Phát triển thành công gel chữa lành vết thương làm từ rong biển, nước soda

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Sản phẩm mới được đánh giá có hiệu quả cao hơn so với các sản phẩm cùng loại hiện nay, đồng thời sử dụng nguyên liệu từ rong biển dạt vào bờ biển nên thân thiện hơn với môi trường.
Ảnh minh họa. Nguồn: norman regional

Ảnh minh họa. Nguồn: norman regional

Trường Đại học Khoa học Tokyo (Nhật Bản) đã phát triển thành công một loại gel chữa lành vết thương làm từ rong biển và nước có ga (soda).

Sản phẩm mới được đánh giá có hiệu quả cao hơn so với các sản phẩm cùng loại hiện nay, đồng thời sử dụng nguyên liệu từ rong biển dạt vào bờ biển nên thân thiện hơn với môi trường.

Trong những năm gần đây, liệu pháp “ướt” - phương pháp điều trị vết trầy xước và các vết thương khác bằng cách giữ ẩm và làm liền nhanh chóng mà không để lại sẹo, đã trở nên phổ biến so với phương pháp giữ “khô” hình thành vảy.

Tuy nhiên, vẫn có lo ngại rằng các loại gel dùng trong phương pháp này sẽ bị phồng lên khi hấp thụ dịch và tạm thời làm rộng vết thương.

Loại gel mới của Đại học Khoa học Tokyo được làm từ alginate - một thành phần của rong biển, canxi cacbonat, một thành phần của vỏ sò và nước soda. Các nhà khoa học đã nỗ lực nghiên cứu để làm loại gel mới này khó bị biến dạng hơn.

Trong thí nghiệm sử dụng trên vết thương nhân tạo của chuột, loại gel thông thường khiến vết thương tạm thời giãn ra trong quá trình chữa lành, nhưng với loại gel mới, vết thương vẫn giữ nguyên được kích thước ban đầu.

Theo các nhà khoa học, loại gel này có thể dễ dàng tổng hợp nên trong tương lai có thể sản xuất ngay tại chỗ trong phòng mổ, tùy thuộc vào kích thước và tình trạng vết thương. Ngoài ra, loại gel này cũng có thể trộn với các loại thuốc như thuốc kháng sinh để nâng cao hiệu quả điều trị.

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ khám bệnh cho chị Ksor Hlai (làng Chan, xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ). Ảnh: N.N

Bệnh lao tiềm ẩn trong cộng đồng

(GLO)- Mỗi năm, toàn tỉnh Gia Lai phát hiện khoảng 700 bệnh nhân lao. Hiện vẫn còn khoảng 40% bệnh nhân lao tiềm ẩn trong cộng đồng, là nguồn lây lan bệnh nếu không kịp thời điều trị. Ngoài ra, số bệnh nhân lao kháng thuốc gia tăng đang là gánh nặng trong công tác phòng-chống lao tại tỉnh.

Bác sĩ Khoa Nội-Nhi-Nhiễm (Trung tâm Y tế TP. Pleiku) thăm khám cho bệnh nhi mắc sốt xuất huyết. Ảnh: N.N

Bệnh truyền nhiễm diễn biến phức tạp

(GLO)- Từ đầu năm 2025 đến nay, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh Gia Lai diễn biến phức tạp, đặc biệt là bệnh sởi. Ngoài ra, năm nay còn được dự báo chu kỳ sốt xuất huyết có nguy cơ lây lan thành dịch. Trước tình hình đó, ngành Y tế đã chủ động tăng cường các biện pháp phòng ngừa.

5 khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra phòng chống bệnh sởi

5 khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra phòng-chống bệnh sởi

(GLO)- Theo thống kê của Bộ Y tế, từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận khoảng 40.000 trường hợp nghi sởi, 5 trường hợp tử vong liên quan đến sởi; số trường hợp nghi sởi ghi nhận cao nhất tại khu vực miền Nam (57%), miền Trung (19,2%), miền Bắc (15,1%), Tây Nguyên (8,7%).

Bộ Y tế họp khẩn toàn quốc về dịch sởi

Bộ Y tế họp khẩn toàn quốc về dịch sởi

(GLO)- Chiều 15-3, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác phòng-chống bệnh sởi. Tại điểm cầu trung ương, bà Đào Hồng Lan-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì hội nghị.