Phá rừng tự nhiên để trồng cây ngắn ngày

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Dù ngành chức năng đã triển khai nhiều biện pháp quyết liệt nhưng tình trạng đốt, phá rừng làm nương rẫy vẫn tái diễn, chưa có dấu hiệu giảm. Thậm chí một số trường hợp còn phá cả rừng tự nhiên, rừng dự án để trồng keo...
 

Điểm nóng Sơn Hòa

Theo Chi cục Kiểm lâm tỉnh Phú Yên, từ năm 2021 đến nay trên địa bàn tỉnh này xảy ra 62 vụ phá rừng với diện tích rừng bị xâm hại hơn 94 ha, trong đó đã chuyển xử lý hình sự 46 vụ. Tại Phú Yên, H.Sơn Hòa là địa phương nóng nhất về tình trạng phá rừng tự nhiên để trồng rừng kinh tế. Rừng kinh tế ở đây cũng là cây ngắn ngày, vài năm được trồng rồi cũng khai thác để trồng mới nên hạn chế chức năng giữ nước, giữ ẩm và điều hòa sinh thái.


 

Cả ngọn đồi bị phá trụi, chỉ còn trơ lại vài cây khô. Ảnh: Đức Nhật
Cả ngọn đồi bị phá trụi, chỉ còn trơ lại vài cây khô. Ảnh: Đức Nhật


Theo ông Phạm Đình Phụng, Phó chủ tịch UBND H.Sơn Hòa, một số người dân phá rừng không ồ ạt, diện tích lớn như trước đây mà họ phá rừng theo kiểu lấn dần. Do vậy, khi cơ quan chức năng phát hiện thì chỉ lập biên bản mà không xác định được đối tượng phá rừng để xử lý.

Liên quan các vụ phá rừng tại H.Sơn Hòa, đến nay cơ quan CSĐT Công an tỉnh Phú Yên đã khởi tố 21 bị can. Trong đó có 2 bị can Đặng Dương (kiểm lâm địa bàn) và Nguyễn Văn Hoài (cán bộ lâm nghiệp xã Sơn Định, H.Sơn Hòa) bị khởi tố về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Ông Lê Văn Bé, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Phú Yên, thừa nhận để xảy ra các vụ phá rừng trong thời gian vừa qua là trách nhiệm của kiểm lâm địa bàn và chính quyền cơ sở chưa thực hiện tốt vai trò, trách nhiệm của mình trong tham mưu cho địa phương về quản lý bảo vệ rừng kịp thời.

 

“Cạo trọc” nhiều mảng rừng

Theo ghi nhận của PV Thanh Niên tại H.Kon Plông (Kon Tum), nơi tình trạng phá rừng làm nương rẫy diễn biến khá phức tạp, hiện có nhiều mảng rừng đã bị cạo trọc. Trên các khoảnh đất ấy la liệt những thân gỗ to, nhỏ đã bị đốt cháy nham nhở. Dọc tỉnh lộ 676, tại Km 13 - 14, từng cánh rừng đã bị chặt phá tan hoang, thay vào đó là những nương rẫy cà phê, mì mọc lên.

Tại thôn Kon Tu Ma, xã Măng Cành (H.Kon Plông), tình trạng rừng bị triệt hạ càng khủng khiếp hơn. Nhiều nơi, những thân cây lớn có đường kính 30 - 80 cm vẫn còn nằm lăn lóc giữa nương rẫy. Thậm chí có những ngọn đồi bị phá sạch, chỉ còn trơ lại vài cây khô.

Trả lời Thanh Niên, ông Bùi Quốc Đổng, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm H.Kon Plông, cho biết điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa phương còn khó khăn. Trong khi đó, người dân sống gần rừng đa số còn nghèo, đời sống kinh tế, sinh hoạt còn phụ thuộc nhiều vào rừng, tập quán canh tác chủ yếu dựa vào điều kiện đất đai, tài nguyên tự nhiên sẵn có. Đó là những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng phá rừng làm nương rẫy.

“Ngoài ra, tổ công tác liên ngành quản lý bảo vệ rừng cấp xã nhiều lúc chưa sâu sát trong triển khai công tác quản lý bảo vệ rừng, quản lý lâm sản. Công tác phối hợp giữa kiểm lâm địa bàn, chủ rừng và các ban, ngành liên quan ở cơ sở có lúc chưa đồng bộ, hiệu quả”, ông Đổng nói.

