Chư Prông giành giải nhất cuộc thi tay nghề ẩm thực truyền thống

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Tối 17-11, Sở Văn hoá-Thể thao và Du lịch Gia Lai tổ chức tổng kết, trao giải “Cuộc thi nghề đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm phục vụ du lịch và “Cuộc thi tay nghề ẩm thực du lịch truyền thống” tại khuôn viên Bảo tàng tỉnh. 

img-6906-3.jpg
Chị Rơ Lan Han-làng Phung, xã Biển Hồ (thứ 2 từ phải qua) giành giải nhất thi dệt thổ cẩm. Ảnh: MINH CHÂU

Ban tổ chức đã trao tổng cộng 6 giải trong “Cuộc thi nghề đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm phục vụ du lịch”. Nghệ nhân Rơ Lan Han (làng Phung, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) giành giải nhất nội dung dệt thổ cẩm; nghệ nhân Ksor Dâu (làng Ốp, phường Hoa Lư, TP. Pleiku) giành giải nhất thi nghề đan lát. Trị giá các giải thưởng nhất, nhì, ba lần lượt là là 4 , 3 và 2 triệu đồng.

Cuộc thi nằm trong các hoạt động của Ngày hội Văn hóa-Du lịch TP. Pleiku, thu hút 13 người dệt vải, 7 người đan lát của thành phố tham gia. Ban giám khảo chấm điểm sản phẩm dựa trên các tiêu chí như tính ứng dụng, tính truyền thống (hoa văn, chất liệu), tính thẩm mỹ (màu sắc, kiểu dáng), tính sáng tạo. Ngoài ra, mỗi nghệ nhân nộp trước cho ban tổ chức 1 sản phẩm đã hoàn thiện. Các sản phẩm đạt giải, ban tổ chức sẽ giữ lại để trưng bày, quảng bá trong các sự kiện văn hóa-du lịch trong và ngoài tỉnh.

img-6905-3.jpg
Phó giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hạnh trao giải nhất thi tay nghề ẩm thực truyền thống cho đội xã Ia Bang (huyện Chư Prông). Ảnh: MINH CHÂU

Ngoài ra, ban tổ chức đã trao 1 giải nhất, 2 giải nhì và 3 giải ba cho các đội tham gia “Cuộc thi tay nghề ẩm thực du lịch truyền thống”. Đội xã Ia Bang (huyện Chư Prông) xuất sắc giành giải nhất; xã Phú Cần (huyện Krông Pa) và xã Ia O (huyện Ia Grai) giành giải nhì; làng Kjang (xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang), xã Chư Glong (huyện Kông Chro) và xã Tú An (thị xã An Khê) cùng giành giải ba.

Cuộc thi tay nghề ẩm thực truyền thống thu hút 15 huyện, thị xã tham gia, mỗi đội thi có 5 người. Trong thời gian 2 giờ, các đội thi chuẩn bị một mâm cơm truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số gồm những món bắt buộc và tự chọn.

Các món bắt buộc gồm: cơm lam, gà nướng, cá suối nướng, rau xào hoặc luộc, canh, rượu cần. Ban tổ chức khuyến khích các đội thi chế biến món ăn từ nguyên liệu, đặc sản tại địa phương; đồng thời chấm điểm dựa trên các tiêu chí như: đủ số lượng món ăn, ngon, trình bày đẹp, sáng tạo và thuyết trình tốt.

Có thể bạn quan tâm

Định hình cực tăng trưởng du lịch rừng - biển

Định hình cực tăng trưởng du lịch rừng - biển

(GLO)- Việc hợp nhất hai tỉnh Gia Lai và Bình Định thành tỉnh Gia Lai (mới) không chỉ kiến tạo một không gian phát triển mới mà còn thúc đẩy ngành du lịch đột phá, với sự kết hợp khai thác tài nguyên du lịch rừng và biển, sẽ tạo ra chuỗi sản phẩm đa dạng, hấp dẫn.

Định hình cực tăng trưởng du lịch rừng - biển

Định hình cực tăng trưởng du lịch rừng - biển

Việc hợp nhất hai tỉnh Gia Lai và Bình Định thành tỉnh Gia Lai (mới) không chỉ kiến tạo không gian phát triển mới mà còn thúc đẩy ngành du lịch đột phá. Sự kết hợp khai thác tài nguyên du lịch rừng và biển sẽ tạo ra chuỗi sản phẩm đa dạng, hấp dẫn.

Xem phim rồi check-in Bàu Trắng

Xem phim rồi check-in Bàu Trắng

Những ngày qua, sau khi phim “Lật Mặt 8” mang tên “Vòng tay nắng” với những cảnh quay tại Khu du lịch Bàu Trắng (huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận) khởi chiếu tại các rạp thì ngày càng có nhiều người đến check-in hơn với các địa danh được nhắc đến trong phim.

Bánh hoa mai kẹp hạt

Bánh hoa mai kẹp hạt

Cơ sở sản xuất ngũ cốc, trà hoa Cô Ba Bình Định (phường Hoài Hảo, TX Hoài Nhơn) hiện cung ứng ra thị trường dòng sản phẩm mới mang tên bánh hoa mai kẹp hạt, được người tiêu dùng ưa chuộng nhờ hương vị tự nhiên, bổ dưỡng.
Cá đá sông Côn

Cá đá sông Côn

Người dân ở vùng núi huyện Vĩnh Thạnh vẫn gìn giữ một món ăn giản dị mà đậm đà bản sắc - cá đá nướng cuốn lá rừng. Cá đá là loài cá nhỏ sống trong các khe suối, ghềnh đá, nơi nước chảy xiết, trong vắt. 
Hvinh Nút làm du lịch cộng đồng. Ảnh: Ngọc Minh

Hvinh Nút làm du lịch cộng đồng

(GLO)- Phát huy tiềm năng, thế mạnh cảnh quan thiên nhiên cũng như bản sắc văn hóa dân tộc, anh Hvinh Nút (làng Đăk Asêl, xã Sơn Lang, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) phát triển mô hình du lịch cộng đồng, mở ra hướng làm kinh tế mới, gia tăng thu nhập, tạo việc làm cho người dân địa phương.

null