn buông trên cánh đồng Ngô Sơn

(GLO)- Từ trên cao, cánh đồng Ngô Sơn (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh) đẹp tựa như một bức tranh. Dưới ánh hoàng hôn, từng thửa ruộng ánh lên sắc màu ấm áp, bình yên. Mời các bạn cùng ngắm nhìn vẻ đẹp của nơi này qua góc máy của tác giả Phạm Quý.
Homestay hút khách dịp lễ 30.4 - 1.5

Homestay hút khách dịp lễ 30.4 - 1.5

Chọn ở homestay nghỉ ngơi thư thái, tránh xa những điểm du lịch, khách sạn đông đúc, ồn ào và trải nghiệm khám phá thiên nhiên, đời sống người dân địa phương là lựa chọn của nhiều du khách dịp nghỉ lễ 30.4 - 1.5 năm nay.