Tại tỉnh Bình Định, tình trạng người dân xâm chiếm rừng, đất lâm nghiệp để trồng keo, bạch đàn… cũng thường xuyên xảy ra. Đầu năm 2022, các cơ quan chức năng H.Phù Mỹ đã kiểm tra, xác định có 17 ha đất rừng sản xuất tại xã Mỹ Trinh (do Ban Quản lý rừng phòng hộ H.Phù Mỹ quản lý) bị một số người tự ý xâm chiếm để trồng trái phép keo lai và bạch đàn. Ngày 22.2, UBND xã Mỹ Trinh đã phối hợp các ngành chức năng H.Phù Mỹ phá bỏ toàn bộ số cây do các hộ dân tự trồng trái phép tại khu vực này.

Còn tại H.An Lão (Bình Định), trong quá trình tuần tra, lực lượng làm nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng đã phát hiện một số hộ dân lén lút xâm chiếm rừng phòng hộ rồi trồng cây cau xen kẽ trên diện tích khoảng 20 ha. Ban Quản lý rừng phòng hộ H.An Lão đã lập kế hoạch phá bỏ toàn bộ diện tích cây cau trồng trái phép trong rừng phòng hộ trong năm nay.

Hết lấn chiếm đất rừng tự nhiên, một số người dân địa phương còn lấn chiếm cả diện tích rừng đang thực hiện dự án.

Tại Quảng Ngãi, người dân nhiều nơi cũng “cạo trọc” cả rừng dự án, trong đó có dự án KFW6 (dự án khôi phục rừng và quản lý rừng bền vững) để trồng cây keo nguyên liệu. Nổi cộm nhất là khu vực rừng trên đỉnh núi Hóc Cài thuộc xã Hành Thiện, H.Nghĩa Hành - nơi có rừng tự nhiên được trồng bổ sung cây bản địa để làm chức năng phòng hộ, thì bị nhiều người chặt hạ, đốt, phá để trồng keo.

Ở TX.Đức Phổ (Quảng Ngãi) cũng diễn ra tình trạng rừng dự án KFW6 bị người dân nhận chăm sóc rồi phá đi để trồng cây nguyên liệu. Trên địa bàn TX.Đức Phổ có 4 xã trồng rừng dự án KFW6 gồm: Phổ Cường, Phổ Khánh, Phổ Thạnh và Phổ Châu với tổng diện tích hơn 1.300 ha, trong đó có 630 ha rừng khoanh nuôi trồng bổ sung giao cho người dân quản lý. Thế nhưng khi dự án kết thúc năm 2014 thì nhiều người quay ra phá rừng dự án để trồng keo.

Ông Phạm Duy Hưng, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Ngãi, cho biết để ngăn chặn nạn phá rừng trồng mì, trồng keo, ngoài xử lý hành chính, ngành chức năng Quảng Ngãi còn xử lý hình sự. Điển hình là vụ Cơ quan CSĐT Công an H.Ba Tơ đã khởi tố vụ án hình sự, khởi tố 2 bị can Phạm Văn Cương (28 tuổi) và Phạm Văn Sa (25 tuổi, cùng ở H.Ba Tơ) về tội hủy hoại rừng tự nhiên.

Theo ông Hưng, người dân phá rừng để trồng keo, trồng mì chủ yếu là người đồng bào dân tộc thiểu số nên họ không có kiến thức để nhận biết được hành vi vi phạm của mình. Thời gian tới, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Ngãi sẽ cùng chính quyền địa phương đi đến tận các thôn, làng đồng bào thiểu số để trao đổi, giúp họ nhận thức tốt hơn.

 

Rừng xã Sơn Long, H.Sơn Tây (Quảng Ngãi) bị phá làm nương rẫy. Ảnh: Phạm Anh
Rừng xã Sơn Long, H.Sơn Tây (Quảng Ngãi) bị phá làm nương rẫy. Ảnh: Phạm Anh


Hơn 100 ha rừng thông, chỉ sót lại… 1 cây

Năm 2014, UBND tỉnh Kon Tum phê duyệt 2 dự án trồng rừng với diện tích 100 ha dọc QL24 qua xã Pờ Ê (H.Kon Plông), do Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Kon Plông làm chủ đầu tư. Dự án có tổng kinh phí đầu tư hơn 7,1 tỉ đồng, chủng loại cây trồng là thông, với mục tiêu phát triển được 100 ha rừng.

