Phát triển các tour du lịch ngắn ngày phục vụ công nhân lao động

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Với lợi thế là một tỉnh có sản xuất công nghiệp phát triển, nhiều công nhân làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp, Đồng Nai có tiềm năng lớn để phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái rừng và du lịch văn hóa, lịch sử với các tour ngắn ngày, chi phí phải chăng phục vụ công nhân lao động.

 Ảnh chỉ có tính minh họa. (Ảnh: An Hiếu/TTXVN)
Ảnh chỉ có tính minh họa. (Ảnh: An Hiếu/TTXVN)


Tại Đồng Nai, các địa điểm du lịch không quá xa nhau, du khách có thể lựa chọn các điểm đến và đi về trong ngày, phù hợp với đối tượng du khách là công nhân tranh thủ đi du lịch vào dịp cuối tuần. Bên cạnh đó, các tuyến du lịch sinh thái này cũng không đòi hỏi chi phí quá lớn.

Vĩnh Cửu là một huyện được đánh giá là hội tụ nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái rừng và du lịch văn hóa, lịch sử ở Đồng Nai. Đến Vĩnh Cửu, du khách có thể tham quan Khu Bảo tồn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai, được trải nghiệm hoạt động đạp xe đường rừng để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của khu rừng tự nhiên đã được công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới.

Du khách cũng có thể đến di tích Trung ương cục miền Nam tìm hiểu về lịch sử hào hùng của quân và dân Nam bộ trong những năm chiến tranh chống Mỹ cứu nước. Ngoài ra, du khách có thể đi tham quan Đảo Ó - “viên ngọc” hoang dã giữa lòng hồ Trị An; tham quan Nhà máy Thủy điện Trị An và một số đảo, trải nghiệm tắm hồ Trị An, tìm hiểu bản sắc văn hóa của các dân tộc Chơro, Châu Mạ; thưởng thức các đặc sản như: bưởi Tân Triều, cá lăng, cá chình...

Tại buổi khảo sát tiềm năng du lịch của tỉnh do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Trung tâm Xúc tiến du lịch tỉnh Đồng Nai tổ chức mới đây, đại diện nhiều công ty trên địa bàn tỉnh cho biết thời gian tới sẽ tổ chức tour du lịch ngắn ngày cho công nhân, người lao động đến huyện Vĩnh Cửu để tham quan chiến khu Đ, rừng tự nhiên và hồ Trị An. Đồng thời, nhiều công ty du lịch dự kiến sẽ kết nối tour tham quan chiến khu Đ-hồ Trị An-rừng Quốc gia Nam Cát Tiên.

Nhằm tạo tinh thần thoải mái, nâng cao hiệu quả làm việc cho người lao động, nhiều doanh nghiệp ở Đồng Nai đã thường xuyên tổ chức các chuyến du lịch ngắn ngày cho người lao động, nhân viên toàn công ty.

Theo bà Đặng Thanh Thủy, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đồng Nai, toàn tỉnh có hơn 31 khu công nghiệp hoạt động, thu hút hơn 1 triệu lao động, đây là một thị trường khách du lịch lớn giúp Đồng Nai phát triển du lịch trong thời gian tới.

Tỉnh đã có chủ trương phát triển thị trường khách du lịch hướng tới đối tượng là công nhân, người lao động làm việc trong các khu công nghiệp. Do vậy, ngành Du lịch tỉnh Đồng Nai sẽ tập trung phát triển các tour du lịch ngắn ngày với chi phí thấp để đáp ứng nhu cầu của đối tượng du khách là công nhân, người lao động.

Trong sáu tháng đầu năm, tỉnh Đồng Nai đón hơn 2 triệu lượt du khách, tăng 9,4% so với cùng kỳ năm 2016. Tổng doanh thu từ du lịch đạt gần 649 tỷ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2016.

Lê Xuân (TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Giữ nghề để tạo dựng làng du lịch

Giữ nghề để tạo dựng làng du lịch

(GLO)- Hình thành những làng nghề truyền thống để tạo sinh kế bền vững, góp phần giữ rừng, làm du lịch là mục tiêu của Dự án đào tạo nghề đan lát, làm cung nỏ cho người Bahnar ở 3 ngôi làng Kon Jôt, Kon Nak, Kon Pơdram thuộc vùng đệm Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh.

Khách quốc tế tới Việt Nam tăng mạnh

Khách quốc tế tới Việt Nam tăng mạnh

Trong 4 tháng đầu năm nay, khách quốc tế đến Việt Nam đạt gần 7,7 triệu lượt người, tăng 24% so với cùng kỳ năm ngoái. Người châu Á đến Việt Nam du lịch nhiều nhất, đạt gần 6 triệu lượt người nhờ chính sách thị thực thuận lợi và tổ chức các ngày lễ lớn của dân tộc.

Ẩm thực truyền thống của người Bahnar đến từ làng du lịch cộng đồng Mơ Hra-Đáp (xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang). Ảnh: Hoàng Ngọc

Văn hóa "chắp cánh" cho du lịch Gia Lai

(GLO)- Cuộc thi nghề đan lát, dệt thổ cẩm và ẩm thực truyền thống phục vụ du lịch là dịp hội ngộ của những nghệ nhân giỏi tay nghề toàn tỉnh Gia Lai, đồng thời là hành trình khơi dậy kho tàng văn hóa, kết tinh thành sản phẩm quà tặng mang dấu ấn riêng của vùng đất cao nguyên.