Pfizer yêu cầu khó với FDA về liều vắc-xin thứ 3

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Hãng dược phẩm Pfizer hôm 9-11 cho biết đã yêu cầu Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cho phép tiêm liều vắc-xin tăng cường ngừa Covid-19 đối với tất cả người Mỹ từ 18 tuổi trở lên.
Liều vắc-xin thứ 3, được Pfizer phát triển cùng đối tác BioNTech của Đức, trước đó đã được FDA cho phép sử dụng ở người cao tuổi và người có nguy cơ mắc bệnh 6 tháng sau khi họ tiêm đủ hai mũi. Theo dữ liệu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ, hơn 25 triệu người Mỹ đã tiêm liều bổ sung của một trong 3 loại vắc-xin Moderna, Pfizer, Johnson & Johnson tính đến hôm 8-11.
Pfizer cho hay họ đang yêu cầu FDA phê duyệt đề xuất trên sau khi dữ liệu nghiên cứu trên hơn 10.000 người cho thấy liều bổ sung là an toàn và hiệu quả.
 
Hơn 25 triệu người Mỹ đã tiêm liều bổ sung. Ảnh: Reuters
Hơn 25 triệu người Mỹ đã tiêm liều bổ sung. Ảnh: Reuters
Theo tờ New York Times trích các nguồn tin giấu tên, FDA có thể chấp thuận yêu cầu của Pfizer trước Lễ Tạ ơn ngày 25-11. Tiêm nhắc lại vốn là chủ đề gây tranh cãi đối với các nhà khoa học đặc biệt là khi nhiều người ở Mỹ và các nơi khác trên thế giới vẫn chưa được tiêm liều vắc-xin đầu tiên.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) kêu gọi các quốc gia giàu có ngừng tiêm tăng cường trong khi một số nhà khoa học cho biết họ không tin rằng hầu hết người Mỹ cần liều bổ sung lúc này.
Trong nỗ lực chạy đua sản xuất các loại vắc-xin ngừa Covid-19, Trưởng nhóm khoa học WHO Soumya Swaminathan bày tỏ hy vọng vào các loại vắc-xin ngừa Covid-19 "thế hệ thứ hai", bao gồm dạng xịt mũi và dạng uống.
Bà Soumya Swaminathan hôm 9-11 cho biết có 129 loại vắc-xin đang thử nghiệm lâm sàng trên người và 194 loại khác đang được nghiên cứu trong phòng thí nghiệm. Theo bà Swaminathan, một số loại vắc-xin thuộc thế hệ thứ hai có thể mang nhiều lợi thế, nhất là vắc-xin dạng uống hay dạng xịt mũi bởi chúng dễ được đưa vào cơ thể hơn vắc-xin dạng tiêm.
WHO đến nay đã cấp phép sử dụng khẩn cấp 7 loại vắc-xin ngừa Covid-19 là Pfizer/BioNTech, Moderna, AstraZeneca, Johnson & Johnson, Sinopharm, Sinovac và tuần trước là Bharat Biotech. Bà Swaminathan nhấn mạnh không có loại vắc-xin nào hiệu quả 100%, không ai tuyên bố vắc-xin có khả năng bảo vệ 100% nhưng 90% đã là con số tuyệt vời.
Theo bà Swaminathan, những loại vắc-xin mà WHO phê duyệt vẫn chưa có bất kỳ tín hiệu đáng lo ngại nào đến mức cần xem xét lại.
Xuân Mai (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

Sáng 27-3, Sở Y tế TPHCM cho biết, hiện có 22 phường, xã thuộc Quận 1, 4 và huyện Củ Chi đủ điều kiện công bố hết dịch sởi, Sở Y tế đã có báo cáo và đề nghị UBND TPHCM ban hành quyết định công bố hết dịch sởi tại các phường xã này theo quy định.

Bác sĩ Khoa Nội-Nhi-Nhiễm (Trung tâm Y tế TP. Pleiku) thăm khám cho bệnh nhi mắc sốt xuất huyết. Ảnh: N.N

Bệnh truyền nhiễm diễn biến phức tạp

(GLO)- Từ đầu năm 2025 đến nay, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh Gia Lai diễn biến phức tạp, đặc biệt là bệnh sởi. Ngoài ra, năm nay còn được dự báo chu kỳ sốt xuất huyết có nguy cơ lây lan thành dịch. Trước tình hình đó, ngành Y tế đã chủ động tăng cường các biện pháp phòng ngừa.

Bác sĩ Kiều Văn Bước (bìa trái) sẵn sàng chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và hỗ trợ, hướng dẫn các y-bác sĩ trẻ trong quá trình công tác. Ảnh: N.N

Bác sĩ Kiều Văn Bước: Tận tâm với người bệnh

(GLO)- Với bề dày kinh nghiệm, trình độ chuyên môn sâu và giàu lòng nhân ái, bác sĩ chuyên khoa II Kiều Văn Bước-Trưởng khoa Hồi sức tích cực chống độc (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai) không chỉ là trụ cột tinh thần cho đồng nghiệp mà còn là ân nhân của rất nhiều người bệnh.