 


Diện tích rừng liên tục bị thu hẹp không chỉ bởi vấn nạn phá rừng làm nương rẫy, mà còn do việc xây dựng các công trình thủy điện.

Riêng tại Kon Tum, đến nay trên địa bàn tỉnh này đã quy hoạch 81 công trình thủy điện khiến 1.100 ha đất rừng bị ảnh hưởng. Trong đó diện tích rừng sản xuất là trên 951 ha, rừng phòng hộ 43 ha, rừng đặc dụng 163 ha.


Tuy nhiên chỉ 1 năm sau, khi vừa nghiệm thu xong, do giá mì tăng cao khiến một số người dân rủ nhau chặt phá rừng thông trong dự án để lấn chiếm lấy đất sản xuất. Đến thời điểm hiện tại, hơn 100 ha rừng thông trồng đã bị xóa sổ chỉ còn sót lại… 1 cây, tất cả diện tích đất đã bị người dân lấn chiếm để trồng mì.

Trả lời Thanh Niên, ông Lê Ngọc Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum, cho biết địa phương sẽ chỉ đạo các sở, ban ngành tiến hành rà soát, xác định chính xác các “điểm nóng” về vi phạm luật Lâm nghiệp, nắm chắc thông tin các đối tượng phá rừng, khai thác lâm sản trái pháp luật, xử lý kịp thời. Ngoài ra, cũng cần làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan, nhất là cán bộ thiếu trách nhiệm, tiêu cực, bao che, tiếp tay các hành vi vi phạm.

(còn tiếp)

Theo Thanh Niên (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Những ngày đầu đất nước thống nhất, Tây Nguyên vẫn chưa được yên ổn bởi sự quấy phá của tổ chức phản động Fulro. Bộ Công an đã tăng cường một tiểu đoàn tinh nhuệ gồm 310 quân vào Tây Nguyên. Một nhân chứng sống trực tiếp chiến đấu đã chia sẻ cùng Tiền Phong cuộc chiến đẩy lùi “bóng ma” Fulro.
Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

(GLO)- Trong những bưu thiếp đơn sơ và bị kiểm duyệt gắt gao từ phía chính quyền bờ Nam chứa đựng biết bao điều mà niềm nhớ nhung khắc khoải của người xa xứ đã lầm lỡ nghe theo lời dụ dỗ và ép buộc của kẻ thù mà rời xa quê hương.

Ký ức 30/4

Ký ức 30/4

Đã 49 năm trôi qua, kể từ Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), nhưng với những người lính “Bộ đội Cụ Hồ” ký ức ngày 30/4/1975 không thể nào quên.
Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

(GLO)- Giữa tiết trời nóng nực hơn 40℃, trên những ngọn núi, triền đồi, lực lượng bảo vệ rừng Gia Lai vẫn kiên nhẫn sải bước tuần tra. Khó khăn của thực tại là động lực để họ vượt lên nhằm ngăn ngừa "bà hỏa", giữ màu xanh của rừng cho mai sau.

Khát vọng phồn vinh

Khát vọng phồn vinh

Đất nước ta đã bước qua cánh cửa đói nghèo nhưng sự thịnh vượng của dân tộc vẫn còn ở phía trước, rất cần sự chung tay góp sức của mọi con dân nước Việt, nhất là thế hệ trẻ.
Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

“Rừng khuya im lặng như tờ, không một tiếng chim kêu, không một tiếng lá rụng hay một ngọn gió nào đó khẽ rung cành cây…”, tôi đọc đoạn nhật ký của bác sĩ Đặng Thùy Trâm trước giờ vào khu vực núi Chúa, nơi đang thi công hầm xuyên núi thuộc dự án cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn.
Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Ở TP.HCM, có những người dành hơn nửa đời để làm đẹp khuôn mặt, mái đầu cho thiên hạ. Không biển hiệu, không tiện nghi hiện đại và chỉ với chiếc ghế bành sờn da, chiếc gương cũ và bộ đồ nghề, nhiều năm qua những người thợ cắt tóc vỉa hè đã góp phần làm nên một nét văn hóa rất đặc trưng của TP.HCM.
Người trở về

Người trở về

Sự trở về là minh chứng sinh động cụ thể nhất cho việc vượt qua định kiến và mặc cảm về những gì họ đã từng nghĩ, từng hành động.