Cảnh giác luận điệu kích động chia rẽ, phá hoại sự ổn định và phát triển của TN

Phát huy truyền thống 'sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Sự thực lịch sử, hai tiếng “đồng bào” thiêng liêng đã thành cốt cách và niềm tự hào trong văn hoá dân tộc Việt Nam. Hoàn toàn không phải như luận điệu bôi nhọ rằng “việc gọi các sắc tộc Tây Nguyên bằng từ “đồng bào” không che giấu được toan tính chính trị”, đả kích thành “đây là cách áp đặt văn hoá và mị dân”!

Đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt

Sự thực lịch sử, hai tiếng “đồng bào” thiêng liêng đã thành cốt cách và niềm tự hào trong văn hoá dân tộc Việt Nam. Hoàn toàn không phải như luận điệu bôi nhọ rằng “việc gọi các sắc tộc Tây Nguyên bằng từ “đồng bào” không che giấu được toan tính chính trị”, đả kích thành “đây là cách áp đặt văn hoá và mị dân”!

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành cho đồng bào các dân tộc Tây Nguyên tình cảm đặc biệt. Cách đây 77 năm, trong bức thư gửi Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam tại Pleiku, tỉnh Gia Lai, ngày 19/4/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay Êđê, Xê Đăng hay Ba Na và các dân tộc thiểu số khác, đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt.

Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau”. Ngày 30/11/1968, trong Điện gửi đồng bào, chiến sĩ và cán bộ Tây Nguyên, Bác khen ngợi: “Quân và dân Tây Nguyên, già trẻ, gái trai, Kinh, Thượng đoàn kết một lòng, luôn luôn nêu cao truyền thống anh hùng, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, thi đua diệt giặc, lập công, giữ gìn buôn rẫy, thu được những thành tích to lớn, cùng đồng bào cả nước đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”.

Cuộc sống thanh bình của bà con ở Đắk Lắk.

Cuộc sống thanh bình của bà con ở Đắk Lắk.

Người căn dặn: “Đồng bào và chiến sĩ Tây Nguyên đã đoàn kết càng phải đoàn kết chặt chẽ hơn nữa, cố gắng không ngừng, phát huy mạnh mẽ thắng lợi đã giành được, luôn luôn nêu cao cảnh giác, sẵn sàng đập tan mọi âm mưu của địch, ra sức củng cố và phát triển vùng giải phóng và phục vụ tiền tuyến”.

Bảo đảm các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển

Kế thừa giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc, chủ trương nhất quán của Đảng ta là phát huy, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên cơ sở bảo đảm các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp đỡ nhau cùng phát triển. Đây là luận điểm quan trọng, xuyên suốt, thể hiện tầm nhìn chiến lược.

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển năm 2011) nêu rõ: “Không ngừng củng cố, tăng cường đoàn kết: đoàn kết toàn Đảng, đoàn kết toàn dân, đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế. Thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau giữa các dân tộc, tạo mọi điều kiện để các dân tộc cùng phát triển, gắn bó mật thiết với sự phát triển chung của cộng đồng dân tộc Việt Nam”. Văn kiện Đại hội XIII của Đảng khẳng định: “Bảo đảm các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển... Có cơ chế thúc đẩy tính tích cực, ý chí tự lực, tự cường của đồng bào các dân tộc thiểu số phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện giảm nghèo đa chiều, bền vững. Chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, người có uy tín tiêu biểu trong vùng dân tộc thiểu số. Nghiêm trị mọi âm mưu, hành động chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc”.

Khu vực Tây Nguyên là địa bàn có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và đối ngoại. Do vậy, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết các dân tộc ở Tây Nguyên được xác định là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của Đảng, Nhà nước ta trong mọi thời kỳ cách mạng. Các chính sách phát triển kinh tế, xã hội được cụ thể hoá tại địa phương nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên, nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số.

