Pfizer xin cấp phép sử dụng vaccine cho trẻ từ 5-11 tuổi tại Canada

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Canada sẽ chỉ phê duyệt sử dụng vaccine cho trẻ từ 5-11 tuổi nếu các đánh giá khoa học độc lập và kỹ lưỡng tất cả dữ liệu đệ trình cho thấy lợi ích của vaccine lớn hơn rủi ro đối với nhóm tuổi này.
 
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 của hãng Pfizer-BioNTech cho trẻ 12 tuổi tại Tel Aviv, Israel ngày 6/6/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 của hãng Pfizer-BioNTech cho trẻ 12 tuổi tại Tel Aviv, Israel ngày 6/6/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Các hãng dược Pfizer (Mỹ) và BioNTech (Đức) ngày 18/10 đã đệ trình hồ sơ đề nghị Bộ Y tế Canada phê duyệt sử dụng vaccine ngừa COVID-19 do hai hãng này phối hợp bào chế để tiêm cho trẻ trong độ tuổi từ 5-11.
Tuyên bố của Pfizer/BioNTech và Chính phủ Canada cho biết đây là lần đầu tiên Bộ Y tế Canada nhận được hồ sơ đề nghị phê duyệt sử dụng vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ trong độ tuổi từ 5-11.
Hồ sơ đề nghị được đệ trình dựa trên dữ liệu thử nghiệm vaccine đối với 2.268 trẻ trong độ tuổi này, với liều lượng giảm xuống còn 10 microgram vaccine một mũi tiêm, chỉ bằng 1/3 liều lượng tiêu chuẩn.
Bộ Y tế Canada cho biết sẽ chỉ phê duyệt sử dụng vaccine cho trẻ từ 5-11 tuổi nếu các đánh giá khoa học độc lập và kỹ lưỡng tất cả dữ liệu đệ trình cho thấy lợi ích của vaccine lớn hơn rủi ro đối với nhóm tuổi này.
Hiện, Canada cho phép sử dụng vaccine của Pfizer/BioNTech cho người từ 12 tuổi trở lên.
Đầu tháng này, Pfizer/BioNTech cũng đã đề nghị phê duyệt tiêm vaccine cho trẻ từ 5-11 tuổi tại Mỹ.
Cùng ngày 18/10, Ủy ban về các sản phẩm thuốc dùng cho người (CHMP) thuộc Cơ quan Quản lý dược phẩm châu Âu (EMA) đã phê duyệt thêm 2 cơ sở mới sản xuất vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer/BioNTech. Ngoài ra, cơ quan này cũng phê duyệt công thức mới cho loại vaccine trên.
Trong thông báo, CHMP cho biết các địa điểm sản xuất mới gồm một cơ sở ở Monza (Italy) do hãng dược phẩm Patheon Italia S.p.A. vận hành và một cơ sở ở Anagni (cũng ở Italy) do hãng dược Catalent Anagni S.R.L vận hành.
Cả 2 cơ sở này sẽ sản xuất vaccine thành phẩm, dự kiến sẽ cung cấp thêm 85 triệu liều vaccine cho các nước EU trong năm nay. Quyết định trên không cần được Ủy ban châu Âu phê chuẩn và các cơ sở này có thể ngay lập tức đi vào hoạt động.
Bên cạnh đó, CHMP đã phê duyệt công thức mới tiện dụng hơn cho vaccine của Pfizer/BioNTech. Công thức này không cần pha loãng trước khi sử dụng, sẽ được đóng gói trong hộp 10 lọ vaccine (tương đương 60 liều) và có thể được bảo quản ở nhiệt độ 2-8 độ C trong tối đa 10 tuần.
Công thức cô đặc đang được sử dụng hiện tại yêu cầu pha loãng trước khi tiêm, được đóng gói trong hộp 195 lọ (tương đương 1.170 liều) và có thể được bảo quản ở nhiệt độ 2-8 độ C trong tối đa một tháng.
Những điểm khác biệt này sẽ giúp cải thiện công tác bảo quản, vận chuyển và logistic để đảm bảo việc phân phối và tiêm vaccine. Công thức mới sẽ được áp dụng theo từng giai đoạn, bắt đầu từ đầu năm 2022.
Cùng ngày, phóng viên TTXVN tại Tel Aviv dẫn Đài Sputnik cho biết Israel đang nghiên cứu cơ chế thử nghiệm cho phép nhập cảnh đối với những du khách đã tiêm vaccine Sputnik V phòng COVID-19. Cơ chế này sẽ được trình lên Thủ tướng Israel xem xét vào ngày 20/10.
Nguồn tin trên khẳng định: “Kể từ ngày 1/11, Israel sẽ tiếp nhận mọi du khách nước ngoài đã được tiêm phòng các vaccine được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công nhận. Hiện vaccine Sputnik V của Nga chưa nằm trong danh sách, nhưng nhờ nỗ lực của Bộ Du lịch Israel và sau các cuộc họp gần đây, sẽ có một cơ chế thử nghiệm. Cơ chế này sẽ được trình lên Thủ tướng vào ngày 20/10."
Cũng theo nguồn tin trên, du khách nhập cảnh Israel sẽ được yêu cầu làm xét nghiệm PCR và xét nghiệm huyết thanh, thường sẽ mất dưới 48 tiếng.
Trước đó, báo chí địa phương cho biết Bộ Du lịch Israel đang xem xét đề xuất sớm mở cửa biên giới trở lại để đón khách du lịch nước ngoài đã được tiêm vaccine ngừa COVID-19. Bộ trưởng Du lịch Konstantin Razvozov cho biết bộ này cũng đang nghiên cứu cơ chế cho phép du khách Nga nhập cảnh Israel.
Vũ Hội-Ngọc Hà (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

Sáng 27-3, Sở Y tế TPHCM cho biết, hiện có 22 phường, xã thuộc Quận 1, 4 và huyện Củ Chi đủ điều kiện công bố hết dịch sởi, Sở Y tế đã có báo cáo và đề nghị UBND TPHCM ban hành quyết định công bố hết dịch sởi tại các phường xã này theo quy định.

Bác sĩ Khoa Nội-Nhi-Nhiễm (Trung tâm Y tế TP. Pleiku) thăm khám cho bệnh nhi mắc sốt xuất huyết. Ảnh: N.N

Bệnh truyền nhiễm diễn biến phức tạp

(GLO)- Từ đầu năm 2025 đến nay, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh Gia Lai diễn biến phức tạp, đặc biệt là bệnh sởi. Ngoài ra, năm nay còn được dự báo chu kỳ sốt xuất huyết có nguy cơ lây lan thành dịch. Trước tình hình đó, ngành Y tế đã chủ động tăng cường các biện pháp phòng ngừa.

Bác sĩ Kiều Văn Bước (bìa trái) sẵn sàng chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và hỗ trợ, hướng dẫn các y-bác sĩ trẻ trong quá trình công tác. Ảnh: N.N

Bác sĩ Kiều Văn Bước: Tận tâm với người bệnh

(GLO)- Với bề dày kinh nghiệm, trình độ chuyên môn sâu và giàu lòng nhân ái, bác sĩ chuyên khoa II Kiều Văn Bước-Trưởng khoa Hồi sức tích cực chống độc (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai) không chỉ là trụ cột tinh thần cho đồng nghiệp mà còn là ân nhân của rất nhiều người bệnh.