Gia Lai: Sôi nổi cuộc thi nghề đan lát, dệt thổ cẩm và ẩm thực truyền thống

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sáng 29-4, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai đã khai mạc “Cuộc thi nghề đan lát, dệt thổ cẩm và ẩm thực truyền thống tạo ra các sản phẩm phục vụ du lịch năm 2025” tại khuôn viên Bảo tàng tỉnh.

Sự kiện thu hút đông đảo nghệ nhân và người dân đến từ các thôn, làng của 9 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh-những người có tay nghề giỏi trong lĩnh vực đan lát, dệt thổ cẩm và chế biến món ăn truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số.

Ở phần thi đan lát, các nghệ nhân tham gia với nhiều sản phẩm tinh xảo, từ gùi truyền thống có đế bằng gỗ, mẹt có đường kính 40cm đến những sản phẩm lưu niệm cách điệu như túi xách, bình đựng hoa, gùi lưu niệm nhỏ.

Đối với phần thi dệt thổ cẩm, các sản phẩm mang đậm nét văn hóa bản địa gồm khăn choàng nam, khăn điệu con, ví, túi xách dây đeo, khăn quàng cổ, khăn trải bàn.

Mỗi nghệ nhân phải nộp một sản phẩm hoàn chỉnh để trưng bày và một sản phẩm đã hoàn thiện 70% nhằm thể hiện quá trình làm thủ công truyền thống đúng quy cách. Ban tổ chức chấm điểm cả 2 sản phẩm hoàn chỉnh và dự thi theo các tiêu chí: tính ứng dụng, truyền thống, thẩm mỹ, sáng tạo đồng thời hỏi đáp về kỹ thuật thực hiện sản phẩm.

Phần thi ẩm thực cũng diễn ra đầy màu sắc với yêu cầu chuẩn bị một mâm cơm truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số. Mâm cơm phải có các món đặc trưng như cơm lam, gà nướng, cá nướng, thịt nướng, lá mì xào cà đắng, rau xào hoặc luộc, canh, rượu cần và hoa quả địa phương. Qua từng món ăn, các đội thi phải giới thiệu nét tinh tế và phong phú trong ẩm thực của buôn làng mình.

dscf4631.jpg
Ban tổ chức trao cờ lưu niệm cho các đơn vị tham gia cuộc thi. Ảnh: Hoàng Ngọc

Ban tổ chức sẽ trao các giải nhất, nhì, ba cho từng nội dung thi với giá trị lần lượt là 4 triệu đồng, 3 triệu đồng và 2 triệu đồng mỗi giải.

Cuộc thi được tổ chức nhằm cụ thể hóa nhiệm vụ phát triển du lịch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới, đồng thời phát huy thế mạnh nghề truyền thống và ẩm thực của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn trong phát triển du lịch.

Có thể bạn quan tâm

Mùa sen hồng nở rộ bên miệng núi lửa hồ Ia Băng

InfographicMùa sen hồng nở rộ bên miệng núi lửa hồ Ia Băng

(GLO)- Những đóa sen hồng đang vào mùa nở rộ, tỏa ngát hương bên hồ Ia Băng (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai)-miệng núi lửa đã ngủ yên hàng triệu năm. Đây cũng là thời điểm lý tưởng để du khách tìm về vùng đất này, chiêm ngưỡng vẻ đẹp hoang sơ của thiên nhiên hòa quyện cùng sự tinh khôi của sen hồng.

Trải nghiệm mới lạ với du lịch xanh

Trải nghiệm mới lạ với du lịch xanh

(GLO)- Xu hướng trải nghiệm mới lạ được Euronews (mạng lưới truyền hình tin tức toàn châu Âu) xếp đầu trong 7 xu hướng du lịch năm 2025. Du khách tìm kiếm những điểm đến hoang sơ, ít người biết đến để khám phá và kết nối sâu sắc với thiên nhiên.

Nam Trung bộ: Du lịch biển thiếu sức hút

Nam Trung bộ: Du lịch biển thiếu sức hút

Các tỉnh Nam Trung bộ có tiềm năng to lớn về du lịch biển nhờ có nhiều bãi tắm đẹp, cùng với hệ thống đảo, quần đảo, vịnh ven bờ nổi tiếng. Tuy vậy, hoạt động du lịch nhiều nơi còn phát triển manh mún, nhỏ lẻ, hạ tầng đầu tư chưa đồng bộ, dẫn đến quá tải, gây hệ lụy về môi trường.

Trải nghiệm du lịch cà phê

Trải nghiệm du lịch cà phê

Trải nghiệm cà phê là loại hình du lịch hiện đang nở rộ tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh, qua đó góp phần quảng bá, giới thiệu đặc sản cà phê Đắk Lắk và bảo tồn, khai thác bền vững các giá trị văn hóa địa phương.

Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch tăng cường công tác kiểm tra toàn diện ngành du lịch năm 2025

Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch tăng cường công tác kiểm tra toàn diện ngành du lịch năm 2025

(GLO)- Thứ trưởng Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch Hồ An Phong vừa ban hành kế hoạch kiểm tra việc chấp hành pháp luật và bảo đảm chất lượng trong hoạt động của các doanh nghiệp lữ hành, cơ sở lưu trú, khu du lịch, điểm du lịch và cơ sở đào tạo, hướng dẫn viên du lịch năm 2025.