Những năm qua, tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk triển khai thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số, làm cho đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo bền vững”; tỉnh Lâm Đồng ban hành Nghị quyết số 14-NQ/TU, ngày 8/10/2018 về phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2018 - 2025, định hướng đến năm 2030; tỉnh Kon Tum ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TU, ngày 16/2/2022 về bảo tồn và phát huy giá trị nghề truyền thống của các dân tộc thiểu số tại chỗ đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế các tỉnh Tây Nguyên ở mức khá, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện. Giai đoạn 2015 - 2020, tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình của tỉnh Đắk Lắk là 9,13%/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 2,87%/năm; tỷ lệ này ở tỉnh Kon Tum lần lượt là 9,7% và 4,05%.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình của tỉnh Gia Lai là 7,93%/năm, tỷ lệ hộ nghèo từ 19,71% (năm 2015) giảm còn dưới 4,5% (năm 2020), tỷ lệ hộ nghèo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số từ 40,1% giảm còn dưới 6,25%. Tại tỉnh Đắk Nông, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 8,02%/năm, tỷ lệ hộ nghèo (năm 2020) giảm 12,28% so với năm 2016; tỉnh Lâm Đồng, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân tăng 8,0%/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm sâu, toàn tỉnh hiện còn 1,75%.

Các địa phương chủ động ban hành và triển khai thực hiện nhiều chương trình, dự án đặc thù đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn như chương trình hành động thực hiện công tác dân tộc; chính sách đầu tư phát triển bền vững bon, buôn có đông đồng bào dân tộc thiểu số; xây dựng đề án về nâng cao chất lượng học sinh dân tộc thiểu số; chính sách hỗ trợ kinh phí cho học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số; chính sách hỗ trợ lãi suất vay vốn sản xuất, kinh doanh; triển khai xây dựng đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số. Thực hiện tốt chính sách người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số; thực hiện dân chủ ở cơ sở theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”.

Những thập niên gần đây, tôn giáo du nhập và phát triển mạnh trong các cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Các giá trị văn hóa, đạo đức có những tác động tích cực, làm phong phú đời sống văn hóa ở Tây Nguyên. Các tôn giáo tham gia tích cực vào các hoạt động xã hội, khôi phục không gian văn hóa truyền thống, bảo tồn ngôn ngữ, chữ viết của đồng bào Tây Nguyên.

Những giá trị văn hóa tôn giáo được một bộ phận đồng bào ở Tây Nguyên tiếp nhận và thực hành trong cuộc sống, từ đó góp phần đẩy lùi những hủ tục, tập quán lạc hậu. Cùng với quá trình mở rộng ảnh hưởng, các tổ chức tôn giáo cũng từng bước hội nhập, tiếp nhận trở lại những giá trị, bản sắc văn hóa dân tộc.

Xu thế hội nhập văn hóa dân tộc đã mang lại cho tôn giáo ở Tây Nguyên một diện mạo riêng, góp phần bảo tồn, gìn giữ giá trị văn hóa Tây Nguyên, làm phong phú văn hóa - nghệ thuật Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, đời sống tôn giáo ở Tây Nguyên cũng có những tác động bị các thế lực thù địch lợi dụng gây biến động phức tạp về chính trị, xã hội. Vì thế, việc thực hiện hiệu quả chính sách tôn giáo, dân tộc ở Tây Nguyên góp phần khơi dậy và nâng cao ý thức đoàn kết của đồng bào, từ đó làm thất bại âm mưu chia rẽ, kích động của các thế lực thù địch.

Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 6/10/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 nêu rõ những thành tựu nổi bật của các tỉnh Tây Nguyên, trong đó quy mô kinh tế của vùng tăng nhanh, năm 2020 gấp hơn 14 lần năm 2002 và 3,1 lần năm 2010.

Tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân giai đoạn 2002 - 2020 đạt gần 8%/năm, tốc độ tăng trưởng của các khu vực kinh tế đều cao nhất so với các vùng. GRDP bình quân đầu người năm 2020 đạt trên 48 triệu đồng, gấp 10,6 lần năm 2002. Giá trị văn hóa các dân tộc được bảo tồn, kế thừa và phát huy, một số di tích văn hóa lịch sử được tu bổ, tôn tạo…

Nghị quyết cũng nêu rõ những hạn chế, tồn tại, phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế. Tăng trưởng kinh tế thiếu bền vững, có xu hướng chậm lại; thu nhập bình quân đầu người tuy cải thiện song vẫn ở mức thấp; giảm nghèo chưa bền vững… Nghị quyết đề ra mục tiêu, tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2021 - 2030 đạt khoảng 7 - 7,5%.

Đến năm 2030, GRDP bình quân đầu người đạt khoảng 130 triệu đồng, tương đương 5.000 USD. Xây dựng nền văn hóa Tây Nguyên tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thống nhất trong đa dạng, tôn trọng các giá trị văn hóa khác biệt giữa các dân tộc, coi đây là động lực, nền tảng cho phát triển và hội nhập quốc tế của vùng. Ưu tiên bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa, giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số…

Lan tỏa về sức mạnh đoàn kết, chung sức đồng lòng

Không chỉ thể hiện sự quan tâm đặc biệt qua các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế, xã hội mà trong các thời kỳ cách mạng, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta đều dành thời gian đến thăm, kiểm tra thực tế và động viên bà con Tây Nguyên chăm lo sản xuất, ổn định đời sống.

Trong dịp kỷ niệm 88 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2018), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã về dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại xã Dur Kmăl, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk. Tổng Bí thư chia sẻ niềm vui mừng, phấn khởi về thăm và dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với bà con các dân tộc xã Dur Kmăl, vùng đất anh hùng, có truyền thống đấu tranh cách mạng lâu đời.

Tổng Bí thư mong muốn bà con các dân tộc ở Dur Kmăl, Krông Ana nói riêng cũng như đồng bào Tây Nguyên nói chung tiếp tục triển khai có hiệu quả các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; khẳng định Trung ương luôn tạo điều kiện để các địa phương xây dựng phát triển, kể cả cung cấp nguồn lực vật chất, kinh nghiệm, đào tạo cán bộ, ứng dụng khoa học kỹ thuật…

Làm việc với lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk, Tổng Bí thư ghi nhận những thành quả đạt được và lưu ý, cần quan tâm nhiều hơn đến đời sống dân sinh, đồng bào dân tộc thiểu số, cả những đồng bào các tỉnh miền núi phía Bắc đến đây sinh sống… “Những kết quả đạt được cần phát huy mạnh mẽ, không được chủ quan… Có những đánh giá tổng kết sâu sắc để đề ra những chương trình chiến lược nhằm xây dựng tỉnh Đắk Lắk thành trung tâm về kinh tế - chính trị - văn hóa xã hội của vùng Tây Nguyên” – Tổng Bí thư nêu rõ.

Trước đó, trong chuyến thăm Gia Lai vào tháng 4/2017, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trực tiếp xuống thăm cơ sở, gặp gỡ, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của bà con. Tổng Bí thư đến thăm nhân dân xã Ayun, nơi có gần 100% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số thuộc huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai.

Tổng Bí thư vào thăm gia đình thương binh Đinh Phi, hộ gia đình chính sách có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở làng Tung Ke 2, xã Ayun. Trong chuyến thăm này, nhà báo Lê Trí Dũng, phóng viên ảnh TTXVN đã ghi lại những bức ảnh chân thực, xúc động về người lãnh đạo cao nhất của Đảng giản dị ngồi trên bậc cửa của căn nhà lợp mái tôn, trò chuyện, tặng quà và ân cần thăm hỏi cuộc sống của thương binh Đinh Phi.

“Ngồi đối diện, người thương binh dân tộc thiểu số với ánh mắt tươi vui như muốn gửi trọn niềm tin của đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên với Đảng, thể hiện lòng Đảng, lòng dân gắn bó, mãi mãi đi theo con đường mà Đảng, Bác Hồ kính yêu và nhân dân ta đã lựa chọn. Những hình ảnh chân thực, giản dị đó có sức lan tỏa về sức mạnh đoàn kết, đồng lòng và sẽ còn mãi với thời gian” – nhà báo Lê Trí Dũng chia sẻ.

