Phát hiện hiện vật người tiền sử niên đại 3.500-3.000 năm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Ngày 30-5, Sở VH-TT-DL tỉnh Đắk Nông cho biết đã có báo cáo kết quả khai quật điểm di chỉ khảo cổ học tại thôn 12 (xã Đắk Sin, huyện Đắk R’lấp, tỉnh Đắk Nông).

Trước đó, đầu tháng 5-2023, Bảo tàng tỉnh Đắk Nông phối hợp với Viện Khảo cổ học Việt Nam tiến hành khai quật di chỉ khảo cổ tại thôn 12. Qua đó, phát hiện khá lớn số lượng đồ gốm với 6.300 mảnh. Gốm tại di chỉ thôn 12 có độ dày trung bình từ 0,5-0,8cm, xương gốm thô màu đen có tỷ lệ bã thực vật cao, hai mặt miết láng, phần miệng trong ngoài có màu đen xám kiểu ánh chì...

Từ những kết quả ban đầu cho thấy, khu vực trên là một di chỉ khảo cổ học, là nơi cư trú, kiếm sống của các cư dân nguyên thủy thuộc giai đoạn hậu kỳ Đá mới - Sơ kỳ kim khí và có niên đại từ cách đây 3.500-3.000 năm.

Có thể bạn quan tâm

Bữa cơm cộng cảm

Bữa cơm cộng cảm

(GLO)- Bữa cơm cộng cảm thể hiện sự cảm thông của người Jrai trước biến cố xảy ra trong một gia đình nào đó. Điều đó xác nhận mối liên hệ giữa các thành viên cùng với sự thống nhất ý chí của cộng đồng.
Địa danh Pleiku nhìn từ bia ký Chăm

Địa danh Pleiku nhìn từ bia ký Chăm

(GLO)- Từ trước đến nay, địa danh Pleiku được cho là xuất phát từ Plơi Aku trong tiếng Jrai. Plơi (Plei) là làng, Aku (Ku) là cái đuôi. Plơi Aku là làng đuôi, sau đó biến đổi thành Pleiku. Dân gian có 2 truyền thuyết về địa danh Pleiku.
Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Để hiểu rõ hơn về loại trang phục độc đáo này, chúng tôi tìm đến nhà nghệ nhân ưu tú Y Der (61 tuổi, ở thôn Kon Sơ Tiu, xã Ngọk Réo, huyện Đăk Hà, Kon Tum)-một trong số ít những người ở xã Ngọk Réo còn biết làm trang phục từ vỏ cây.
Pleiku: Ra mắt đội cồng chiêng nữ làng Chuêt Ngol

Pleiku: Ra mắt đội cồng chiêng nữ làng Chuêt Ngol

(GLO)- Tối 7-3, UBND xã Chư Á (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ xã, Đoàn thanh niên xã tổ chức đêm hội cồng chiêng, ra mắt câu lạc bộ “Cồng chiêng, nhạc cụ truyền thống dân tộc nữ làng Chuêt Ngol”.