Từ chủ trương, đường lối, các quyết sách quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội đến những hình ảnh chân thực, sinh động thể hiện tình cảm, sự quan tâm, gắn bó sâu sắc của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với bà con các dân tộc Tây Nguyên cũng như niềm tin yêu của bà con với Đảng, Nhà nước, với các đồng chí lãnh đạo. Hiện thực đó bác bỏ những luận điệu sai trái, xuyên tạc của các thế lực xấu, vu cáo Đảng, Nhà nước “bỏ mặc đồng bào”, “phân biệt đối xử”, “đẩy vào đường cùng, buộc phải vùng lên”…

Do đó, chúng ta cần nâng cao nhận thức, nhận diện để tẩy chay, đấu tranh với âm mưu, hoạt động chống phá của kẻ xấu, để đồng bào các dân tộc Tây Nguyên đoàn kết, xây dựng cuộc sống ấm no ngay trên buôn làng mình, như lời Bác Hồ dạy năm xưa: “Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay Ê Đê, Xê Đăng hay Ba Na và các dân tộc thiểu số khác, đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau”.

Có thể bạn quan tâm

Cửu Trại Câu du ký

Cửu Trại Câu du ký

Nơi chúng tôi đến trong chuyến đi dài ngày lần này là vùng đất Cửu Trại Câu xinh đẹp, một trong những danh lam thắng cảnh của Tứ Xuyên, rất đắc địa về mặt phong thủy của Trung Hoa lục địa.

Những người 'vác tù và' bảo vệ rừng ở Yên Bái

Bảo vệ lá phổi xanh Mù Cang Chải

Dưới những tán rừng xanh ngát tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải ( Yên Bái), những năm trở lại đây, người dân xã Chế Tạo chủ động xã hội hóa từ nguồn dịch vụ môi trường rừng thành lập các tổ đội trực tiếp tuần tra, kiểm tra hàng tuần để bảo vệ những “lá phổi xanh” này.

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Ẩn sâu dưới những tán rừng xanh thẳm của Vườn quốc gia Vũ Quang là thế giới đầy sống động của vô số loài động vật quý hiếm. Để sở hữu cánh rừng già cổ thụ với hàng nghìn loài động vật, có những “chiến binh” đang ngày đêm thầm lặng bảo vệ kho báu khổng lồ giữa đại ngàn Trường Sơn.

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Bên đống bát đĩa vỡ toang, mọi người hì hụi chọn ra những cái tan nát nhất để thực hành một kỹ thuật thú vị trong nghệ thuật sơn ta, đó là thếp vàng - bạc, mục đích hàn gắn lại sản phẩm, che đi vết vỡ bằng kỹ thuật sơn thếp, dưới sự hướng dẫn của họa sĩ Nguyễn Xuân Lục.

Cán bộ an ninh gặp gỡ, tuyên truyền người dân không nghe kẻ xấu lôi kéo vượt biên. Ảnh: T.T

Buôn làng rộng lòng bao dung - Kỳ cuối: Thức tỉnh những người lầm lỡ

(GLO)-Giữa tháng 3-2024, Thiếu tướng Rah Lan Lâm-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh cùng đoàn công tác của Bộ Công an có chuyến sang Thái Lan để gặp gỡ những người dân tộc thiểu số Việt Nam đang cư trú bất hợp pháp ở 2 địa điểm thuộc huyện Bang Yai, tỉnh Nonthaburi.

Hậu phương người lính - điều chưa kể

Hậu phương người lính - điều chưa kể

LTS: Chấp nhận dấn thân và hy sinh để bảo vệ đất nước, những người lính Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nêu cao ý chí quyết tâm gìn giữ, tỏa sáng hình ảnh anh “Bộ đội Cụ Hồ” nơi tuyến đầu gian khó. Song ít ai biết rằng, phía sau họ là hy sinh thầm lặng, những nỗi niềm canh cánh của người hậu phương.